Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2018

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc của “nhà báo mù” Trần Quang Thành





    Những ngày qua, trên trang mạng “Dân làm báo” và một số trang mạng phản động có đăng bài “Bầu Chủ tịch nước – Một màn kịch bi hài” của đối tượng Trần Quang Thành với nội dung xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Nội dung của bài báo đã thể hiện rõ ý đồ thù địch, mục đích tạo dư luận xấu trong xã hội, gây chia rẽ nội bộ Đảng và Nhà nước ta .
Thực tế, mô hình người đứng đầu Đảng đồng thời đứng đầu Nhà nước là điều hết sức tự nhiên trong đời sống chính trị của nước XHCN trên thế giới như Trung Hoa, Lào, Cuba,…ngay ở các nước có thể chế chính trị khác Việt Nam, tổng thống hay thủ tướng cũng đều là người đứng đầu đảng cầm quyền. Ở Việt Nam, từ Đại hội lần thứ hai của Đảng (tháng 2-1951) đến năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng thời là Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy, có thể nói, nước ta đã có truyền thống và kinh nghiệm về mô hình người đứng đầu của Đảng đồng thời là Chủ tịch nước.                              
Trong công cuộc đổi mới đất nước, chủ trương thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là người đứng đầu chính quyền các cấp đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng chỉ đạo thực hiện thí điểm ở tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác trong nhiều năm qua. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” có các nhiệm vụ, giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, trong đó có nội dung thực hiện mô hình Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch hội đồng nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân ở những nơi có điều kiện.
Vì vậy, việc Quốc hội bầu đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước là điều hết sức bình thường, phù hợp với lịch sử truyền thống của dân tộc và xu thế chung của thời đại. Đây hoàn toàn không phải là sự “sao chép” hay “rập khuôn” mô hình tổ chức của bất cứ quốc gia nào.
Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước, đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đều bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ rất cao và cho rằng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng là người hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết của người đứng đầu Đảng và Nhà nước. Những gì mà Tổng Bí thư làm được thời gian qua đã để lại trong lòng cán bộ, đảng viên và nhân dân hình ảnh một người lãnh đạo đầy tâm huyết, bản lĩnh, nói đi đôi với làm và luôn đặt lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân lên trên hết. Nhân dân tin tưởng rằng, với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, đồng chí Nguyễn Phú Trọng sẽ có đầy đủ điều kiện để phát huy tốt nhất quyền hạn và trách nhiệm được giao, phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tốt hơn nữa. Ngay cả những người có quan điểm trung lập và một số nhà nghiên cứu nước ngoài cũng cho rằng, “hiện tại không ai khác phù hợp hơn ông Nguyễn Phú Trọng để đảm nhiệm hai vị trí đứng đầu đất nước”. 
Những luận điệu cho rằng đó là việc “củng cố quyền lực” hay “thâu tóm quyền lực cá nhân” chỉ là một chiêu trò của một số cá nhân như  “nhà báo mù” Trần Quang Thành nhằm chống phá, bôi nhọ danh dự của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và hạ thấp uy tín của Đảng. Một khi toàn Đảng đã thống nhất, lòng dân đã thuận thì không một thế lực nào, một thủ đoạn nào có thể làm thay đổi được ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.







               


      

0 nhận xét:

Đăng nhận xét