Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

TỔNG BÍ THƯ ĐỒNG THỜI GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH NƯỚC LÀ HỢP Ý ĐẢNG, LÒNG DÂN

Chiều 3/10, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất rất cao (100%) giới thiệu Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, chiều 23/10/2018 Quốc hội đã bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tich nước, với số phiếu gần như tuyệt đối.
Một nhà ngoại giao phương Tây tại Việt Nam nhận định: việc Tổng bí thư được giới thiệu làm Chủ tịch nước là một động thái cho thấy sự nhất quán trong chính sách đối ngoại lẫn đối nội của Việt Nam. Các chuyên gia quốc tế cũng cho rằng, công cuộc chống tham nhũng đã và đang tạo ra hiệu ứng tích cực từ dư luận trong nước cũng như giới đầu tư. 
Việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ thuận lợi hơn trong tổ chức công việc của Đảng, Nhà nước. Có thể khái quát bốn lý do để Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời giữ chức Chủ tịch nước:
Thứ nhất, Việt Nam nên cùng với các nước XHCN khác đã thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Không chỉ có những nước láng giềng của Việt Nam như vậy mà đó là tập quán chính trị, thông lệ quốc tế. Ngay ở các nước khác, Tổng thống hay Thủ tướng cũng đều là người đứng đầu các đảng của họ. Xu thế chung của thế giới như vậy thì Việt Nam cũng nên như thế, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay thì trong quan hệ đối ngoại, Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước sẽ thuận lợi hơn.
Thứ hai, Trong lịch sử, Việt Nam cũng từng có giai đoạn hàng chục năm Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng đồng thời là Chủ tịch nước. Thế nên, có thể nói, Việt Nam đã có kinh nghiệm, truyền thống và không đáng lo về việc này. Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước nên hiểu là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân. Đây là việc tự nhiên trong đời sống chính trị của các nước trên thế giới, không phải là việc lạ hay càng không phải Việt Nam học ai đó.
Thứ ba, việc thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước làm cho chủ trương, đường lối của Đảng triển khai về mặt Nhà nước nhanh chóng hơn, thuận tiện hơn, tạo thống nhất hơn giữa Đảng với Nhà nước. Người đứng đầu về mặt Đảng, sau khi cùng Trung ương đưa ra đường lối, chủ trương thì được triển khai ngay với cương vị Chủ tịch nước.
Thứ tư, thời điểm này đã có nhân sự cụ thể là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đủ uy tín, đủ năng lực, đức độ để thực hiện thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Thế nên việc Tổng Bí thư đồng thời là Chủ tịch nước là việc tự nhiên, hợp ý Đảng, lòng dân, được nhân dân Việt Nam rất hoan nghênh, đồng tình. Đây là việc tự nhiên trong đời sống chính trị của đất nước, chứ không phải là điều gì lạ. Thực hiện việc thống nhất hai chức danh vào thời điểm này sẽ tạo cơ hội, tạo tiền đề cho cả hiện tại và cho cả tương lai. Phương án Tổng bí thư làm Chủ tịch nước bảo đảm sự thống nhất của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tập quán quốc tế, công tác ngoại giao.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét