Chiều ngày
23/10/2018, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
chính thức được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Vấn
đề này được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân trong và ngoài nước bày tỏ niềm
tin, sự ủng hộ với chủ trương sáng suốt của Đảng, Nhà nước. Thế nhưng, đâu đó vẫn
có không ít những kẻ nhân danh
là nhà hoạt động dân chủ, nhà nghiên cứu, chuyên gia cao cấp, luật sư … có ý kiến lạc lõng, thiển cận cho
rằng việc Tổng Bí thứ giữ chức Chủ tịch nước là sự “sao chép”, “rập khuôn”, “một
bản sao không hoàn chỉnh” mô hình tổ chức nhà nước của Trung Quốc. Thậm chí, một
số tài khoản Facebook có tên Thanh Y Buon Krong, Hoa Mai Nguyen, Huynh Song
Huynh, Nguyễn Xuân và trang phản động như Việt Tân… còn nói rằng, thực chất đó
là việc “củng cố quyền lực”, “thâu tóm quyền lực cá nhân”, “tham nhũng”,
“ chuyên quyền, độc đoán” và “không có ý nghĩa
cho đất nước”. Chúng cố tình tạo nên làn sóng dư luận nhằm
bôi nhọ nhân phẩm Chủ tịch nước và gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Người
dân Việt Nam ai cũng biết trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, vấn đề Tổng bí thư đồng
thời là Chủ tịch nước đã có một số lần được đặt ra, mang tính đề xuất, thảo luận.
Đặc biệt Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội
dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc
Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện. Cho nên, Ban chấp hành Trung
ương thống nhất 100% giới thiệu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu
giữ chức vụ Chủ tịch nước cho thấy đã có sự đồng thuận rất cao của Trung ương.
Đây không phải là vấn đề mới và càng không phải là sự “sao chép” hay “rập
khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào. Đây là điều hết sức bình thường,
phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại.
Nhìn rộng ra thế giới, người đứng đầu đảng cầm quyền cũng là người đứng
đầu Chính phủ hoặc là nguyên thủ quốc gia hoặc cả hai. Liên Xô trước đây, người
lãnh đạo cao nhất của đảng cũng là người nắm chức vụ cao nhất của nhà nước.
Tổng thống Nga Putin tranh cử với tư cách ứng viên độc lập, tuy nhiên ông từng
là chủ tịch đảng Nước Nga Thống nhất và có cơ sở chính trị ở đây. Tổng bí thư
Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đồng thời là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân
ủy Trung ương; với nước Lào thì Tổng bí thư giữ chức Chủ tịch nước, Bí thư
Tỉnh ủy đồng thời là Tỉnh trưởng. Tương tự, ở Cuba, Bí thư thứ nhất Trung ương
Đảng là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng.
Như vậy, cách thức tổ chức nói trên mang tính phổ biến, vừa củng cố vị
thế của đảng chính trị cầm quyền, vừa tăng cường trách nhiệm quản lý của nhà
nước. Với nước ta, sau khi ra đời Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ
tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ tối cao của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước cho đến
khi người từ trần vào tháng 9/1969.
Có thể khẳng định, việc thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là
người đứng đầu chính quyền sẽ có nhiều ưu điểm, mang lại lợi ích nhiều mặt cho
đất nước. Khi người đứng đầu cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền thì
việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối
phát triển kinh tế - xã hội từ Đảng tới chính quyền sẽ nhanh chóng, thuận lợi
và kịp thời hơn. Mặt khác, khi tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh
gọn, biên chế sẽ được tinh giản, từ đó giảm áp lực cho ngân sách Nhà nước do
phải trả lương cho công chức, viên chức; khắc phục được tình trạng chồng chéo
về chức năng, nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân; tạo sự
thống nhất giữa cơ quan của Đảng và chính quyền.
Do đó, kết quả Hội nghị Trung ương 8, Trung ương Đảng giới thiệu Tổng Bí
thư để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là phù hợp quy định của Hiến pháp và điều lệ
Đảng, phù hợp nguyện vọng của của hơn 96 triệu nhân dân Việt Nam tin tưởng trao
gửi cho đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một con người có đủ phẩm chất và năng lực,
kinh nghiệm và trí tuệ, bản lĩnh và uy tín, có tâm và có tầm để lãnh đạo công
cuộc xây dựng đất nước Việt Nam đổi mới, phát triển và thịnh vượng.
Những luận điệu xuyên tạc trên chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân
chống phá nhằm bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ
thấp uy tín của Đảng, phá hoại sự ổn định của hệ thống chính trị với thủ đoạn
tinh vi, thâm độc. Kết quả tín nhiệm vừa qua với đa số phiếu tán thành
99,79% bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
giữ cương vị Chủ tịch nước là thước đo tính đúng đắn của chân lý đó. Là người
con của đất Việt, chúng ta tin tưởng rằng khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân
đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý
chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét