Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017


Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, các thế lực thù địch đã và đang sử dụng mọi thủ đoạn thâm độc. Trong đó, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để vu cáo, xuyên tạc Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, hòng tạo phản ứng tiêu cực trong một bộ phận chức sắc và tín đồ tôn giáo là một thủ đoạn mà chúng thường dùng.
DQ.Psy11
Ở Việt Nam, quyền tự do tôn giáo được khẳng định bằng luật pháp. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và tôn giáo. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc”; từ đó, kiên trì chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của mọi người dân và đã đạt được những kết quả tốt đẹp. Các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam phát triển tích cực, ổn định; đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
Quán triệt, kế thừa, phát triển quan điểm tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Người, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện chủ chương, cơ chế, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân thực hành quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945, Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trong bản Hiến pháp đầu tiên của một nước Cộng hòa non trẻ đã khẳng định: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (tại Điều 1, Chương 1); hay: “Công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng” (tại Điều 10, Chương 2).
Quyền tự do tín ngưỡng của công dân không chỉ thể hiện trong văn bản pháp quy có giá trị cao nhất mà Đảng ta đã dành những sự ưu ái, tin tưởng đặc biệt đối với đồng bào, nhân sỹ, trí thức là người các tôn giáo thể hiện trong thành phần nội các Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc bấy giờ (có nhiều vị Bộ trưởng, Cố vấn của Chính phủ là người theo các tôn giáo).
Đến bản Hiến pháp năm 1959, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được tái khẳng định và cụ thể hóa, tại Điều 26 quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Trong bản Hiến pháp này, quyền tự do tín ngưỡng đã được mở rộng theo hướng công dân được “theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Điều này cho thấy tự do tín ngưỡng không chỉ là quyền theo tôn giáo mà còn có cả quyền không theo tôn giáo.
Từ đó đến nay, trong các kỳ Đại hội VIII, IX, X, XI, XII những quan điểm về tôn giáo dần được bổ sung và từng bước hoàn thiện. Những quan điểm được các Đại hội Đảng nêu ra và được thể hiện trong các văn bản pháp luật cho thấy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng quyền tự do tôn giáo, chủ trương lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu vì "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng để gắn bó giữa đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Các tín đồ tôn giáo là một phần không thể thiếu trong cộng đồng người Việt Nam, được hưởng mọi quyền lợi của một công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua nhiều tôn giáo đã ra đời và được pháp luật Nhà nước Việt Nam công nhận. Tính đến nay, cả nước có 12 tôn giáo với trên 22 triệu tín đồ, 80 nghìn chức sắc, nhà tu hành, 32 tổ chức và trên 25 nghìn nơi thờ tự. Sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra sôi nổi và đang có chiều hướng gia tăng. Lễ Nôen, lễ Phật đản cũng như những lễ trọng khác của các tôn giáo và tín ngưỡng dân gian trở thành ngày hội chung của toàn dân, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng ấy được chính quyền các địa phương tạo điều kiện đáp ứng. Việc xây dựng, sửa chữa, tu bổ nơi thờ tự diễn ra khắp nơi. Nhiều chính quyền địa phương còn cấp đất cho giáo hội làm nơi thờ tự, sinh hoạt tôn giáo.
Tuy nhiên, một số tổ chức và cá nhân vẫn luôn luôn có âm mưu đen tối chống lại Đảng, Nhà nước Việt Nam. Chúng ra sức kích động chức sắc, tín đồ tôn giáo trong nước chống đối, gửi “thỉnh nguyện thư” lên các tổ chức “dân chủ”, “nhân quyền” quốc tế đề nghị can thiệp, đòi Nhà nước Việt Nam trả tự do cho số đối tượng vi phạm pháp luật bị chính quyền xử lý mà họ gọi là “tù nhân lương tâm”. Cá biệt,ngày 08 tháng 12 năm 2016 Trần Gia Phụng (trú tại Canada) tuyên truyền vu khống các cơ quan chức năng Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo”, xuyên tạc Đảng, Nhà nước ta “dùng bạo lực để đàn áp giáo dân” để tuyên truyền, cổ súy tư tưởng đa nguyên, đa đảng, thực hiện cái gọi là “xã hội dân sự”, nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, gây phức tạp an ninh, trật tự, an toàn xã hội, v.v. Đó là hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn đối với một quốc gia có chủ quyền.
Ngài có biết rằng, Ở Việt Nam, tín đồ và chức sắc các tôn giáo đã và đang yên tâm hành đạo và tin tưởng ở chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo của Ðảng, Nhà nước ta. Họ gắn bó với quốc gia, dân tộc theo đường hướng: “Ðạo pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, thực hiện “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, “nước vinh, đạo sáng”, với tấm lòng “kính Chúa yêu nước”, vừa hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc, vừa làm tròn bổn phận của một tín đồ đối với tôn giáo. Hàng chục triệu tín đồ các tôn giáo khác nhau đã, đang và tiếp tục cùng nhau và cùng toàn dân tìm thấy sự tương đồng, mẫu số chung ở mục tiêu phấn đấu cho: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Những chủ trương, chính sách và thành công trong việc thực hiện chính sách đối với tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong những năm qua là lớn lao, không thể phủ nhận. Thực tiễn đã trả lời cho câu hỏi, nếu Việt Nam hạn chế tôn giáo, vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo thì các tổ chức tôn giáo có thể xác lập được vị trí, phát triển ổn định và các tôn giáo ở Việt Nam có thể hội nhập toàn cầu như hiện nay hay không?
Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo lại sôi nổi, mạnh mẽ và được quan tâm như hiện nay. Và, chưa thời kỳ nào mà Đảng, Nhà nước ta lại xây dựng được hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo đầy đủ và hoàn thiện như ngày nay. Điều đó chứng tỏ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm toàn diện trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng; chưa bao giờ có chủ trương cản trở hoạt động tôn giáo bình thường của nhân dân, lại càng không hề có sự kỳ thị, chèn ép, phân biệt đối xử, cấm đoán quyền tự do tôn giáo của công dân. Tất cả các tín đồ tôn giáo, chức sắc, chức việc, các giáo hội, giáo phận… ở Việt Nam đều thừa nhận quyền tự do này luôn được Nhà nước tôn trọng. Đây là một thực tế không thể xuyên tạc!
Ngài cũng cần biết, bên cạnh việc tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của công dân, chủ trương của Đảng, luật pháp của Nhà nước Việt Nam cũng đồng thời nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng tôn giáo phá hoại độc lập và đoàn kết dân tộc, chống phá chủ nghĩa xã hội, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân; đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, v.v.”. Cũng như mọi quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam không cho phép bất kỳ tôn giáo nào được phép đứng ngoài luật pháp, đứng ngoài dân tộc, đứng trên lợi ích quốc gia. Một yêu cầu khách quan đặt ra trong đời sống tôn giáo ở Việt Nam là dù nội sinh hay ngoại sinh, các tôn giáo muốn phát triển đều phải hòa đồng với dòng chảy văn hóa của dân tộc và phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Khi xem xét, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, một trong những yêu cầu cơ bản mà Nhà nước Việt Nam đặt ra là trong sáng, vô tư, không có sự phân biệt hay đối xử thiên vị giữa các tôn giáo. Thực tế ở Việt Nam không có hiện tượng chống tín ngưỡng, tôn giáo, mà chỉ chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, gây rối trật tự công cộng, xâm phạm an ninh quốc gia. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không phải là quyền vô giới hạn, vì vượt qua phạm vi nào đó sẽ lại vi phạm vào quyền chính đáng của những người khác. Tự do theo nghĩa chân chính là tự do của người này, cộng đồng này không vi phạm đến tự do của người khác và cộng đồng khác. Chẳng có quốc gia nào mà cá nhân và tổ chức tôn giáo được hoạt động ngoài vòng pháp luật của quốc gia đó.
Do đó, một lần nữa các ngài cần hiểu, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam thực sự được coi trọng, bảo đảm ngày một tốt hơn, toàn diện hơn. Các tôn giáo ở Việt Nam dù nội sinh hay ngoại nhập, muốn phát triển được đều phải hòa đồng với văn hóa dân tộc và phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Đây là yêu cầu khách quan, bởi lẽ không một tôn giáo nào được phép đứng ngoài quốc gia, dân tộc và đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Lợi ích quốc gia là cao nhất, trong đó có lợi ích của các tôn giáo.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét