Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

SỰ XUYÊN TẠC THÔ BỈ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Trong suốt quá trình chống phá cách mạng bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”, các thế lực thù địch luôn đặt trọng tâm và chĩa mũi nhọn vào chống phá Đảng và chế độ XHCN của Việt Nam, bằng mọi thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt và hết sức thâm độc. Gần đây, trên một số trang mạng xã hội YouTube, Facebook, Twitter, Blogger cá nhân,… một số phần tử cơ hội chính trị, bất mãn chế độ như: Phạm Phú Khải, Trương Nhân Tuấn, Phạm Quang Tuấn,… đang rêu rao nói xấu Đảng, chúng cho rằng: “Hãy đoạn tuyệt lối mòn”, “Danh chính của ĐCSVN có vấn đề”, “Bắt cóc, tham nhũng, suy nghĩ nhập nhằng”, “Đảng Cộng sản Việt Nam đang là nhóm lợi ích lớn nhất”… Đây là những luận điệu hoàn toàn vu khống, xuyên tạc trắng trợn bản chất, truyền thống, mục đích hoạt động tốt đẹp, đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, nên chúng ta cần kiên quyết đấu tranh, bác bỏ quan điểm trên.
Chúng ta đều biết, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (03/02/1930), do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, là tổ chức chặt chẽ nhất, mang bản chất giai cấp công nhân và có tính nhân dân rộng rãi. Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình là quy luật tồn tại và phát triển.
Mục đích của Đảng là xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, xét về tổ chức, tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động, thì Đảng Cộng sản Việt Nam là một chính Đảng có uy tín rất lớn được toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam lắng nghe, tin tưởng và hành động theo; như vậy danh chính của Đảng là rất rõ ràng, càng không thể nói Đảng ta là nhóm lợi ích như các thế lực thù địch rêu rao.
Thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam 88 năm qua của Đảng đã minh chứng rõ điều này, xin nêu mấy nội dung cơ bản sau:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Điều này luôn được Đảng khẳng định, ghi trong Cương lĩnh chính trị, Điều lệ từ khi thành lập đến nay, và được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định. Trên thực tế, Đảng không chỉ kết nạp vào hàng ngũ của mình những người ưu tú trong giai cấp công nhân, mà còn cả những người ưu tú trong các tầng lớp nhân dân lao động, các dân tộc, tôn giáo. Đó là cơ sở xã hội rộng rãi, vững chắc, mà đảng viên là đại diện, có chung lợi ích với các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trong xã hội Việt Nam. Vì vậy, lợi ích của Đảng là thống nhất với lợi ích của giai cấp và của cả dân tộc. Nó hoàn toàn khác với các nhóm lợi ích theo cách hiểu thông thường - đại diện của số ít người.
Không chỉ có vậy, quá trình hoạt động, Đảng luôn tuyệt đối trung thành, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên, giải quyết hài hòa mối quan hệ giai cấp và dân tộc. Trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, trước yêu cầu bức thiết phải giành cho được độc lập, mang lại ruộng đất cho dân cày, Đảng đã chuyển hướng mục tiêu đấu tranh từ đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ hằng ngày sang mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì, “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”1. Với đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giành độc lập, thống nhất nước nhà; nhân dân ta được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột bởi đế quốc, thực dân, phong kiến, trở thành người chủ của một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Trong cuộc trường chinh đó, đã có hàng vạn cán bộ, đảng viên, nhiều đồng chí là lãnh đạo xuất sắc bị giam cầm, tù đày, giết hại2, là minh chứng cho sự hy sinh quên mình vì nhân dân, vì đất nước, vì dân tộc của Đảng.
Trước khó khăn của cuộc sống, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã bám sát thực tiễn, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, tiến hành công cuộc đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước từng bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân cực kỳ khó khăn, bị bao vây, cấm vận,… trở thành nước có thu nhập trung bình, đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp về tranh chấp chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông, Đảng và Nhà nước ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Đây là sự thật lịch sử, dẫu thiện chí hay không, cũng không ai có thể bác bỏ. Đó chẳng phải là bằng chứng sinh động khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn hành động vì hạnh phúc của nhân dân, vì sự tiến bộ, phồn vinh của đất nước đó sao?
2. Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Quyền lãnh đạo đó được hiến định tại Điều 4, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đó là tất yếu khách quan, sự thừa nhận và khẳng định của nhân dân về địa vị pháp lý lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; thể hiện uy tín, ảnh hưởng của Đảng trong lòng dân, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Sự lãnh đạo của Đảng được thực hiện bằng cương lĩnh chính trị, chiến lược, bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra, giám sát và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Sự lãnh đạo đó còn thông qua tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong các tổ chức của hệ thống chính trị; phát huy mạnh mẽ vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là bộ phận của hệ thống ấy; gắn bó mật thiết với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, chứ không phải độc quyền nhà nước, đứng trên pháp luật như các thế lực thù địch rêu rao!
3. Với tư cách của một Đảng cách mạng chân chính, đạo đức và văn minh, Đảng Cộng sản Việt Nam không thiên vị, dung túng, bao che cho những sai lầm, khuyết điểm, tiêu cực, tham nhũng của đảng viên, cán bộ. Là một thực thể xã hội, trong quá trình hoạt động, cán bộ, đảng viên của Đảng bên cạnh những ưu điểm, không tránh khỏi những hạn chế, khuyết điểm. Đặc biệt, khi đã có chính quyền, đảng viên nói chung, nhất là những người ở vị trí chủ trì, chủ chốt, có chức, có quyền nói riêng, nếu thiếu tu dưỡng, rèn luyện thì rất dễ dẫn đến suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Đó là nguy cơ đối với đảng cầm quyền đã được V.I. Lênin cảnh báo từ rất sớm. Song, những đảng viên ấy, sớm muộn cũng sẽ bị loại ra khỏi hàng ngũ. Điều quan trọng là Đảng đã nhận ra khuyết điểm của mình, đề ra biện pháp kiên quyết khắc phục, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Đúng như Hồ Chí Minh đã khẳng định, một đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình là một đảng mạnh. Những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, vi phạm pháp luật Nhà nước đều phải xử lý theo Điều lệ Đảng và bình đẳng trước pháp luật, không có “vùng cấm” nào cả. Việc làm này được Đảng tiến hành thường xuyên trong quá trình lãnh đạo cách mạng, thông qua các đợt tự phê bình và phê bình, “chỉnh đốn Đảng”. Vì vậy, không nên quy chụp, lấy hiện tượng, dù là “bộ phận không nhỏ” này để đánh giá, quy kết bản chất của Đảng. Bởi như C.Mác đã nói: nếu mọi hiện tượng đều phản ánh đúng bản chất thì mọi khoa học đều trở lên thừa.
Gần đây nhất, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", từ năm 2012 đến năm 2014, toàn Đảng đã xử lý kỷ luật trên 54.000 đảng viên và xóa tên, cho ra khỏi Đảng hàng nghìn trường hợp, trong đó có nhiều đảng viên phải truy tố trước pháp luật. Cùng với đó, việc xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng được đẩy mạnh; nhiều vụ án nghiêm trọng đã đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật, được dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ. Đành rằng, đó là sự mất mát, bài học đau xót đối với Đảng, nhưng là việc phải làm và Đảng ta đã kiên quyết làm một cách nghiêm túc, triệt để. Qua đó, góp phần răn đe, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; tăng cường giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp. Do đó, Đảng luôn được nhân dân tin tưởng, coi đó là Đảng của mình.
Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” Đảng ta đã chỉ ra một số tồn tại hạn chế của cán bộ, đảng viên như sau:
Công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng yêu cầu.
Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém.
Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái.
Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công việc được giao.
Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ ràng.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ. 
Từ phân tích trên cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn lấy độc lập dân tộc, sự phồn vinh của đất nước, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu hành động, ngoài ra Đảng không có lợi ích nào khác. Vì vậy, một quan điểm cho rằng: “Vai trò của Đảng đã hết- hãy đoạn tuyệt lối mòn”, “Danh chính của ĐCSVN có vấn đề”,“Đảng Cộng sản Việt Nam cũng chỉ là nhóm lợi ích” là hoàn toàn phản động, bị đặt, không có cơ sở lý luận và thực tiễn. Thực chất, đây là sự xuyên tạc trắng trợn nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân cần nêu cao tính cảnh giác và kiên quyết đấu tranh, bác bỏ./.


QUAN ĐIỂM CỦA BLOGGER TRẦN DUY NHẤT VỀ “ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ QUYỀN CỬ TRI” LÀ CẢM TÍNH, KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN

      Ngày 01/11/2018, trên trang cá nhân (Blogger Trần Duy Nhất) đã đăng tải bài viết “Đại biểu Quốc hội và quyền cử tri” có dụng ý phủ nhận vai trò các đại biểu Quốc hội và quyền cử tri, cho rằng các đại biểu tham dự Quốc hội đã được chỉ định trước, trong bầu cử chỉ có nhiệm vụ cầm lá phiếu giơ lên bầu các ứng viên theo chỉ đạo của ĐCSVN, còn việc tiếp xúc lấy ý kiến cử tri chỉ là hình thức - họ là những người thấp cổ bé họng không có vai trò gì cả. Theo tôi, quan điểm trên của Trần Duy Nhất là cảm tính, thiếu cơ sở khoa học, làm giảm vai trò, uy tín và quyền lực của Quốc hội - cơ quan Lập pháp cao nhất của nhà nước Việt Nam, thiếu tôn trọng các đại biểu và nhân dân.
Như thực tế chúng ta đầu đã thấy, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển toàn diện đất nước trong thời kỳ mới, Quốc hội có một vị trí đặc biệt quan trọng. Quốc hội cần hoạt động hiệu quả, xứng với tầm vóc, vị thế là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất trong bộ máy nhà nước ta. Do đó, đại biểu Quốc hội trở thành nhân tố giữ vai trò quyết định đến vị thế của Quốc hội. Vai trò trung tâm và hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội là yếu tố khởi nguồn tạo nên sức mạnh của Quốc hội.
1. Đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội là những công dân tiêu biểu trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và xã hội được nhân dân tín nhiệm bầu ra thông qua tổng tuyển cử tự do - hình thức bầu cử được đánh giá có tính phổ biến, hiện đại và dân chủ nhất trong các hình thức bầu cử. Hoạt động của đại biểu Quốc hội để biểu hiện quyền lực tối cao của nhân dân trong nhà nước của mình. Theo  Lênin, các đại biểu Quốc hội là những người “tự mình công tác, tự mình áp dụng những luật pháp của mình, tự mình kiểm tra lấy những tác dụng của luật pháp ấy, tự mình chịu trách nhiệm trước cử tri của mình”.
Đại biểu Quốc hội có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước. Do đó, đại biểu Quốc hội có quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân địa phương và nhân dân cả nước, chịu trách nhiệm trước nhân dân, bị cử tri bãi miễn nếu không hoàn thành nhiệm vụ đại biểu.
Với tư cách là một bộ phận cấu thành nên cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại biểu Quốc hội trở thành cầu nối kết chặt mối quan hệ bền vững giữa chính quyền nhà nước với nhân dân. Do đó, đại biểu Quốc hội phải đủ khả năng tham gia xây dựng luật pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và có mối quan hệ mật thiết với cử tri để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Điều 79 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa những quy định trên và khẳng định sâu sắc vị trí, vai trò của đại biểu Quốc hội:
1.  Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước.
2. Đại biểu Quốc hội liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, các cơ quan, tổ chức hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của đại biểu và của Quốc hội; trả lời yêu cầu và kiến nghị của cử tri; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và hướng dẫn, giúp đỡ việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.
3. Đại biểu Quốc hội phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp và pháp luật”.
Quá trình tổ chức và hoạt động của Quốc hội cho thấy, kết quả hoạt động của đại biểu Quốc hội từ khóa I cho đến nay luôn gắn liền với vị trí pháp lý đặc biệt của đại biểu Quốc hội. Vị thế của đại biểu Quốc hội ngày càng được nâng cao, vì “đại biểu Quốc hội về bản chất mới thực sự là trung tâm trong mọi hoạt động của Quốc hội”(2). Đại biểu Quốc hội hoạt động hiệu quả, mạnh mẽ, sáng suốt sẽ tạo nên Quốc hội hoạt động thực chất, hiệu quả, sức mạnh quyền lực của Quốc hội sẽ lan tỏa trong các cơ quan khác của bộ máy nhà nước.
Trong điều kiện thực tiễn hiện nay, hoạt động của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo các phương thức chủ yếu sau:
+ Tham gia các kỳ họp của Quốc hội;
+ Tham gia các phiên họp của các cơ quan của Quốc hội mà đại biểu Quốc hội là thành viên;
+ Tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu với tư cách cá nhân đại biểu Quốc hội để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định;
+ Tiến hành các hoạt động nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo chương trình công tác của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội mà mình là thành viên hoặc theo yêu cầu của cử tri nơi mình ứng cử và của nhân dân cả nước;
Ngoài ra, đại biểu Quốc hội còn hoạt động bằng nhiều phương thức linh hoạt khác như: thu thập thông tin, giao tiếp, phân tích vấn đề… do cá nhân đại biểu vận dụng phù hợp năng lực cá nhân để hành nghề một cách chuyên nghiệp.
2. Quyền của cử tri
Ngay từ Quốc hội đầu tiên (1946) cho đến nay, trong suốt quá trình từ khi chuẩn bị cho đến ngày bầu cử, cử tri có nhiều quyền đã được luật pháp quy định. Đó là quyền lựa chọn người ứng cử; quyền được nghe chương trình hành động và chất vấn ứng cử viên; quyền được tự mình cầm lá phiếu đi bầu. Sau khi đã bầu được các đại biểu đại diện, cử tri có quyền được biết các hoạt động trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, HĐND; được trình bày ý kiến, kiến nghị với những người đại diện của mình tại cơ quan quyền lực nhà nước...
 Thực hiện tốt các quyền này, mỗi cử tri sẽ là “một viên gạch” xây dựng nên nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thế nhưng, thực tế ở nhiều nơi cử tri đã tự đánh mất những quyền cơ bản và quan trọng ấy. Những biểu hiện dễ thấy là, nhiều cử tri đi dự họp với người ứng cử mà không tham gia ý kiến gì; tiêu chuẩn, chất lượng người đại biểu không nắm chắc. Khi dự hội nghị cử tri nghe ứng cử viên trình bày chương trình hành động cũng không nhớ được gì... Tự mình cầm lá phiếu đi bầu là quyền cơ bản và quan trọng nhất của cử tri được Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND năm 2015 quy định rõ tại Điều 69. Theo đó, mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và một phiếu bầu đại biểu HĐND tương ứng với mỗi cấp HĐND. Như vậy, cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác làm thay. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì tổ bầu cử phải mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để họ thực hiện bầu cử...
Các kỳ bầu cử trước, đó đây vẫn còn kiểu một người đi bầu thay cho cả nhà, thậm chí cầm cả xấp phiếu bầu giùm cho cả xóm. Một số thanh niên cũng rất thờ ơ với hoạt động bầu cử... Như vậy, cử tri không chỉ coi nhẹ quyền lợi của mình mà còn vô tình vi phạm pháp luật về bầu cử. Càng ngày vai trò của đại biểu Quốc hội, HĐND càng lớn và ít đi những đại biểu chỉ biết bấm nút và giơ tay. Thực sự đã có nhiều đại biểu tranh luận với những lập luận xác đáng, làm nóng nghị trường, kéo cử tri phải ngồi trước màn hình tivi mỗi khi truyền hình trực tiếp. Nhiều vấn đề cụ thể được đưa vào luật, đi vào đời sống và được nhân dân tiếp nhận. Đó là kết quả của một quá trình đổi mới, đồng thời phản ánh rõ nét cử tri thực hiện tốt các quyền của mình bằng lá phiếu để tìm được những người xứng đáng nhất để thông qua các đại biểu Quốc hội giới thiệu dự bầu vào các cơ quan lãnh đạo, quản lý của nhà nước./.  

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc của “nhà báo mù” Trần Quang Thành





    Những ngày qua, trên trang mạng “Dân làm báo” và một số trang mạng phản động có đăng bài “Bầu Chủ tịch nước – Một màn kịch bi hài” của đối tượng Trần Quang Thành với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Nội dung của bài báo đã thể hiện rõ ý đồ thù địch, mục đích tạo dư luận xấu trong xã hội, gây chia rẽ nội bộ Đảng và Nhà nước ta .
Thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nước XHCN trên thế giới như Trung Hoa, Lào, Cuba,…ngay ở các nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.                              
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác trong nhiều năm qua. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện.
Vì vậy, việc Quốc hội bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào.
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ rất cao và cho rằng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. Ngay cả những người có quan điểm trung lập và một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng cho rằng, “hiện tại không ai khác phù hợp hơn ông Nguyễn Phú Trọng để đảm nhiệm hai vị trí đứng đầu đất nước”. 
Những luận điệu cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân như  “nhà báo mù” Trần Quang Thành nhằm chống phá, bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng. Một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.







               


      

Đấu tranh chống quan điểm sai trái trong bài viết “Ngân sách thâm hụt và… tăng thuế”



 

        Ngày 28/10/2018 trên trang Facebook Việt Tân đối tượng Ngô Đồng có bài viết “Ngân sách thâm hụt và…tăng thuế” với nội dung phản động, trong đó có đoạn viết:
          “Đầu tư công kém hiệu quả đã đẩy nợ công tăng cao và trở thành vấn đề bức bách nhất của nền kinh tế"
Về phần trích dẫn con số nợ công Việt Nam của tác giả tôi chưa bàn đến độ chính xác ra sao. Nhưng phần đưa ra nhận định phía dưới cho thấy tác giả không hiểu gì về “Kinh tế” nhưng lại đem “Kinh tế” để làm đòn bẩy phục vụ mục đích “Chính trị” xuyên tạc, nói xấu Đảng, Nhà nước, chia rẽ tinh thần đoàn kết dân tộc. Tác giả không hiểu vị trí của nước ta đang ở đâu trên bản đồ kinh tế thế giới, xin thưa nước ta đang cố gắng lọt vào top các nước “Đang phát triển”. Ở những nước đang phát triển thì kinh tế chưa mạnh, muốn thúc đẩy kinh tế phát triển phục vụ những lợi ích xã hội thiết yếu cho người dân phải đi vay dưới nhiều hình thức khác nhau để đầu tư. Thông qua các khoản vay chúng ta thiết lập được nhiều quan hệ ngoại giao với các nước cũng như sự giúp đỡ về nhiều mặt khác ngoài kinh tế. Cứ thử tưởng tượng gia đình chúng ta thiếu tiền phải khó khăn như thế nào mới vay đuộc người ngoài thì đất nước chúng ta cũng vậy. Để vay được chứng tỏ vị thế và tầm uy tín của đất nước ta trên trường quốc tế đã được củng cố và xác lập, đây là thành công rất lớn của nước ta thời gian qua.
          Bây giờ giả sử các con số tác giả trích dẫn đúng và theo tác giả thì mỗi người đân Việt Nam đang phải chịu nợ công là: 35.000.000 VNĐ. Vậy tác giả có biết một nước phát triển như Mỹ theo thống kê năm 2017 mỗi người dân phải chịu nợ công bao nhiêu không? Xin thưa là: 62.000 nhưng là USD, tính ra VNĐ sẽ thấy con số nó lớn như thế nào.
          Tất cả những lí do trên cho thấy sự kém hiểu biết, so sánh không có cơ sở khoa học, thiển cận không nhìn vấn đề trên mọi góc độ…Cứ thấy một vấn đề của xã hội là đã nhao nhao lên đả kích, nói xấu, bôi nhọ, lồng ghép ý kiến cá nhân nhằm hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, chia rẽ đoàn kết nội bộ nhằm mục đích tự diễn biến, tự chuyển hóa theo ý đồ của các thế lực thù địch. Chúng ta hết sức cảnh giác và lên án trước những luận điệu xuyên tạc trên./.







Về việc ông Chu Hảo bị kỷ luật








        Mấy ngày qua, sau khi ông Chu Hảo bị UBKTTW kỷ luật vì “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, việc sàng lọc Đảng viên thoái hóa, biến chất là việc làm thường xuyên của Đảng. Tuy nhiên, lợi dụng việc này một số tổ chức, cá nhân lu loa rằng “Đảng không trọng dụng người tài”, rồi “chiêu hiền đãi sĩ”
      Trước hết, về việc ông Chu Hảo bị kỷ luật, là khách quan, đúng người, đúng tội, đúng nguyên tắc kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình phát triển Đảng, bên cạnh việc phát triển Đảng viên mới thì công việc không kém phần quan trọng là loại bỏ những đảng viên tha hóa, biến chất ra khỏi tổ chức Đảng. Đây là công việc cần phải làm liên tục, thường xuyên và triệt để. Trong thời gian qua, việc này đang được Đảng làm hết sức quyết liệt, không có vùng cấm.
       Là một người Đảng viên trước hết phải là người yêu nước. Có lòng yêu nước nồng nàn mới thúc đẩy hành động của con người lên một tầng cao mới đó là khát khao cống hiến, có lý tưởng phấn đấu suốt đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đứng dưới lá cờ vinh quang của Đảng, người Đảng viên phải ý thức được rằng họ đã mang trong mình một lý tưởng cách mạng, nhiệm vụ của họ là cụ thể hóa chủ nghĩa yêu nước theo lý tưởng cộng sản tức là phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Không ý thức được điều đó tức là họ chưa xứng đáng là người đảng viên. Hoặc là một kẻ cơ hội, hoặc là những kẻ phá hoại, sớm muộn cũng bị loại trừ, đào thải. Những người phấn đấu suốt đời cho lý tưởng Cộng sản, chỉ biết còn Đảng còn mình là những người yêu nước chân chính, điều đó không thể phủ nhận.
        Vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng xong, lợi lộc không được như ý sinh ra bất mãn, hằn thù rồi trở cờ thì là thứ vứt đi. Vì thế, việc một đảng viên “tự diễn biến” tự ra khỏi Đảng không phải là thất bại của Đảng, mà là sự thất bại đáng xấu hổ của chính người đó, khi không giữ vững được tư tưởng, giữ vững được lời hứa trung thành với Đảng. Đối với ông Chu Hảo, công lao đóng góp của ông trước kia Đảng, nhà nước, nhân dân, tầng lớp trí thức luôn ghi nhận. Tuy nhiên, những sai lầm khuyết điểm của ông trong thời gian qua thì không thể chấp nhận được, nhất là một người trí thức như ông. Sự sai lầm, khuyết điểm của một con người do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân do trình độ hiểu biết hạn chế. Đằng này là một nhà tri thức một thời, thế mà những suy nghĩ, hành động lại đi ngược lại quyền lợi, lợi ích của Đảng, của dân tộc. Do đó, với tội danh như thế, việc kỷ luật đảng với ông Chu Hảo là hoàn toàn khách quan, đúng người, đúng tội, đúng nguyên tắc điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho những ai không làm chủ được mình, tự đánh mất mình.


                                                                         

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Những luận điệu xuyên tạc Luật An ninh mạng ​

       Theo đó, những kẻ cơ hội và các thế lực thù địch ở trong nước, ở nước ngoài cho rằng, việc chúng ta ban hành Luật An ninh mạng là biện pháp tình thế của Đảng và Nhà nước ta nhằm đối phó những người bất đồng chính kiến.Không khó để nhận ra những luận điệu sai trái, lạc lõng đó của các hãng thông tấn, báo chí nước ngoài và những kẻ cơ hội chính trị trong nước “như nấm độc sau cơn mưa”của đài BBC, RFA, VOA, RFI,… Điển hình VOA Tiếng Việt với hàng loạt bài đầy tính xuyên tạc như: “Xuất hiện phong trào Bất tuân Luật An ninh mạng”… và trên internet, mạng xã hội, lại có một số thông tin cho rằng Luật An ninh mạng “xâm phạm quyền riêng tư”; “xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền công dân”; “cướp đi quyền sử dụng internet của người dân” và hạn chế các quan hệ quốc tế, kiềm chế sự phát triển của Việt Nam? Hay như ngày 27/10/2018 trên trang facebook Việt Tân, đối tượng Ngọc Diệp đăng tải clip “Một cách phản đối Luật An ninh mạng thật dễ thương”, những điều này có phải là sự thật hay không?

 Sự thật không đúng như vậy! Phải khẳng định rằng, xây dựng, thực hiện Luật An ninh mạng là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới. Ngay trong Văn kiện Đại hội XII, Đảng ta chủ trương: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”, nhất là trong điều kiện “Cộng đồng quốc tế phải đối phó ngày càng quyết liệt hơn với các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, đặc biệt là an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới”; trong khi đó,“An ninh, trật tự và an toàn xã hội trên một số địa bàn còn phức tạp. Bảo vệ bí mật quốc gia còn nhiều yếu kém. Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng còn nhiều bất cập”. Vì vậy, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật An ninh mạng để tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh mạng với tất cả vì mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, vì sự phát triển ổn định Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế. Do đó, luận điệu sai trái trên chẳng những mơ hồ về mặt lý luận, mà còn phản động về mặt thực tiễn.
Vì vậy chúng ta cần tiếp tục giải thích, tuyên truyền làm rõ những nội dung trong Luật an ninh mạng để các tầng lớp nhân dân hiểu, nắm được và mỗi người dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch. Kiên quyết đập tan những luận điệu hòng kích động, gây rối của một số phần tử cực đoan, lợi dụng dân chủ để chống phá những chủ trương, chính sách tốt đẹp của Đảng, nhà nước ta, trong đó có Luật an ninh mạng.







“TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI CHẾ ĐỘ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có thể diễn ra ở những quy mô, mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung dù ở mức độ, quy mô, phạm vi nào thì cũng đều gây ra những tác hại đối với chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN), nhất là đối với sự tồn vong của chế độ XHCN nói chung và chế độ XHCN ở Việt Nam nói riêng. Mức độ gây hại của nó phụ thuộc vào tính chất, mức độ, phạm vi của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, nhất là trong tổ chức Đảng, Nhà nước, trong mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ những bài học về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở các nước Đông Âu và Liên Xô thập kỷ 80 thế kỷ XX cho thấy, hiện nay ở nước ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang diễn ra ở các lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể nói “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ làm cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN dần trượt sang nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa; làm cho hệ thống chính trị suy yếu dần và có thể dẫn tới tình trạng đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, nền chuyên chính vô sản chuyển dần sang nền chuyên chính tư sản; nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc sẽ bị chuyển dần sang văn hóa thực dụng kiểu phương Tây.
Những hạn chế, bất cập, yếu kém trên các lĩnh vực của đời sống xã hội do sự tác động của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, sẽ làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, vào vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên và tính ưu việt vốn có của chế độ XHCN. Những vấn đề trên nếu xuất hiện ngày càng phổ biến, tất yếu dẫn đến nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ XHCN ở nước ta sẽ trở thành hiện thực. Mặt khác, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong hệ thống chính trị, nhất là trong tổ chức đảng, tổ chức nhà nước, trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân sẽ dần làm suy yếu chế độ XHCN. Vì vậy, cần phải có chủ trương, giải pháp tích cực, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Khi trận địa tư tưởng được củng cố vững vàng, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước thì chắc chắn chế độ XHCN sẽ được giữ vững.                                                                                                      
                                                                               ADMIN.PSY11
                                                                                       (Nguồn báo QĐND)

Lòng ta phải vững như kiềng ba chân

Cha ông ta có câu “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Thông tin xuyên tạc, bịa đặt dù nguy hiểm, thâm độc nhưng cũng sẽ không gây tác động tiêu cực nếu lòng ta đã vững. Đó hẳn là niềm tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, tự hào về thành quả lãnh đạo trong công cuộc đổi mới nói chung, công tác cán bộ nói riêng. Mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng phải tự xây dựng cho mình bức tường thành tự miễn dịch trước mọi thông tin xuyên tạc, xấu độc của kẻ thù, bằng cách tích cực học tập, rèn luyện, công tác. Trong bất luận, cán bộ, đảng viên không được rơi vào cái bẫy của thuyết “giành giật niềm tin” mà các thế lực thù địch cố tình giăng ra.
Cụ thể hơn, khi hành xử với loại thông tin bịa đặt lần này rất cần sự tỉnh táo của mỗi cán bộ, đảng viên, quần chúng, không sa đà, mất thời gian vô bổ cho những chia sẻ, bình luận phá đám. Đồng thời, mỗi người phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh phê bình với những biểu hiện chủ quan thiếu chín chắn của đồng đội, bạn bè, người thân; nhất là việc vô tình tán phát, khuếch trương những thông tin, bài viết, bình luận về các vấn đề xã hội dưới góc nhìn chủ quan sai lạc trên mạng xã hội... Cũng cần nhận rõ một thực tế rằng, những người chia sẻ, tán phát thông tin xấu phần nhiều là những người nhẹ dạ cả tin, thiếu thông tin, nhận thức lệch lạc. Chúng ta cần giúp họ nhận thức đúng, sửa sai trên tinh thần coi trọng giáo dục thuyết phục.
Về trước mắt, ngay trong quá trình diễn ra Hội nghị Trung ương 7, cơ quan chức năng và hệ thống báo chí truyền thông cả nước cần đề cao trách nhiệm, chủ động nắm bắt, thông tin kịp thời, chính xác về tình hình diễn biến hội nghị đến toàn xã hội. Sau hội nghị cần chú trọng tuyên truyền toàn diện kết quả hội nghị, phân tích làm sâu sắc các chủ trương, giải pháp được Trung ương quyết nghị thông qua. Các cấp ủy chủ động tổ chức học tập, nghiên cứu, quyết liệt triển khai, sớm đưa tinh thần Hội nghị Trung ương 7 đi vào đời sống. Đó là cách chúng ta đồng tâm, hợp sức đập tan những âm mưu, thủ đoạn xấu xa, đê hèn của các thế lực thù địch.
Có thể sắp tới, nhất là sau Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn nữa những thủ đoạn tinh vi, trá hình của các thế lực thù địch và đối tượng xấu sử dụng internet, mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội; chia rẽ nội bộ và quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân. Thế nhưng, tất cả những chiêu trò ấy chỉ là chút bóng tối, sẽ nhanh chóng bị ánh sáng của sự thật xua tan.
       ADMIN.PSY11
    (Nguồn báo QĐND)

Bịa đặt trắng trợn, suy diễn độc địa, tung tin võ đoán

Mặc dù Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) của Đảng chưa diễn ra, vậy mà không biết từ nguồn tin nào những kẻ giả danh yêu nước đã sớm tung tin về kết quả của hội nghị như thể họ là người được chứng kiến, được có mặt tại nghị trường. Và chính việc tung tin ngược đời như vậy đã lật tẩy bộ mặt thật của những kẻ chủ mưu-vốn tự nhận là những cây bút “đầy lương tâm và trách nhiệm”.
Với những thủ đoạn gây nhiễu loạn thông tin về tình hình nhân sự trong Đảng, cố ý bôi nhọ tình cảm đồng chí, đồng đội trong tập thể lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch nhằm vào mục đích vừa hạ thấp uy tín của cán bộ lãnh đạo đương chức, vừa gây nghi kỵ, mâu thuẫn nội bộ, dẫn đến thiếu thống nhất, đoàn kết trong thảo luận, quyết nghị các vấn đề hệ trọng tại hội nghị lần này. Mưu toan này là hết sức nguy hiểm. Bởi chính sự đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội là sức mạnh nội sinh để toàn dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; cũng là tường thành vững chắc đập tan mọi âm mưu, hoạt động chống lại nền hòa bình, ổn định, phát triển của Việt Nam. Do vậy, không lấy gì làm khó hiểu khi các thế lực thù địch luôn nuôi dưỡng và quyết tâm phá cho kỳ được thành trì đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng ta.
Không nằm ngoài những mưu đồ xấu xa, thâm độc kể trên là các nội dung phủ nhận, bôi nhọ thành quả công tác cán bộ trong hơn 20 năm qua của Đảng. Chúng tạo dựng nên bức tranh tối màu về chất lượng đội ngũ cán bộ; bịa đặt về tính hệ thống trong việc thâu tóm quyền lực ở Việt Nam hòng tạo ra sự hoài nghi trong xã hội về vai trò lãnh đạo của Đảng, gây mất niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên... Đây là sự chống phá hướng vào phần việc gốc rễ của Đảng, cũng là bước chuẩn bị cho những công kích, chống phá Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thực tế cho thấy, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác xây dựng và chỉnh đốn đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định đây là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế về cán bộ và công tác cán bộ; đồng thời xây dựng được đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu của sự nghiệp cách mạng. Những thành tựu đạt được trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII với những dấu ấn to lớn, nhất là trong phát triển kinh tế, nâng cao thế và lực của đất nước, uy tín trên chính trường thế giới đều có đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hơn thế, Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng cầm quyền chân chính, luôn thẳng thắn đối diện với những yếu kém, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo đất nước nói chung, công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ nói riêng; quyết liệt đấu tranh đẩy lùi tiêu cực, khắc phục hạn chế, coi trọng “tự soi, tự sửa” để hoàn thiện chính mình. Minh chứng sinh động cho quyết tâm nâng cao hiệu quả lãnh đạo công tác cán bộ lần này của Đảng là Trung ương đã phát huy sức mạnh tổng hợp, tập trung trí tuệ, sức lực xây dựng Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ” trình Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII). Trước khi hoàn thành dự thảo, Ban Chỉ đạo Trung ương đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp của 128 cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, đội ngũ cán bộ lão thành cách mạng và trí thức am hiểu về công tác xây dựng Đảng tại 12 cuộc hội thảo, hội nghị khu vực. Việc làm đó là cơ sở niềm tin cho những thắng lợi tiếp theo trong công tác cán bộ thời gian tới.

Một chiêu trò "cũ rích"

       Trước thềm Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII), từ trung tuần tháng 4-2018 đến nay, trên các trang mạng và blog, facebook... xuất hiện nhiều thông tin võ đoán, bôi nhọ, xuyên tạc, tung tin thất thiệt về những vấn đề liên quan đến nhân sự và kết quả công tác cán bộ của Đảng. Thực chất, đây là chiêu trò đã cũ, được các thế lực thù địch xới lên hòng chống phá Đảng ta.
Vẫn điệu ve vuốt dư luận theo cách đánh vào tâm lý hiếu kỳ của cán bộ, quần chúng, khi đón biết lòng dân đang hướng sự chú ý theo dõi Hội nghị Trung ương 7, các phần tử phản động ráo riết lên phương án, tăng cường chống phá theo kiểu "lựa gió bẻ măng". Đặc biệt, nắm được hội nghị lần này tập trung thảo luận, quyết nghị nhiều nội dung quan trọng về công tác cán bộ trong thời kỳ mới, các thế lực thù địch hướng mũi công kích vào hai vấn đề nổi cộm: Tung tin thất thiệt, suy diễn bóp méo về tình hình nhân sự của Đảng và phủ nhận, bôi đen thành quả công tác cán bộ sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII). Thực chất, đây là một chiêu trò cũ, một lần nữa được lặp lại theo chu kỳ trong quá trình hiện thực hóa âm mưu, thủ đoạn của chiến lược "diễn biến hòa bình" những năm gần đây.
Còn nhớ, trước thềm Đại hội XII của Đảng, trên không gian mạng, các thế lực thù địch cũng từng tung ra nhiều tin thất thiệt về tình hình nhân sự của Đảng; dự báo và bình phán về phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng. Đây là cách chúng gây hoài nghi, hoang mang, xáo trộn trong dư luận; hạ bệ vai trò của Đảng; gây khó cho công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội các cấp tiến tới Đại hội XII. Thế nhưng, chân lý luôn đứng về sự thật. Đại hội XII của Đảng đã thành công tốt đẹp. 
Đến trước Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), những kẻ hiềm khích lại lớn tiếng: Đảng Cộng sản Việt Nam đang mị dân về việc đẩy mạnh cuộc chiến phòng, chống tham nhũng, lãng phí; đồng thời, chúng rêu rao rằng: Đảng chỉ “căng khẩu hiệu mồm” chứ không quyết liệt hành động. Thế nhưng, sau đó không lâu, những kết quả thuyết phục đạt được trong cuộc chiến chống “giặc nội xâm” cũng như tinh thần quyết liệt, kiên quyết, kiên trì của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã phủ nhận hoàn toàn sự bịa đặt trắng trợn ấy. Không thể tiếp tục vin vào cớ đó, các thế lực thù địch lại từng bước chuyển hướng sang công kích, nói xấu cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước thềm Hội nghị Trung ương 5 (khóa XII). Chúng suy diễn về một cuộc đấu đá kèn cựa nội bộ “nóng trên, lạnh dưới”... Tuy nhiên, sự thật đã phủ định, bóc mẽ sự xuyên tạc đó bằng chính sự vào cuộc đồng bộ, toàn diện của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương với mục tiêu xuyên suốt, duy nhất và cao nhất là làm cho Đảng ta mạnh hơn.
Tiếp đến, trước Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), các thế lực thù địch lại đẩy lên mạng xã hội những câu chuyện tự sáng tác về một cuộc thanh trừng, thải loại cán bộ lớn chưa từng có trong lịch sử Việt Nam; đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ là con em nông dân, những người trung chính, tài giỏi, giữ lại “con ông, cháu cha” và thành phần trong đường dây "lợi ích nhóm". Như mọi lần, sự bịa đặt ấy cũng nhanh chóng chìm nghỉm trước những sự thật. 
Điểm lại một quá trình như vậy để nhận diện âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt của những kẻ hiểm ác; nhận biết quy luật hoạt động chống phá có tính chất chu kỳ của các thế lực thù địch; với những nội dung lật lọng sự thật một cách trắng trợn, bất chấp. Và lần này cũng vậy, các thế lực thù địch lại chủ ý tung tin võ đoán, bịa đặt, suy diễn... hòng tạo sự lan truyền theo kiểu “vết dầu loang” trên không gian mạng; gây nhiễu loạn thông tin, bóp méo sự thật về Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII).
     Có thể thấy rõ đó là cách làm cũ rích của các thế lực thù địch. Cũ về cả về nội dung thông tin lẫn phương thức tiến hành; thậm chí, cũ cả những cái tên tác giả là chủ bút sáng tác ra những nội dung thâm độc phục vụ mục đích chính trị dơ bẩn.

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2018

NHẬN DIỆN NHỮNG SAI PHẠM CỦA GIÁO SƯ CHU HẢO

        Chu Hảo – nguyên là thứ trưởng Bộ KH – CN, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Tri thức thuộc Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Chu Hảo đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận có nhiều vi phạm.
Vậy, Chu Hảo có những vi phạm gì? Tại sao một đảng viên tri thức, gia đình truyền thống cách mạng, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước lại vi phạm rất nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật về Đảng như vậy?
Cổng thông tin của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương vừa đưa bài phân tích về những vi phạm này. Theo đó, vi phạm của Chu Hảo bắt đầu từ năm 2005, khi nghỉ hưu và chuyển sang công tác ở Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Với cương vị là Tổng biên tập, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức, Chu Hảo đã lựa chọn, biên tập, xuất bản nhiều cuốn sách có nội dung sai phạm, trái quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Những việc làm của Chu Hảo đã gây nên dư luận xấu trong xã hội, gây mất lòng tin của nhân dân.
Cụ thể từ năm 2005 - 2009, Chu Hảo đã cho xuất bản 5 cuốn sách có nội dung chính trị tư tưởng sai trái, bị cơ quan chức năng thẩm định, kết luận, xử lý cấm phát hành. Chẳng hạn, cuốn “Đường về nô lệ” của F.A.Hayek đã thổi phồng các mặt hạn chế của chủ nghĩa xã hội (CNXH), đánh đồng CNXH ở Liên Xô với chủ nghĩa phát xít; phủ nhận hoàn toàn hệ thống triết học, chính trị, kinh tế, văn hóa của CNXH, phủ định chủ nghĩa Mác, gắn mô hình kinh tế của Liên Xô trước đây với mô hình của chủ nghĩa phát xít, cho rằng tất yếu mô hình đó sẽ dẫn đến nô lệ. Cuốn “Karl Marx” của Peter Singer, đưa ra những nhận xét sai lầm về học thuật, phủ định những nội dung tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Marx.
Trong khi đó, cuốn sách “Tranh luận để đồng thuận” có một số bài viết có những luận điểm đi ngược chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội. Cuốn sách “Việt Nam thay đổi và hạnh phúc” có những quan điểm, nhận định, đánh giá thiếu căn cứ khoa học, mơ hồ về chính trị, hết sức sai lầm, lệch lạc, trái với những quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng. Cuốn sách “Ông Sáu Dân trong lòng dân” cho thấy nhà xuất bản có dấu hiệu khuynh hướng tập hợp những bài viết về những người có quan điểm khác với chủ trương, đường lối của Đảng, nhằm “gợi ý”, “gợi mở” một hướng đi khác, cách nhìn khác không có lợi cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Năm 2009, UBKT Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương  đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết luận vi phạm của Chu Hảo đã đến mức phải kỷ luật khiển trách, nhưng miễn kỷ luật do xét các tình tiết giảm nhẹ như công lao, quá trình cống hiến, sự thành khẩn của ông; yêu cầu ông kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc về những thiếu sót, khuyết điểm và có biện pháp sửa chữa.
Tuy nhiên, từ năm 2009 - 2018, Chu Hảo vẫn tiếp tục xuất bản những cuốn sách có nội dung vi phạm, trong đó có 2 cuốn nội dung vi phạm về chính trị, tư tưởng bị cấm phát hành; 17 cuốn sai phạm ở mức độ ít nghiêm trọng và 5 cuốn không được phép tái bản. Cổng thông tin của UBKT kết luận: Chu Hảo đã cố tình vi phạm các vấn đề đã được cấp có thẩm quyền kiểm tra, nhắc nhở.
Ngoài ra, Chu Hảo tham gia ký vào các thư kiến nghị, thư ngỏ và có nhiều bài viết trên báo chí trong và ngoài nước, mạng xã hội như: “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” nêu 7 kiến nghị tập trung vào ba vấn đề cốt lõi: (1) Đòi bỏ điều 4 Hiến pháp; (2) Yêu cầu đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; (3) Đòi phi chính trị đối với lực lượng vũ trang; “Thư ngỏ gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản”, nội dung thư ngỏ cho rằng Đảng đã dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng CNXH cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa đã đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện... “Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, các đại biểu dự Đại hội lần thứ XII và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản VN” có nội dung phê phán đường lối lãnh đạo của Đảng trong 30 năm qua, khẳng định các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội lần thứ XII còn nặng về nhận định và chủ trương sáo mòn, chưa nhìn đúng sự thật. Việc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường CNXH, độc lập dân tộc, xây dựng nhà nước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là không thực tế... “Thư kiến nghị về luật An ninh mạng” trong đó kiến nghị bãi bỏ hoàn toàn một số điều của luật.
Chu Hảo cũng có các bài viết, bài phát biểu trên báo chí và mạng xã hội có nội dung sai trái. Bài viết “Không biết, không bầu” có những nội dung phê phán bầu cử Quốc hội khóa 14; cùng nhiều bài trả lời phỏng vấn trên các đài, báo nước ngoài có các nội dung sai trái (BBC, RFA, RFI).
Ngoài ra, Chu Hảo cũng là người sáng lập, tham gia các hội, nhóm, diễn đàn, câu lạc bộ và các tổ chức khác và có các hoạt động để truyền bá, tư tưởng quan điểm sai trái của mình, như: Năm 2007, cùng một số nhà khoa học lập Viện Nghiên cứu phát triển (IDS, nay đã giải thể); là thành viên “Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh” sau đó là “Quỹ Phan Chu Trinh”, quỹ này trao giải cho cả cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam...
Từ những sai phạm của Chu Hảo, mỗi chúng ta, nhất là cán bộ đảng viên phải không ngừng nâng cao cảnh giác, không bị các thế lực thù địch mua chuộc dụ dỗ. Đặc biệt mỗi người phải cảnh giác với những phần tử thoái hóa, biến chất đã từng được Đảng, Nhà nước và nhân dân đào tạo, nuôi dưỡng.


VẠCH TRẦN NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CỦA LE NGUYEN

      Gần đây, trên trang mạng “Danlambao”, Le Nguyen đã tung lên bài viết có tiêu đề: “Giải mã tư tưởng Hồ Chí Minh với ngôn ngữ dân dã đời thường”, nhằm bôi nhọ, xúc phạm và hạ uy tín Chủ tịch Hồ Chí Minh với những luận điệu xuyên tạc, hòng gây hoang mang trong dư luận.
Thứ nhất, Le Nguyen đã bôi nhọ, xuyên tạc ngôn ngữ, văn phong bình dân, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng sự ngụy biện, Le Nguyen đã đánh tráo sự “bình dân, giản dị” bằng “nôm na, bỗ bã, thô bỉ” trong ngôn ngữ, phong cách diễn đạt của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự thật đã chứng minh, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, để phục vụ cho cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng nhiều loại hình văn phong khác nhau như chính luận, văn chương, thơ ca,… và đều thể hiện là bậc thầy về nghệ thuật ngôn từ. Với mỗi thể loại văn phong và mục đích diễn đạt, Người đều có những cách thức sử dụng ngôn ngữ phù hợp, sắc bén. Điểm đặc biệt trong phong cách diễn đạt của Người là không nói vòng vo, triết lý dài dòng khó hiểu mà luôn trình bày đơn giản, dùng từ ngữ quen thuộc, gần gũi để mọi người dễ nghe, dễ hiểu, dễ làm. Người chỉ rõ: “Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều”
Ngay cả những học giả, chính khách phương Tây khi tiếp xúc với Người đều khẳng định “… Hồ Chủ Tịch là người trình bày những sự việc hết sức phức tạp bằng những lời lẽ ngắn gọn, dùng những hình ảnh hết sức trong sáng khiến cho ai cũng có thể hiểu được” (Bài của nhà báo Úc U.Bớc Sét đăng trên báo Mainichi Sinbun số ra ngày 10 tháng 9 năm 1969). Hồ Chí Minh được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới.
Thứ hai, Le Nguyen bóp méo, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ xúy cho cái gọi là “giải mã tư tưởng Hồ Chí Minh bằng ngôn ngữ dân dã đời thường” của tên phản động Đinh Văn Hải. Bằng ngôn từ của phường con buôn Le Nguyen và đồng bọn đã kẻ tung người hứng xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh “là một hệ thống quan điểm, tư tưởng cờ gian bạc lận, điếm đàng thâu đêm suốt sáng”. Hỡi ôi! Lộng ngôn, bỉ ổi, hèn mạt đến thế là cùng. Đáng khinh bỉ hơn là để chứng minh cho luận điểm xuyên tạc đó, bọn chúng đã cắt nghĩa theo lối chơi chữ ba từ của tên gọi Hồ Chí Minh một cách quy chụp, khiên cưỡng và đen tối. Thế nhưng, sự thật, tên gọi Hồ Chí Minh là một trong 173 bí danh, bút danh của Người trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng và được xuất hiện từ năm 1940. Về mặt ý nghĩa của ba từ Hồ Chí Minh thì trong chữ Hán: Hồ là Cổ và Nguyệt; Chí là Sĩ và Tâm; Minh là Nhật và Nguyệt. Từ điển tích cổ có ý nghĩa là: 1. Trăng ngày xưa (cổ nguyệt) thì có thể chiếu sáng ngày nay. 2. Nhưng người xưa thì không thể biết chuyện của ngày nay. Chuyện ngày nay do người đang sống ở thời nay quyết định. 3. Những người yêu nước (sĩ tâm) phải biết chọn con đường đúng mà đi (Minh). Tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa kêu gọi tất cả các tầng lớp nhân dân tập hợp lại một lòng vì dân tộc, vì sự nghiệp chống giặc ngoại xâm. Do vậy, sự cắt nghĩa, “giải mã” ba từ Hồ Chí Minh của Đinh Văn Hải được Le Nguyen tung hô là hoàn toàn vô căn cứ, mang tính quy chụp và chứa đựng âm mưu thâm độc.
Trong khi đó, như chúng ta đã biết, Tư tưởng Hồ Chí Minh đã được Đảng ta khẳng định: “Là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu văn hoá nhân loại…”. Tư tưởng của Người cùng với Chủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho mọi hành động và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng để Đảng vạch đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi đến mọi thắng lợi. Tổng thống Liên Bang Nga V. Putin trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, ngày 12/11/2013 đã đến thăm nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh và viết trong sổ lưu niệm: “Nhân loại đã bước sang thế kỷ XXI, thế kỷ hòa bình tiến bộ và phồn vinh. Nhưng giá trị tư tưởng, đạo đức của Hồ Chí Minh vẫn là ngọn đuốc, là biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai… Và vì thế lịch sử mãi mãi nhắc tới Người như một bậc thánh nhân”.
Qua đây cho thấy, những nội dung mà Le Nguyen thể hiện trong bài “Giải mã tư tưởng Hồ Chí Minh với ngôn ngữ dân dã đời thường” là sự lộng ngôn, vu cáo, bịa đặt, táng tận lương tâm của kẻ phản động, nhằm mưu đồ chính trị đen tối. Nhân dân Việt Nam cần tỉnh táo, phân biệt rõ đúng sai, vạch trần mọi mưu đồ đê hèn của bọn bán nước cầu vinh, bảo vệ uy tín, thanh danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Từ sự chống phá của le Nguyen có thể nhận thấy sự bất lực của các thế lực thù địch trong chiến lược diễn biến tình hình. Chúng càng điên cuồng chống phá chứng tỏ sự lớn mạnh của hệ thống chính trị, của nhà nước XHCN Việt Nam. Tuy nhiên, trong bất cứ hoàn cảnh nào, mỗi chúng ta cũng phải nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đạp tan các luận điệu xuyên tạc của chúng.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

TỔNG BÍ THƯ ĐỒNG THỜI GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC LÀ HỢP Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN

Chiều 3/10, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, chiều 23/10/2018 Quốc hội đã bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tich nước, với số phiếu gần như tuyệt đối.
Một nhà ngoại giao phương Tây tại Việt Nam nhận định: việc Tổng bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước là một động thái cho thấy sự nhất quán trong chính sách đối ngoại lẫn đối nội của Việt Nam. Các chuyên gia quốc tế cũng cho rằng, công cuộc chống tham nhũng đã và đang tạo ra hiệu ứng tích cực từ dư luận trong nước cũng như giới đầu tư. 
Việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ thuận lợi hơn trong tổ chức công việc của Đảng, Nhà nước. Có thể khái quát bốn lý do để Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch nước:
Thứ nhất, Việt Nam nên cùng với các nước XHCN khác đã thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Không chỉ có những nước láng giềng của Việt Nam như vậy mà đó là tập quán chính trị, thông lệ quốc tế. Ngay ở các nước khác, Tổng thống hay Thủ tướng cũng đều là người đứng đầu các đảng của họ. Xu thế chung của thế giới như vậy thì Việt Nam cũng nên như thế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì trong quan hệ đối ngoại, Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ thuận lợi hơn.
Thứ hai, Trong lịch sử, Việt Nam cũng từng có giai đoạn hàng chục năm Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước. Thế nên, có thể nói, Việt Nam đã có kinh nghiệm, truyền thống và không đáng lo về việc này. Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước nên hiểu là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân. Đây là việc tự nhiên trong đời sống chính trị của các nước trên thế giới, không phải là việc lạ hay càng không phải Việt Nam học ai đó.
Thứ ba, việc thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước làm cho chủ trương, đường lối của Đảng triển khai về mặt Nhà nước nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, tạo thống nhất hơn giữa Đảng với Nhà nước. Người đứng đầu về mặt Đảng, sau khi cùng Trung ương đưa ra đường lối, chủ trương thì được triển khai ngay với cương vị Chủ tịch nước.
Thứ tư, thời điểm này đã có nhân sự cụ thể là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đủ uy tín, đủ năng lực, đức độ để thực hiện thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Thế nên việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân, được nhân dân Việt Nam rất hoan nghênh, đồng tình. Đây là việc tự nhiên trong đời sống chính trị của đất nước, chứ không phải là điều gì lạ. Thực hiện việc thống nhất hai chức danh vào thời điểm này sẽ tạo cơ hội, tạo tiền đề cho cả hiện tại và cho cả tương lai. Phương án Tổng bí thư làm Chủ tịch nước bảo đảm sự thống nhất của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tập quán quốc tế, công tác ngoại giao.




Tổng Bí thư giữ cương vị Chủ tịch nước, sự lựa chọn sáng suốt của dân tộc Việt Nam!

        Chiều ngày 23/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chính thức được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vấn đề này được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong và ngoài nước bày tỏ niềm tin, sự ủng hộ với chủ trương sáng suốt của Đảng, Nhà nước. Thế nhưng, đâu đó vẫn có không ít những kẻ nhân danh là nhà hoạt động dân chủ, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư … có ý kiến lạc lõng, thiển cận cho rằng việc Tổng Bí thứ giữ chức Chủ tịch nước là sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, một số tài khoản Facebook có tên Thanh Y Buon Krong, Hoa Mai Nguyen, Huynh Song Huynh, Nguyễn Xuân và trang phản động như Việt Tân… còn nói rằng, thực chất đó là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực cá nhân”, “tham nhũng”, “ chuyên quyền, độc đoán” và “không có ý nghĩa cho đất nước”. Chúng cố tình tạo nên làn sóng dư luận nhằm bôi nhọ nhân phẩm Chủ tịch nước và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Người dân Việt Nam ai cũng biết trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, vấn đề Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước đã có một số lần được đặt ra, mang tính đề xuất, thảo luận. Đặc biệt Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện. Cho nên, Ban chấp hành Trung ương thống nhất 100% giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước cho thấy đã có sự đồng thuận rất cao của Trung ương. Đây không phải là vấn đề mới và càng không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào. Đây là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại.
Nhìn rộng ra thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền cũng là người đứng đầu Chính phủ hoặc là nguyên thủ quốc gia hoặc cả hai. Liên Xô trước đây, người lãnh đạo cao nhất của đảng cũng là người nắm chức vụ cao nhất của nhà nước. Tổng thống Nga Putin tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, tuy nhiên ông từng là chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất và có cơ sở chính trị ở đây. Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đồng thời là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương; với nước Lào thì Tổng bí thư giữ chức Chủ tịch nước, Bí thư Tỉnh ủy đồng thời là Tỉnh trưởng. Tương tự, ở Cuba, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.
Như vậy, cách thức tổ chức nói trên mang tính phổ biến, vừa củng cố vị thế của đảng chính trị cầm quyền, vừa tăng cường trách nhiệm quản lý của nhà nước. Với nước ta, sau khi ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước cho đến khi người từ trần vào tháng 9/1969.
Có thể khẳng định, việc thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích nhiều mặt cho đất nước. Khi người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền thì việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi và kịp thời hơn. Mặt khác, khi tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, biên chế sẽ được tinh giản, từ đó giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước do phải trả lương cho công chức, viên chức; khắc phục được tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; tạo sự thống nhất giữa cơ quan của Đảng và chính quyền. 
Do đó, kết quả Hội nghị Trung ương 8, Trung ương Đảng giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là phù hợp quy định của Hiến pháp và điều lệ Đảng, phù hợp nguyện vọng của của hơn 96 triệu nhân dân Việt Nam tin tưởng trao gửi cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một con người có đủ phẩm chất và năng lực, kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng. 
Những luận điệu xuyên tạc trên chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng, phá hoại sự ổn định của hệ thống chính trị với thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Kết quả tín nhiệm vừa qua với đa số phiếu tán thành 99,79%  bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ cương vị Chủ tịch nước là thước đo tính đúng đắn của chân lý đó. Là người con của đất Việt, chúng ta tin tưởng rằng khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.


LINH MỤC GIUSE NGÔ VĂN KHA - KẺ PHẢN QUỐC THỰC THỤ

         Nhà thờ Thái Hà là một trong những cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo trên địa bàn thủ đô, là chốn linh thiêng thờ phụng đức Chúa trời của Dòng chúa cứu thế. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhà thờ Thái Hà đã bị một số linh mục cực đoan, quá khích lợi dụng danh nghĩa thờ phụng Đức Chúa, đấu tranh về vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để dụ dỗ, lôi kéo, tập hợp các đối tượng phản động trong và ngoài nước tiến hành các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây phẫn nộ trong quần chúng nhân dân. Trong đó, các vị "chủ chăn" phản động thường xuyên tổ chức cái gọi là “thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình”, "cầu nguyện" cho quê hương, đất nước Việt Nam với sự chủ trì của linh mục Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong và linh mục Giuse Ngô Văn Kha. Đây thực chất là hoạt động phô trương thanh thế, đánh bóng tên tuổi của giáo xứ Thái Hà với đám "quan thầy" ngoài hải ngoại  nhằm kiếm tiền tài trợ; lợi dụng việc rao giảng kinh thánh để tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", "tự do" ngôn luận, "tự do" báo chí; tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng sự thật lịch sử, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh tụ dân tộc, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn thủ đô Hà Nội, ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Điển hình vào ngày 30/9/2018, tại nhà thờ Thái Hà đã diễn ra cái gọi là: “Thánh lễ công lý và hòa bình” do Cha Ngô Văn Kha được giao trách nhiệm cao cả chủ lễ, Cha Nguyễn Ngọc Nam Phong giảng lễ. Nội dung giảng lễ này hoàn toàn sai trái, nhằm xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và chế độ; đồng thời kêu gọi tập hợp lực lượng chống phá cách mạng.
Vẫn những luận điệu cũ rích được nhai đi nhai lại để tuyên truyền, nói xấu chế độ, xuyên tạc, phủ nhận lịch sử, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi chính quyền phải trả tự do cho các đối tượng vi phạm pháp luật như: Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc. Đây là hành động hết sức lố bịch, cho thấy rõ bản chất phản động, cực đoan của nhà thờ Thái Hà trong việc cổ súy cho các hoạt động gây rối an ninh trật tự. Bởi lẽ, các đối tượng trên đều là các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền nhân dân. Trong đó, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã bị Cơ quan An ninh điều tra, Công an thành phố Hà Nội bắt giữ do có hành vi biên soạn, phát tán nhiều clip có nội dung xấu lên mạng Internet nhằm chống phá Đảng, Nhà nước. Trần Hoàng Phúc trực tiếp biên soạn, tán phát và đăng tải nhiều video clip trên mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nguy hiểm hơn, Trần Hoàng Phúc còn giả danh bộ đội, xúc phạm đến anh linh của chủ tịch Hồ Chí Minh, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Vậy mà nhà thờ Thái Hà nói chung và linh mục Ngô Văn Kha và Nguyễn Ngọc Nam Phong lại dám xuyên tạc, đổi trắng, thay đen, công khai cổ súy cho các hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng này thì quả thật là không thể ngửi được.
Thử hỏi, nếu không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì đất nước có hòa bình, thống nhất, phát triển như ngày nay. Và thế hệ con, cháu như Ngô Văn Kha có được đứng mà ăn nói “tự do” trên bục giảng hay không. Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chính là phủ nhận sự hi sinh, cống hiến xương máu của lớp lớp anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất và bảo vệ đất nước.
Như vậy, các chức sắc tôn giáo của Nhà thờ Thái Hà đứng đầu là linh mục Giuse Ngô Văn Kha đã lợi dụng để xuyên tạc, tuyên truyền nói xấu chế độ. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, đề nghị các cơ quan chức năng sớm làm rõ và có biện pháp xử lý thích đáng, tránh gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Phải tích cực góp phần đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; kịp thời ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái./.