Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020


TẤM LÒNG CỦA TỔ QUỐC VIỆT NAM
Ngày 30.4.2020 VOA Tiếng Việt đăng bài kể lại tâm sự của “Những người chưa từng về lại Việt Nam từ sau năm 1975”, tôi đọc mà thấy “tội nghiệp” những con người này.
Cũng như bao nhiêu người Việt Nam xa xứ, họ luôn mong ước được về với quê cha đất tổ. Nhưng vì luôn cố mang trong lòng nỗi hận thù của những người thua cuộc mà đến khi người thân lìa đời, họ cũng không dám về quê hương để tiễn biệt vì “sợ bị gây khó dễ do họ là thành phần chống cộng cực đoan”. Và chắc có lẽ họ tự vứt đi cơ hội của mình khi tuyên bố: “Vẫn sẽ không về nếu Đảng Cộng sản vẫn còn cầm quyền ở Việt Nam”. Tội nghiệp cho họ, vì Như ông Đinh Hùng Cường, trước năm 1975 nguyên là Quận trưởng Quận Thủ Thừa thú nhận: Mặc dù mong chế độ cộng sản trong nước “thay đổi” để ông có thể về Việt Nam nhưng “những người như ông không còn làm gì được để thay đổi tình hình trong nước”. Sao vậy ông Cường? Tại sao ông lại ôm chi trong lòng tư tưởng hẹp hòi, thù hận để rồi khi cha mẹ, anh em hay thân hữu qua đời ở Việt Nam, ông đều không dám về dự tang? Có lẽ như ông thú tội: “Tôi là người chống Cộng ở hải ngoại nên nếu tôi về sẽ bị họ làm khó dễ nên tôi quyết định không về”. Tội nghiệp hơn, ông còn cắt luôn đường về của vợ con mình, khi đã đầu độc họ tư tưởng cực đoan thù hận. Sao ông biết “dù có sống ở Mỹ đến 100 năm cũng không thể đổi thành da trắng được và cũng không thể nói tiếng Mỹ như người Mỹ được”; rồi ông cũng biết sự trở về an toàn, vô tư của một số nhân vật nổi bật như cố Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, cố nhạc sỹ Phạm Duy, nhưng bản thân mình thì lại như vậy! Tại sao bây giờ là thời đại của công nghệ mà ông lại nắm tình hình trong nước một cách thiển cận qua những người cùng hội với ông mà ông gọi họ là: “Những người đấu tranh cho dân chủ tự do”. Ông có biết những ngày qua rất nhiều báo đài trên thế giới đã đưa tin và thán phục Việt Nam trong cuộc phòng chống đại dịch COVID -19 không? Chính phủ Việt Nam là Chính phủ được tín nhiệm cao nhất trong cuộc chiến này không? Ông nên dẹp sĩ diện hão mà đọc những thông tin trên cho sáng tâm cang! Ông có biết Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia mang máy bay đến tâm dịch Vũ Hán để đón đồng bào về nước không? Ở Việt Nam những người bị nhiễm bệnh được điều trị và cách ly miễn phí. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hỗ trợ cho người nghèo vì bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và trong số đó có nhiều người trước đây cũng tham gia chế độ cũ như ông; và còn rất nhiều điều tốt đẹp, nếu ông chưa đủ tự tin để đọc báo trong nước thì ông có thể đọc báo nước ngoài, chứ đừng chỉ nghe một số kẻ cũng có suy nghĩ như ông mà nhìn nhận hẹp hòi, méo mó. Hãy nhớ, Tổ quốc Việt Nam lúc nào cũng luôn mở rộng vòng tay đón những đứa con của mình, kể cả những đứa con LẠC LOÀI, khi chúng biết tội, biết hối cải, biết vì sự phát triển, thịnh vượng của đất nước, của dân tộc./. (MP)


SỰ THÀNH CÔNG TRONG PHÒNG, CHỐNG COVID-19
CÀNG TỎA SÁNG BẢN CHẤT ƯU VIỆT CỦA CHẾ ĐỘ XHCN Ở VIỆT NAM.
Nằm giáp Trung Quốc, trung tâm ổ dịch bệnh viêm phổi cấp do vi rút corona gây ra, VN được nhiều chuyên gia dự báo rất có thể sẽ là quốc gia bị dịch lây lan mạnh nhất ở châu Á. Nhưng chính VN đã làm cho cả thế giới phải thán phục, bất ngờ vì đã thể hiện tốt năng lực ứng phó, kiểm soát, phòng ngừa và dập dịch COVID-19.
Có thể nói, đất nước chúng ta về kinh tế còn thua kém rất nhiều so với các nước trên thế giới và trong khu vực, nhưng lại là nước có nền y tế nhân dân, toàn dân rộng khắp từ trung ương đến tận huyện, xã, cơ quan, trường học, nhất là hệ thống y tế dự phòng được triển khai ngày càng mạnh mẽ, góp phần kiểm soát, chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân, đó cũng là điều nói lên bản chất ưu việt của chế độ XHCN ở VN. Nhìn ra thế giới mới biết, trong đại dịch Covid-19 ở các nước đại tư bản giàu có, chi phí cho 1 ca chữa bệnh vô cùng đắt đỏ (Mỹ 3.200 USD/ca), nhiều bệnh nhân nghèo phải chấp nhận cái chết trong đau đớn, tuyệt vọng (Mỹ dẫn đầu thế giới với gần 560.000 ca nhiễm, 23.000 người tử vong, chủ yếu là người nghèo, số hưởng trợ cấp xã hội…), thì VN lại thực hiện chính sách BHYT chi trả chi phí điều trị cho người bị nhiễm Covid-19, miễn chi phí cho người đi cách ly y tế tập trung. Đặc biệt là, một số nước tư bản phương Tây có sự kỳ thị, phân biệt đối xử giữa người trong nước với người nước ngoài. Thì trên tinh thần nhân đạo, Chính phủ nước VN XHCN đã chỉ đạo quan tâm, hỗ trợ để người nước ngoài tại VN cũng như người VN được được giám sát, chăm sóc y tế, điều trị tích cực trong trường hợp cần thiết. Những việc làm này đã được công dân nước ngoài, chính quyền các nước, cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao; hy vọng rằng tinh thần này của VN sẽ được nhân rộng trên toàn thế giới để công dân của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ đều được chăm sóc sức khỏe và được quyền sống.
Tính ưu việt của chế độ XHCN ở VN trong phòng, chống dịch Covid-19 còn thể hiện ở đạo lý nhân văn cao đẹp của dân tộc VN. Nhân dân vừa là đối tượng phục vụ của chế độ, vừa là nguồn gốc, nuôi dưỡng, nảy nở và phát huy những giá trị nhân văn của dân tộc; trong lúc hoạn nạn do đại dịch Covid-19 gây ra, những tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp của muôn triệu người dân VN lại được tỏa sáng, lan tỏa khắp trên đất nước, mỗi con người, cộng đồng dân tộc VN cả trong và ngoài nước, bằng cả tư tưởng, lời nói, hành động, việc làm tràn đầy trách nhiệm, tình yêu thương của con người VN. Cộng đồng các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các văn nghệ sĩ… đã tự nguyện san bớt gánh nặng đang đè lên vai Chính phủ. Cùng với đó là “đội quân” tình nguyện đã viết đơn sẵn sàng tham gia phòng, chống đại dịch, đi đầu là những sinh viên, học sinh các trường y, kể cả người làm ngành y đã nghỉ hưu trong cả nước; lực lượng CA, Quân đội. Ngoài ra, còn biết bao nhiêu những con người, tấm gương ở mọi giới, người già, người trẻ trên khắp mọi miền của đất nước đã và đang thầm lặng tham gia hỗ trợ Đảng, Nhà nước, Chính phủ, địa phương và các ban ngành cùng chống “giặc Covid”. Tấm lòng “máu chảy ruột mềm”, nghĩa cử “đồng bào” máu đỏ da vàng, “lá lành đùm lá rách” đang cuồn cuộn chảy trong “dòng giống Tiên Rồng”. Tính nhân văn, nhân bản của mọi người dân VN dưới chế độ XHCN đang được Đảng, Nhà nước định hướng, phát huy một cách cao cả.
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh vẫn có một số kẻ lạc lõng, ảo tưởng đăng đàn xuyên tạc, chê bai chế độ và đất nước, con người VN; cần khẳng định rằng lựa chọn con đường phát triển là quyền của mọi quốc gia - dân tộc. Sự lựa chọn đó chỉ thật sự trở nên có ý nghĩa và được người dân ghi nhận, đồng tình và tôn trọng khi hướng tới và xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng, công bằng, vì lợi ích toàn dân, nhất là đối với nhân dân lao động, nghèo khó. Việc để dân bệnh, dân chết tràn lan trong dịch bệnh ở Mỹ và một số nước Châu Âu, cho thấy CNTB không phải là “thiên đường”, không phải là “đỉnh cao” như một số người vẫn thường ca ngợi, tán dương và ảo vọng. Chính thực tế đó càng chứng minh con đường Ðảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn nhằm xây dựng xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là con đường duy nhất đáp ứng khát vọng của nhân dân Việt Nam! (MP)


Nghĩa tình quân – dân trong phòng chống dịch Covid-19
Trước khi dịch bệnh bùng lên ở Đức, chị Nguyễn Thị Lan (51 tuổi), sống ở một thành phố cách Munich khoảng 100km cảm thấy đau nhức trong người. Chị đến bệnh viện xét nghiệm xem mình có mắc Covid-19 không thì nhận kết quả âm tính. Đi khắp các bệnh viện ở Đức, bác sĩ không tìm ra bệnh của chị. Chị quyết định về Việt Nam khám bệnh dù biết là ngay khi đặt chân xuống sân bay, 2 mẹ con chị sẽ được đưa đi cách ly tập trung 14 ngày.
14 ngày trong khu cách ly ở doanh trại quân đội Trung đoàn Pháo binh 58 (xã Hoà Thạch, huyện Quốc Oai, Hà Nội), không đêm nào chị ngủ được vì đau. “Nhưng cứ nhìn thấy các chú bộ đội chăm sóc bà con là mình thương lắm” - chị Lan kể. “Các chú phải nhường chỗ, nhường giường, nhường chăn cho mình. Hằng ngày, cũng chính các chú đun nước uống, nước tắm cho bà con bằng bếp củi. Khổ lắm”’. Bây giờ, dù đã được về nhà nhưng cứ khi nào nhớ về 14 ngày cách ly trong doanh trại là chị Lan lại thấy xúc động và biết ơn. Chỉ kể, ngày đầu tiên vào doanh trại, mỗi người được phát một túi đồ dùng cá nhân gồm: Xà phòng, khăn mặt, bàn chải đánh răng, giấy vệ sinh…“Bà con được phục vụ không thiếu thứ gì mặc dù điều kiện trong đơn vị còn nhiều hạn chế”. “Cứ sáng sáng, 6 giờ 30 phút là bộ đội lại gọi bà con dậy ăn sáng. Các suất ăn được mang vào tận phòng. Ngày 3 lần như thế, lần nào các chú cũng hỏi han bà con có thiếu gì không, có ăn được không, ngủ được không. Khi bà con cần gì, đơn vị lại cử một người đi mua về phục vụ tận tình cho mọi người”.
Cùng đợt cách ly với chị là 298 người Việt bay về từ 23 nước châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc. Có nhiều người mang cả trẻ con theo, thậm chí là vài tháng tuổi cũng có. “Quy định trong doanh trại rất nghiêm nhưng bộ đội thì rất tình cảm và gần gũi. Cứ bước chân vào đây là mình cảm thấy rất an toàn”. Chị Lan chia sẻ, ngay từ khi bước chân xuống sân bay, chị đã nghĩ đến việc sẽ xin phép đơn vị cho mình được trả các chi phí trong 14 ngày sinh hoạt. “Nhưng các chú không đồng ý. Các chú nói, các chú không được phép nhận tiền của bà con”.
Từ đó, chị Lan nảy ra ý tưởng vận động bà con trong khu cách ly cùng đóng góp để làm một con đường bê tông đi lại trong khu vực khuôn viên doanh trại. “Ngay từ lúc vào, mình đã thấy doanh trại có khuôn viên trồng nhiều cây rất đẹp và thoáng đãng nhưng lại trải nền đất, nhiều hôm đi lại rất lầy lội”. Đoạn đường bê tông dài 150 mét, rộng 80cm được hoàn thành trong vòng 3-4 ngày với sức lao động của chính các anh bộ đội và sự góp sức của những người trẻ đang cách ly. Ở khu vực giữa khuôn viên, chị Lan và mọi người cũng nhất trí mua thêm vài bộ ghế giả gỗ để có chỗ ngồi ngắm cảnh.
Chị Lan chia sẻ rằng “nói mãi đơn vị mới chịu nhận món quà này”. "Chúng tôi muốn làm một cái gì đó để làm kỷ niệm cho đơn vị, như một lời cảm ơn của bà con kiều bào gửi tới đơn vị vì đã chăm sóc tận tình tất cả chúng tôi 14 ngày qua". Chị cũng hào hứng khoe rằng, trước khi về, đồng chí chỉ huy doanh trại - một người có đam mê chăm sóc hoa lan - đã tặng cho chị một bầu lan rất đẹp. (MP)



Không thể thay đổi tên gọi và giá trị
 “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”
Hiện nay, khi nói về tên gọi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, do nhãn quan chính trị khác nhau, do sự hiểu biết khác nhau.
Có ý kiến cho rằng, gọi cuộc chiến tranh đó là "Chiến tranh Việt Nam". Họ lập luận rằng, vì nó xảy ra ở Việt Nam. Nếu chỉ căn cứ vào địa điểm xảy ra chiến tranh mà gọi như thế là phi chính trị. Cách đây gần hai thế kỷ Clao-dơ-uýt đã cho rằng: "Chiến tranh chỉ là một sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác (cụ thể bằng bạo lực) và "Chiến tranh chẳng qua chỉ là chính trị từ đầu đến cuối". Do đó, không thể gọi cuộc chiến tranh xâm lược đó là "Chiến tranh Việt Nam".
Một số thế lực cho rằng, đây là một "cuộc nội chiến" giữa những người Cộng sản và không Cộng sản, hay là cuộc "chiến tranh ủy nhiệm" giữa hai phe TBCN và CNXH. Thực tế cho thấy, từ năm 1965 Mỹ hoàn toàn tham gia chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam, đến năm 1969 mới bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp "Việt Nam hóa chiến tranh" và trong suốt hơn 20 năm từ 1954 đến 1975 Mỹ hoàn toàn nắm quyền định đoạt các chiến lược chiến tranh do Mỹ đề ra thì sao có thể gọi đây là "cuộc nội chiến" giữa người miền Bắc với người miền Nam được. Mặt khác, vì sự chính nghĩa nên cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi về tinh thần, sự giúp đỡ to lớn về vật chất của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc, cùng các nước xã hội chủ nghĩa khác. Việt Nam trân trọng cảm ơn và không bao giờ quên sự ủng hộ, giúp đỡ đó. Tuy nhiên, cần phải khẳng định yếu tố quyết định, dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam chính là sức mạnh vật chất, tinh thần của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam...
Những tên gọi như trên và còn nhiều tên gọi khác nữa xét đến cùng cũng chỉ là lẩn tránh, xuyên tạc sự thật, biện hộ cho các luận điệu của những kẻ đã và đang rắp tâm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phá hoại quá trình hòa hợp của người Việt Nam ở nước ngoài mà thôi. Do đó, một lần nữa chúng ta tiếp tục khẳng định tên gọi: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước"./. (MP)


ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975 – BẢN ANH HÙNG CA BẤT HỦ
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
Thắng lợi cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam; cùng với trận Bạch Đằng (1288), trận Chi Lăng (1427), trận Đống Đa (1789), trận Điện Biên Phủ (1954) tạo nên những mốc son chói lọi trong hành trình phát triển đầy vinh quang của dân tộc Việt Nam, tô đậm thêm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc ta trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 nói riêng và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung không chỉ là thắng lợi riêng của dân tộc Việt Nam mà còn là thắng lợi của hệ thống chủ nghĩa xã hội, phong trào giải phóng dân tộc, phong trào yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Nó góp phần tăng cường sức mạnh của các nước xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới giành thắng lợi; cổ vũ mạnh mẽ phong trào dân chủ tiến bộ trên thế giới tiếp tục phát triển. Đánh giá về tầm vóc và ý nghĩa của sự kiện lịch sử đại thắng mùa Xuân 1975, Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định: “Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của Nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời đại sâu sắc”. Kỷ niệm 45, Đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là dịp để chúng ta ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc, đồng thời nhận thức sâu sắc hơn giá trị, sự hy sinh cống hiến của các thế hệ cha anh đi trước để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu sống xứng đáng hơn nữa với sự hy sinh, cống hiến đó, với truyền thống của dân tộc.
Mỗi người Việt Nam, mà trước hết là thế hệ trẻ chúng ta hôm nay “đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”; trước hết đừng đưa ra đòi hỏi vô lý, yêu cầu quá đáng; hãy đề cao cảnh giác trước thông tin bịa đặt xuyên tạc, kích động chống phá của kẻ xấu; hãy suy xét kiểm chứng thông tin trước khi hành động; không ngừng ra sức phấn đấu học tập, công tác, nâng cao trình độ, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ dạy./. (MP)

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2020


ĐỪNG LỢI DỤNG DỊCH COVID-19 ĐỄ DIỄN TRÒ CHỐNG PHÁ
Trước những nguy cơ đến từ đại dịch COVID-19, với tinh thần huy động tối đa lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống dịch, từ Chính phủ đến chính quyền các địa phương, từ các tổ chức chính trị đoàn thể đến từng người dân, từ đồng bào trong nước đến kiều bào ta ở nước ngoài… đã hưởng ứng tham gia một cách tích cực, khẩn trương.
Trong đó, đã xuất hiện nhiều hành động đẹp, nhân văn góp sức, góp công vào cuộc chiến chống dịch, chia sẻ khó khăn với lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ cũng như người dân tại các khu vực cách ly tập trung. Thế nhưng, các đối tượng xấu vẫn tiếp tục diễn trò, lợi dụng dịch bệnh để xuyên tạc, chống phá.
Một trong số những câu chuyện được nhắc đến là “Bức thư chung kêu gọi trả tự do cho tù nhân ở Việt Nam”. Trong bài “Các tổ chức kêu gọi Thủ tướng Việt Nam thả tù nhân vì dịch COVID-19”, trang VOA loan tin: “Nhiều cộng đồng và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam cũng như Ủy ban Luật gia Quốc tế hôm 6-4 đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trả tự do cho tù nhân ở Việt Nam để họ tránh bị lây nhiễm virus Corona trong lúc lệnh cách ly xã hội đang được áp dụng trên toàn quốc.
Bức thư chung của 28 cộng đồng và tổ chức tôn giáo cùng với 108 cá nhân thuộc các cộng đồng tôn giáo và sắc tộc ở Việt Nam gửi đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị “trả tự do cho những tù nhân không nguy hiểm cho xã hội như các người hoạt động bảo vệ nhân quyền, những người thực thi quyền tự do ngôn luận, hoặc những người lên tiếng bảo vệ môi sinh”.
Ngay sau khi được công bố, trên nhiều diễn đàn đã phát đi những ý kiến phản đối, tẩy chay bức thư chung này, đơn giản vì đó là một ý tưởng viển vông, xa rời thực tế…; muốn đánh lận bản chất giữa những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, những người thực thi quyền tự do ngôn luận, hoặc những người lên tiếng bảo vệ môi sinh với những kẻ cố tình lợi dụng những điều này để thực hiện mưu đồ chống phá Đảng, Nhà nước…
Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, ưu tiên hàng đầu của Việt Nam hiện nay là huy động tối đa các nguồn lực để chống dịch với mục tiêu đẩy lùi dịch COVID-19. Việc đáp ứng “yêu sách” này đồng nghĩa với việc kỷ cương, phép nước bị coi nhẹ và tạo điều kiện cho tội phạm hoành hành tràn lan, khó kiểm soát. Lúc đó, nguồn lực của chúng ta sẽ bị chi phối và đương nhiên sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chống dịch trong thời điểm khó khăn, quan trọng bậc nhất này. Bức thư chung còn nêu “những tù nhân không nguy hiểm cho xã hội” với tư cách là một lí do khác để thuyết phục Nhà nước Việt Nam trả tự do cho tù nhân ở Việt Nam.
Có thể thấy, ngay bản thân vấn đề được nói đến đã chứa đựng sự mâu thuẫn. Bởi nếu họ đơn thuần chỉ là những người “hoạt động bảo vệ nhân quyền, những người thực thi quyền tự do ngôn luận, hoặc những người lên tiếng bảo vệ môi sinh” thì đó không phải là tội phạm, chứ đừng nói đến hành vi của họ có nguy hiểm cho xã hội hay không? Khi đó, hành vi trên sẽ không có một nhà nước hay chế định pháp luật nào được quyền bắt bớ, xử tù họ... Làm điều ngược lại sẽ đồng nghĩa với việc vi phạm nhân quyền.
Trên thực tế, những đối tượng bị bắt tại Việt Nam là phần tử đội lốt hoặc lợi dụng, nhân danh những hoạt động đó để thực hiện những mưu đồ chống phá chế độ... và việc đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi chủ yếu dựa trên tiêu chí này chứ không phải vỏ bọc dân chủ, nhân quyền. Và đối với một thể chế chính trị, nhà nước thì đây mới thực sự là những tội phạm nguy hiểm... Cho nên, cái gọi là "những tù nhân không nguy hiểm cho xã hội" thực chất là trò đánh lận con đen của những kẻ chuyên ủ mưu và dàn dựng những chuyện hòng gây sức ép...
Hiểu như thế để thấy rằng, trong cách nhìn nhận của những người đứng ra thảo bức thư chung đã có sự đánh đồng, nói đúng hơn là sự xảo biện, bao biện một cách bất chấp. Bằng chứng rõ ràng nhất là trong nhiều bản cáo trạng được nêu ra tại các phiên toà thì hành vi của họ được chỉ ra là lợi dụng hoặc nhân danh dân chủ, nhân quyền để phạm tội.
Việc cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 - Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) mới đây là một ví dụ điển hình cho những điều được nói đến. Theo tài liệu của cơ quan chức năng ngày 4-7-2014, Phạm Chí Dũng ra “Tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập - IJAVN” với số lượng ban đầu hàng chục thành viên. Nội dung Điều lệ hoạt động của hội trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Hành vi của Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự khi nhiều tin, bài viết được đăng tải trên “Việt Nam Thời báo” có nội dung chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Với những điều được đưa ra thì không thể nói rằng hành vi của Phạm Chí Dũng là không nguy hiểm cho xã hội, cái gọi là tự do ngôn luận của ông ta thực chất chỉ nhằm che đậy, biện hộ cho hành vi chống đối của mình. Cái cách định danh, gọi tên “những tù nhân không nguy hiểm cho xã hội” từ bức thư chung vì thế cho thấy tư duy xảo biện của những kẻ lĩnh xướng hoặc tham gia ký tên vào bức thư chung này.
Đây không phải lần đầu tiên những “bức thư chung” kiểu thế này xuất hiện. Thông thường, nó thường diễn ra vào những thời điểm được dư luận đánh giá là nhạy cảm như trước, trong các kỳ Đại hội Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp, hoặc trong các thời điểm khủng hoảng kinh tế, xã hội, thiên tai và dịch bệnh… Việc lợi dụng thời điểm đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên thế giới để đưa ra thư chung hòng gây sức ép càng cho thấy bản chất cơ hội, sự thâm hiểm, chống đối đến cùng của các thế lực thù địch. (MP)



PHÒNG CHỐNG VIỆC LỢI DỤNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI
ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng là mục tiêu không bao giờ thay đổi của các thế lực thù địch. Dù không mới nhưng âm mưu, thủ đoạn để thực hiện mục tiêu của chúng thì ngày càng tinh vi hơn. Lợi dụng phản biện xã hội (PBXH), xem PBXH là "chiêu bài" để chống phá Đảng, Nhà nước là một trong những thủ đoạn như thế.
Thực tế cho thấy nhận thức về PBXH của nhân dân ta còn có những khoảng trống. Do vậy, muốn làm thất bại âm mưu, thủ đoạn lợi dụng PBXH để chống phá của các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, chúng ta cần đặt lên hàng đầu việc tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về hoạt động PBXH. Có như vậy mới giúp người dân hiểu đúng mục đích, ý nghĩa của công việc hệ trọng này, phân biệt được đâu là PBXH tích cực, đâu là PBXH tiêu cực, từ đó đề cao cảnh giác, chủ động phát hiện, kịp thời đấu tranh với những hành vi lợi dụng PBXH để chống phá.
Vai trò định hướng để hoạt động PBXH diễn ra đúng mục đích, ý nghĩa và đem lại hiệu quả tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chức năng là rất quan trọng. Cùng với phát huy tốt vai trò định hướng, cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân được tiếp cận thông tin, nghiên cứu, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình đối với từng nội dung liên quan tới đường lối, chủ trương, chính sách, thể chế... tác động trực tiếp đến quyền lợi của người dân.
Đối với từng người dân, khi tiếp cận với những thông tin, tài liệu, nhất là những nội dung thuộc quan điểm về các vấn đề hệ trọng, nhạy cảm của đất nước tán phát trên MXH, cần phải tỉnh táo nhận diện đâu là thông tin tốt, đâu là thông tin xấu, đâu là thông tin có cơ sở khách quan, đâu là thông tin xuyên tạc. Nâng cao hiểu biết, tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết là cách tốt nhất để mỗi người nâng cao "sức đề kháng", tránh bị cuốn theo những giọng điệu xuyên tạc, kích động chống phá của các thế lực thù địch.
Đi đôi với mở rộng dân chủ, tổ chức chặt chẽ hoạt động PBXH tích cực, cần làm tốt việc nắm bắt, tổng hợp, tiếp thu ý kiến của nhân dân để trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. Trong tổng hợp và ghi nhận những ý kiến đóng góp của nhân dân, các cơ quan chức năng cần có sự đánh giá, phân tích kỹ lưỡng, thận trọng, không để kẻ xấu lợi dụng PBXH để thực hiện những mục đích đen tối.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ cần tiến hành chặt chẽ, lấy phòng là chính nhưng cũng phải kiên quyết đấu tranh để vừa bảo vệ, vừa ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị trong nội bộ, lợi dụng PBXH để thực hiện những động cơ, mục đích không trong sáng. Đặc biệt, cần quan tâm quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, nhất là lớp trẻ để bồi dưỡng xây dựng những nhân tố tích cực, kịp thời phát hiện những tư tưởng, hành động sai trái. Đối với những cán bộ, đảng viên, công chức thoái hóa biến chất về chính trị lợi dụng PBXH tiếp tay cho các thế lực thù địch, cần xử lý kịp thời, nghiêm minh. Cần coi trọng công tác phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả âm m­ưu, thủ đoạn lợi dụng hoạt động PBXH để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện những hội, nhóm, cá nhân lợi dụng PBXH để tuyên truyền, tán phát những quan điểm sai trái trên MXH, từ đó có biện pháp kiên quyết đấu tranh. Đối với những trang mạng lợi dụng PBXH để tuyên truyền theo kiểu xuyên tạc, kích động chống phá Nhà nước Việt Nam, âm mưu làm mất ổn định chính trị ở Việt Nam thì cần tổ chức lực lượng phối hợp với các nhà mạng, kết hợp giữa biện pháp kỹ thuật với biện pháp hành chính để đấu tranh ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. (MP)


Cảnh giác với hiện tượng gieo mầm, nuôi dưỡng
 đối tượng phản biện xã hội tiêu cực
Mở rộng dân chủ, tăng cường phản biện tích cực, lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết của nhân dân là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Hưởng ứng tinh thần ấy, các hoạt động phản biện, phản biện xã hội (PBXH) thời gian qua diễn ra khá sôi động và mang lại những kết quả tích cực. Thế nhưng, một thực tế rất đáng quan tâm là cả trong và ngoài nước xuất hiện một số người lợi dụng PBXH để gây nhiễu thông tin, làm rối tình hình, kích động, hòng tạo ra những mâu thuẫn trong xã hội. Lợi dụng tình hình này, các thế lực thù địch, một số tổ chức phản động đã móc nối, gieo mầm, nuôi dưỡng các đối tượng PBXH để sử dụng làm công cụ chống phá Đảng và Nhà nước ta.
Theo cách hiểu phổ quát, PBXH là sự tương tác, giao thoa qua lại về quan điểm, tư duy của các lực lượng, thành phần trong xã hội trước những vấn đề thuộc chủ trương, chính sách, thể chế... có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên trong xã hội. Thông qua việc lắng nghe, tiếp thu những ý kiến phản biện xác đáng, có cơ sở khoa học mà các chủ trương, chính sách, thể chế... của cộng đồng ngày càng phù hợp, đáp ứng tốt hơn với những đòi hỏi của thực tiễn.
Thực tế cho thấy, trước mỗi kỳ đại hội đảng, mỗi lần sửa đổi Hiến pháp, ban hành các đạo luật hay trước các sự kiện lớn, những vấn đề hệ trọng của đất nước... Đảng và Nhà nước ta đều công bố rộng rãi các văn kiện dự thảo, đưa ra quan điểm, chủ trương... để lấy ý kiến thảo luận, đóng góp của toàn dân. Đại đa số nhân dân có ý thức trách nhiệm cao, luôn coi mỗi đợt đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo các văn kiện là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng và hưởng ứng tích cực. Các cơ quan chức năng luôn quan tâm tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận sớm, hướng dẫn người dân nghiên cứu, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về từng nội dung trong dự thảo các văn kiện và những vấn đề quan trọng. Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức hàng trăm hội nghị, hội thảo, tọa đàm... nhằm tạo điều kiện để người dân có cơ hội bày tỏ quan điểm. Hằng ngày, hằng giờ, mọi người dân đều có thể tiếp nhận thông tin và phản ánh quan điểm, ý kiến của mình qua hàng trăm xuất bản phẩm báo chí in, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình từ Trung ương đến địa phương.
Tất cả ý kiến dù đồng thuận hay không đồng thuận đều được cơ quan chức năng tổng hợp báo cáo với Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ để xem xét quyết định. Theo tinh thần ấy, để nâng cao chất lượng xây dựng các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh việc phát huy dân chủ, lắng nghe, trân trọng các ý kiến đóng góp của nhân dân, nhất là của các chuyên gia, nhà khoa học có kiến thức chuyên sâu về từng lĩnh vực... chắt lọc để nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các dự thảo văn kiện. Chính nhờ mở rộng dân chủ, phát huy tinh thần PBXH của toàn dân mà các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta đều thể hiện sự kết tinh giữa ý Đảng với lòng dân, được sự đồng thuận trong xã hội và sớm đi vào cuộc sống.
Thực tế chứng minh, để hoạt động PBXH đi đúng hướng, theo đúng ý nghĩa tích cực thì việc bày tỏ các quan điểm, nêu ý kiến đóng góp phải theo đúng quy trình, trên nền tảng khoa học, với thái độ khách quan, đặc biệt là phải đặt lợi ích của cộng đồng, lợi ích quốc gia-dân tộc lên trên hết. Thế nhưng, đã có không ít người lợi dụng hoạt động PBXH để mưu mô cơ hội, phản biện kiểu phủ nhận sạch trơn, với các quan điểm hoàn toàn không vì lợi ích của cộng đồng, lợi ích của đất nước. Những quan điểm này càng trở nên nguy hiểm khi được các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá.
Những người mang động cơ xấu, nhằm mục đích chống phá đất nước không bày tỏ quan điểm theo quy trình tổ chức và các kênh chính thống. Các đối tượng triệt để lợi dụng ưu thế của internet, nhất là mạng xã hội (MXH) để tiến hành các hoạt động chống phá núp dưới danh nghĩa PBXH. Dưới sự giật dây của các thế lực thù địch, một số phần tử cơ hội trong nước và cả ở nước ngoài đã soạn ra các văn bản dưới dạng “tâm thư”, “thư ngỏ”, “thư góp ý” (cả chính danh, nặc danh và mạo danh); thậm chí họ còn soạn hẳn một dự thảo văn kiện mới, hoàn toàn khác với dự thảo văn kiện chính thống được công bố... để thể hiện những ý kiến trái ngược với quan điểm của Đảng, Nhà nước rồi gửi đến các đồng chí lãnh đạo. Với kiểu lập luận của họ, thông qua các câu từ bóng bẩy, chau chuốt... thoáng qua người ta dễ lầm tưởng đó là những "ý kiến tâm huyết", "những đóng góp chân thành"... Nhưng thực chất, trước khi những “tâm thư”, “thư ngỏ”, “thư góp ý”... kia được gửi đi thì nó đã được các đối tượng đưa lên MXH. Để minh họa cho những quan điểm sai trái đã nêu, núp dưới chiêu bài PBXH, họ dựng chuyện, tung ra nhiều thông tin thất thiệt, tuyên truyền xuyên tạc, nhằm gây nhiễu loạn thông tin, kích động, gây áp lực, gieo rắc tâm lý hoài nghi, gây bất ổn trong dư luận.
Trên không gian mạng, họ lập ra các hội, nhóm trá hình, sau đó tuyên truyền vận động, lôi kéo những người thiếu bản lĩnh, nhẹ dạ cả tin tham gia. Thông qua đó, họ khơi gợi các thành viên trong từng hội, nhóm theo danh nghĩa PBXH nêu những quan điểm, ý kiến trái chiều, nhưng thực chất là tuyên truyền xuyên tạc quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; kích động tư tưởng, thái độ chống đối. Đặc biệt, trước những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, như: Dân tộc, tôn giáo, môi trường, chủ quyền biển, đảo... họ sử dụng các hội, nhóm và những đối tượng đã được móc nối, nuôi dưỡng đội lốt PBXH đưa lên MXH hàng loạt quan điểm, ý kiến đi ngược lại với quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Họ mưu toan phát triển đưa các hội, nhóm trên không gian mạng thành tổ chức, hoạt động dưới dạng câu lạc bộ tự do, hòng từ đó biến hoạt động PBXH trở thành một trào lưu làm méo mó thực tiễn.
Ngoài sử dụng những đối tượng PBXH đã được móc nối, để chống phá Việt Nam lâu dài, các thế lực thù địch với cách mạng Việt Nam rất quan tâm đến việc gieo mầm, nuôi dưỡng, phát triển lực lượng phản biện mới. Đối tượng PBXH trong giới trẻ và cán bộ, đảng viên, công chức... được họ đặc biệt để mắt. Cùng với tài trợ về tài chính, họ còn hướng dẫn nội dung, kế hoạch hoạt động liên kết thành mạng lưới. Khi xuất hiện những quan điểm đi ngược chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, thì ngay lập tức họ huy động lực lượng "chân rết" vào bình luận, chia sẻ, tung hô... Họ thường đánh tráo khái niệm giữa ý kiến PBXH chính thống được Đảng, Nhà nước ta tiếp thu, với những giọng điệu tuyên truyền chống phá; hoặc đánh đồng giữa những người có ý kiến khác với những đối tượng cơ hội chính trị, lợi dụng PBXH để gây bất ổn trong dư luận. Vì thế, khi một số đối tượng lợi dụng PBXH để tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Nhà nước bị đưa ra xử lý trước pháp luật thì họ cho rằng Việt Nam “đàn áp người bất đồng chính kiến”, “vi phạm quyền tự do ngôn luận”... rồi từ đó kêu gọi các tổ chức quốc tế can thiệp.
Có thể khẳng định PBXH bên cạnh mặt tích cực, đang bị các thế lực thù địch trong và ngoài nước để chống phá cách mạng Việt Nam. Vì vậy, mọi người dân Việt Nam yêu nước cần thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của chúng, nêu cao tinh thần cảnh giác không để bị lợi dụng trở thành công cụ trong tay bọn phản động chống phá lại lợi ích của đất nước và dân tộc. (MP)


NHẬN DIỆN HOẠT ĐỘNG XUYÊN TẠC CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19
ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

Hiện nay các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang đẩy mạnh hoạt động khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 gây hoang mang dư luận. Mỗi người dân cần nhìn nhận rõ âm mưu, thủ đoạn để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Trong thời gian vừa qua, nhất là những ngày gần đây, những thông tin nhiễu loạn, thất thiệt, giả mạo tràn ngập trên nhiều phương tiện truyền thông và mạng xã hội đề cập đến diễn biến phức tạp tình hình dịch bệnh COVID-19.
Để thực hiện mục đích công kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong công tác phòng chống dịch bệnh, các thế lực thù địch triệt để sử dụng các thủ đoạn sau:
Một là, lợi dụng tính năng lan tỏa nhanh của internet, của truyền thông xã hội như các kênh: Google, Youtube, facebook…, các thế lực thù địch đã lập ra hàng trăm hội nhóm, tài khoản trên facebook để tán phát các bài viết, hình ảnh, video clip có nội dung tuyên truyền xuyên tạc sai sự thật về dịch COVID-19, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang dư luận.
Chúng triệt để khai thác các tính năng bình luận, chia sẻ và phát trực tiếp (livestream) trên mạng xã hội để “phủ kín thông tin” tiêu cực đến người dân. Nhiều tổ chức phản động lưu vong, như: Việt Tân, Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời, các đài phát thanh BBC, VOA, RFA, Chân trời mới media, Hội anh em dân chủ… cùng số đối tượng phản động trong nước câu kết, a dua, phủ nhận những thành quả bước đầu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công tác ngăn chặn, kiểm soát, đẩy lùi những thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra mà WHO và quốc tế đánh giá cao.

Chúng còn sẵn sàng chi nhiều tiền để thực hiện các “quảng cáo chính trị” nhằm bóp méo sự thật, tán phát đến người dân các nội dung xuyên tạc tình hình dịch bệnh tại Việt Nam, công kích Chính phủ “bưng bít thông tin”, yếu kém trong điều hành, xử lý dịch bệnh.
Hai là, tạo các bài viết, video clip giật gân, gây sốc nhằm xuyên tạc tình hình dịch bệnh, tung tin về số lượng người bị nhiễm, tử vong do dịch bệnh tại các địa phương, hướng dẫn cách tự điều trị, chẩn đoán tại nhà, tán phát thông tin vaccine có thể chữa khỏi virus Corona; xuyên tạc về nguồn gốc của COVID-19.
Một số tổ chức “Việt Tân”, “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”, “Voice”, “BPSOS” và các đối tượng chống đối trong và ngoài nước tổ chức nhiều cuộc thăm dò ý kiến qua mạng gây áp lực với chính quyền đối với các quyết sách như: đóng cửa biên giới với Trung Quốc, yêu cầu các doanh nghiệp có công nhân Trung Quốc, Hàn Quốc dừng sản xuất, học sinh nghỉ học, trung tâm thương mại, siêu thị đóng cửa; kêu gọi, kích động công nhân đình công tập thể, hô hào người dân tích trữ lương thực, thực phẩm khiến tình trạng hoảng loạn trong quần chúng nhân dân.
Ba là, lợi dụng “khoảng trống thông tin” khi các đài, báo chính thống chưa đưa thông tin chính thức đã nhanh chóng khai thác, lồng ghép với những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình dịch bệnh COVID-19 đưa lên mạng xã hội.
Chúng cho rằng Đảng, Nhà nước “che giấu, bưng bít thông tin” thiếu minh bạch trong công bố số ca nhiễm, tử vong do COVID-19; Việt Nam tuyên bố chữa trị thành công cho các ca nhiễm COVID-19 chỉ là con số “lừa mị để trấn an dư luận”. Nhiều đối tượng cắt ghép hình ảnh, tin bài thật, giả lẫn lộn để vu cáo chính quyền gia tăng “đàn áp, bắt bớ, xử phạt” những người đăng tải thông tin liên quan đến dịch bệnh. Một số hội nhóm có đông thành viên, kiểm duyệt không chặt chẽ về nội dung cũng đã đăng nhiều tin, bài, bình luận sai sự thật công kích hoạt động điều hành chống dịch của Chính phủ.

Có thể thấy, diễn biến dịch bệnh COVID-19 như “mảnh đất màu mỡ” được các phần tử cơ hội, chống đối, các tổ chức tự xưng “xã hội dân sự” triệt để lợi dụng, khai thác, bịa đặt, tung tin giả mạo, thất thiệt, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Nhà nước, gây hoang mang trong dư luận.
Những thông tin bịa đặt, giả mạo, xuyên tạc không những gây hoang mang, hoài nghi trong dư luận mà còn gieo rắc tâm lý sợ hãi cho xã hội, cho cộng đồng. Vì nghe theo tin giả nên người dân thêm hoảng loạn, đổ xô đi mua khẩu trang, thực phẩm và tình trạng quá tải để chờ xét nghiệm ở các bệnh. Do đó, người dân cần nhìn nhận rõ âm mưu, thủ đoạn để hiểu đúng vấn đề, bản chất sự việc và cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Để góp phần loại bỏ thông tin xấu, tiêu cực gây hoang mang dư luận, khi phát hiện nguồn tin xấu, cần báo cho cơ quan Công an, các cơ quan chức năng liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời.
Người dân cần bình tĩnh trước các thông tin thất thiệt trên mạng xã hội, thay vì đổ xô đi tích trữ thực phẩm, chúng ta nên hạn chế tới nơi đông người, chủ động khai báo y tế trung thực khi có dấu hiệu nghi nhiễm, thực hiện biện pháp phòng cống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế và giữ vững niềm tin vào sự quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh của Chính phủ.
                                                                                   V.T.B



NÂNG CAO Ý THỨC, TRÁCH NHIỆM QUÂN NHÂN
KHI SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI
Những năm gần đây với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật trong đó có công nghệ thông tin Internet; thông qua đó các thế lực thù địch, phản động cũng triệt để lợi dụng để tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phát tán thông tin sai trái, độc hại với mức độ, tần xuất ngày càng tăng, nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá cách mạng nước ta thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, nguy hiểm hơn là nhằm “phi chính trị hóa Quân đội”…
Nội dung chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động thông qua thông tin trên mạng xã hội rất đa dạng, từ kinh tế, xã hội đến văn hóa, giáo dục, y tế, pháp luật, quốc phòng, an ninh…, thậm chí đến cả diễn biến tình hình sức khỏe của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Thực tế cho thấy, những người tham gia nêu quan điểm, ý kiến phân tích, bình luận, đánh giá tình hình đất nước trên mạng xã hội có thể chia ra theo các nhóm.
Nhóm 1: Nhóm có ý thức tốt, trình độ nhận thức cao, hiểu rõ, đầy đủ, đúng đắn các vấn đề thực tiễn đất nước đang diễn ra. Họ chủ động đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch bằng cách tích cực tuyên truyền quan điểm, tư tưởng, đường lối của Đảng; chủ trương, chính sách của Nhà nước, quyết tâm bảo vệ Đảng, Nhà nước, Quân đội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nhóm 2: Nhóm cố tình hiểu sai, bóp méo, “bôi đen”, xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội; cố tình nói xấu, vu khống, “thổi phồng” làm sai lệch những giá trị thực, tốt đẹp của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu xây dựng.
Nhóm 3: Nhóm vô tình bị lôi kéo, hùa theo những ý kiến phản động của nhóm 2 mà chính bản thân họ cũng chưa thể nhận ra. Phần lớn họ là những người có trình độ nhận thức còn hạn chế, thiếu thông tin chính thống, có tâm lý a dua, hiếu kỳ, đám đông.
Trong 3 nhóm nêu trên, nhóm 1 chiếm tỷ lệ không nhiều, chủ yếu tập trung ở quan điểm của những nhà nghiên cứu chuyên sâu, phát ngôn của các cơ quan chuyên môn… những người ở nhóm 1 gặp nhiều khó khăn trong thực hiện vai trò của mình trên mạng xã hội (thường phải gánh chịu “gạch, đá” của những cư dân mạng thiếu hiểu biết và những kẻ phản động, đội lốt dân chủ). Như vậy nhóm 2 là nhóm chúng ta cần quan tâm hơn.
Nếu xem xét, phân tích, dễ nhận ra nhóm 2 tuy chiếm tỷ lệ ít, nhưng nguy hiểm và điều đáng quan ngại là nhóm này dễ dàng lôi kéo để có sự “hậu thuẫn” của nhóm 3, nhóm chiếm tỷ lệ rất đông. Vì thế, dù chiếm tỷ lệ ít song phạm vi tác động của nhóm 2 lại rất rộng, làm cho nhiều người có cảm giác “cứ vào mạng xã hội là thấy toàn nghịch cảnh, chuyện sai trái, xã hội đầy màu đen”.  
Như vậy, nếu không cẩn thận chúng ta đã vô tình dành một mảnh đất rất rộng trên mạng xã hội cho các thế lực thù địch, phản động tuyên truyền, xuyên tạc; cho những người nhận thức chưa đầy đủ, thiếu thông tin chính thống, tham gia cổ xúy, tuyên truyền, quảng bá cho cái xấu, cái sai, bất chấp hậu quả tai hại của nó đối với đạo đức xã hội, đối với sự phát triển của đất nước và đối với hình ảnh “Bộ đội cụ Hồ”.
Các thế lực thù địch, phản động đã chọn mạng xã hội như một “mặt trận” mới, để tăng cường chống phá chế độ ta. Một số người vì nhiều lý do, trong đó có lý do thiếu hiểu biết, đã cố ý hay vô tình tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết cách tận dụng sử dụng mạng xã hội thành một phương tiện, một kênh thông tin hữu ích để tuyên truyền tính đúng đắn, cách mạng, khoa học để chuyền tải các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Quân đội đến quần chúng, góp phần phòng, chống, ngăn chặn những tư tưởng, quan điểm sai trái, lệch lạc một cách hiệu quả.
Trước tình hình mạng xã hội diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp, trước hết cấp ủy, chỉ huy các cấp, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi quân nhân cần thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
Một là: Đẩy mạnh việc học tập chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm củng cố vững chắc thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng trong nhận thức, phân tích, đánh giá và hoạt động thực tiễn, nhằm đấu tranh chống lại quan điểm sai trái của các thế lực thù địch, phản động.
Hai là: Tích cực học tập, quán triệt cương lĩnh, đường lối, chiến lược, sách lược của Đảng, Nhà nước, Quân đội trên mọi lĩnh vực; chủ động nghiên cứu nâng cao năng lực chuyên môn, tạo dựng cho bản thân nền tảng tri thức chính trị – xã hội đúng đắn, khoa học, cách mạng, đủ trình độ đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động trên mạng xã hội. Tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm Chỉ thị số 118-CT/QUTW ngày 20/02/2017 của Quân ủy Trung ương, “V/v tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ Quân đội trong tình hình hiện nay”; coi trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tinh thần cảnh giác; kịp thời phát hiện những biểu hiện tiêu cực, sai trái; xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của Ban chấp hành Trung ương về những điều Đảng viên không được làm, nhất là phát ngôn, tuyên truyền, phát tán tài liệu trái cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động nhằm phá hoại, gây mất đoàn kết trong nội bộ làm cho nội bộ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.  
Ba là: Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phong cách tư duy, ứng xử, làm việc, sinh hoạt… theo phong cách Hồ Chí Minh, để nâng cao khả năng phân tích, đánh giá, phản biện, đấu tranh vừa lịch sự, khiêm tốn, trí tuệ, thuyết phục nhẹ nhàng, kiên trì, nhưng vừa kiên quyết, triệt để, bảo đảm giành thắng lợi trên mạng xã hội trước các thế lực thù địch.
Bốn là: Mỗi cấp ủy, chỉ huy, tổ chức cơ sở đảng, tổ chức quần chúng trong sinh hoạt công tác phải thường xuyên giáo dục, làm rõ, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn từ những thông tin xấu độc, ác ý của các thế lực thù địch, phản động; cần dựa vào những thông tin chính thống, hướng dẫn của các cơ quan chức năng để cung cấp nhanh cho quân nhân thuộc quyền những thông tin chính xác và dựa vào đó, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
Năm là: Thực hiện nghiêm những quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước; mặt khác phải thực hiện nghiêm quy định về biện pháp tiếp nhận, cung cấp, sử dụng thông tin để phản bác lại các luận điệu sai trái trên mạng xã hội, bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, đúng thời điểm, đối tượng, đúng nội dung và yêu cầu đặt ra.
Sáu là: Cấp ủy, chỉ huy các cấp phải thường xuyên nắm bắt tình hình, tư tưởng, dư luận xã hội trong nội bộ cơ quan, đơn vị, nhất là nắm bắt trên không gian mạng xã hội. Qua đó, kịp thời phát hiện, góp ý, phê bình, không để quân nhân thuộc quyền, đồng chí, đồng đội bị lôi kéo, dụ dỗ mà cố ý hoặc vô tình ủng hộ, chia sẻ, loan truyền những thông tin xấu độc trên mạng xã hội.
Bảy là: Trên cơ sở nắm vững Luật An ninh mạng, mỗi quân nhân phải biến trang mạng xã hội của mình thành một kênh thông tin hữu ích để tuyên truyền những thông tin chính thống về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước và Quân đội. Đồng thời phải thường xuyên tham gia phân tích, bình luận, chia sẻ các bài viết về những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, những mô hình mới, cách làm hay, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong phong trào thi đua quyết thắng ở cơ quan, đơn vị mình.
Tám là: Mỗi quân nhân phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống; giữ vững bản lĩnh chính trị, tính tiền phong gương mẫu của người quân nhân cách mạng, nêu cao ý thức tự lực, tự cường vượt qua mọi cám dỗ vật chất, danh lợi trước mọi thủ đoạn, mưu mô thâm độc của kẻ thù.
                                                              V.T.B


Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2020


QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19

Hơn 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn phát huy tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ kính yêu: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang quyết liệt, nỗ lực chung tay phòng, chống, dich Covid-19. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, cán bộ, chiến sĩ QĐND đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, nguy cơ lây nhiễm là một trong những lực lượng nòng cốt, xung kích trên tuyến đầu, cùng các cấp, các ngành tích cực phòng, chống bệnh. Một lần nữa chức năng đội quân công tác của QĐND lại được thể hiện rõ nét, góp phần làm tỏa sáng phẩm chất tốt đẹp của Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới.
Dịch nhiễm đường hô hấp do chủng mới virus Corona gây ra từ tháng 12/2019 đến nay đang tiếp tục diễn ra phức tạp, trở thành đại dịch lớn, lan rộng trên toàn cầu, tác hại sâu sắc, toàn diện tới mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia dân tộc, trong đó có Việt Nam.
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban bí thư, lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thường vụ Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị, nhất là lực lượng quân y toàn quân đã tích cực vào cuộc chống dịch, triển khai toàn diện, đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, hữu hiệu, với quan điểm chỉ đạo “trong bất luận tình huống nào, quân đội cũng phải sẵn sàng đi đầu phòng, chống dịch Covid-19”. Bộ Quốc phòng đã khẩn trương thành lập ban chỉ đạo phòng , chống dịch bệnh.
Với vai trò là lực lượng nòng cốt, tuyến đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, cán bộ, chiến sĩ quân đội luôn chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của trên, kỷ luật quân đội, vượt qua khó khăn, gian khổ, bất chấp hi sinh, đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm để hoàn thành sứ mệnh cao cả. Điều đó đã thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, vì dân phục vụ, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao, xứng đáng là điểm tựa tinh thần, chỗ dựa vững chắc của nhân dân cả nước trong công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19, tô thắm bản chất, truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam anh hùng thời kỳ mới. (NQV)



HÃY TỈNH TÁO TRƯỚC NHỮNG THỦ ĐOẠN CHỐNG PHÁ CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
HTT
Trong thời gian qua, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh CVID-19 và sự nhận thức chưa đầy đủ của một số người dân đã khai báo không trung thực… trên các trang mạng xã hội các thế lực thù địch đã xuyên tạc, lồng ghép hoặc cắt xén thông tin hòng làm rối loạn dư luận gây khó khăn cho các chủ trương, chính sách phòng, chống dịch của Đảng và Nhà nước.
Minh chứng thực tế có thể thấy đó là trong thời gian qua, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp đã phối hợp xác minh, đấu tranh với gần 1.000 trường hợp thông tin sai sự thật trên không gian mạng, xử phạt hành chính hàng trăm trường hợp và đang xem xét tính chất, mức độ nghiêm trọng có thể sẽ khởi tố hình sự một số đối tượng.
Tiêu biểu một số luận điệu như: lợi dụng một số cán bộ đi công tác nước ngoài trở về từ vùng dịch nhưng chưa tự giác cách ly theo quy định, khi các cơ quan báo chí chính thống chưa kịp thông tin thì một số tổ chức phản động lưu vong cùng các đối tượng cơ hội, chống đối ở trong và ngoài nước đã suy diễn quy chụp rằng, việc để cho quan chức từ các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao trở về, di chuyển bình thường, mà không đặt dưới sự giám sát chặt chẽ về y tế... nguyên nhân là do chủ trương, chính sách trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Nhà nước Việt Nam. Từ đây chúng xuyên tạc, công kích Chính phủ Việt Nam “bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”. Những chủ trương, quyết sách, cách ứng xử của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam với những người phải cách ly, theo dõi, điều trị bệnh (cả người nước ngoài) là rất nhân văn, đậm tình người nhưng chúng xuyên tạc rằng đó chỉ là trò “mị dân”… Những giọng điệu ấy ít nhiều đã làm cho thế giới hiểu chưa đúng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và tinh thần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Hay như từ việc moi móc đời tư, xuyên tạc, bịa đặt về cuộc sống của cán bộ cấp cao là bệnh nhân số 21, một số đối tượng thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị đã “vơ đũa cả nắm” quy kết rằng đó là “cuộc sống quý tộc của quan chức Cộng sản Việt Nam... Chúng ta không phủ nhận trong nội bộ có những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất. 
Trong công tác đối ngoại, các thế lực thù địch lợi dụng kích động, xuyên tác, khoét sâu những mâu thuẫn giữa các chính sách ngoại giao hòng tạo ra sự nghi ngờ đối với Đảng và Chính phủ. Điển hình là chúng đã Lợi dụng ổ dịch bùng phát ở Trung Quốc, các thế lực thù địch đưa “yêu sách” đòi Nhà nước ta phải phong tỏa biên giới với Trung Quốc! Khi dịch lan rộng ra nhiều nước ngoài Trung Quốc, Chính phủ ta đưa ra những hạn chế về xuất nhập cảnh với một số nước đang có dịch diễn biến phức tạp, trong khi vẫn mở cửa giao thương hàng hóa với Trung Quốc, thì họ xuyên tạc rằng Nhà nước ta là “lệ thuộc”. Đây là hành vi lợi dụng dịch bệnh để chống phá đường lối, chính sách về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.
Cùng với đó, các thế lực thù địch lớn tiếng vu cáo Đảng, Nhà nước ta vi phạm các quyền tự do, dân chủ, khi các cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành xác minh, xử lý những người tán phát thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 trên truyền thông xã hội.
Từ những thủ đoạn trên có thể thấy rằng ở bất cứ thời gian, không gian nào đi chăng nữa thì các thế lực thù địch cũng luôn tìm đủ mọi cách với mọi thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hòng chống phá đối với cách mạng Việt Nam. Bởi vậy, với mỗi người dân Việt Nam, mà trước hết là những cán bộ, đảng viên trong Quân đội cần phải luôn luôn tỉnh táo, quán triệt tốt quan điểm, đường lối của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ xã hội cao cả vì tính mạng của nhân dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.



TRUYỀN THỐNG “VÌ NHÂN DÂN PHỤC VỤ” CỦA QUÂN ĐỘI ĐƯỢC TÔ THẮM HƠN, VỮNG BỀN HƠN VỚI MỖI
 NGƯỜI DÂN VIỆT NAM TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH
HTT
Thực hiện nhiệm vụ cao cả của quân đội là luôn bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân là trên hết. Trong những ngày qua, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân đội đã xung kích, tích cực tham gia có hiệu quả trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Khi nhận được chỉ thị của Đảng, Nhà nước giao cho nhiệm vụ trực tiếp tham gia bảo đảm chống dịch bệnh CVID-19, các đơn vị trong toàn quân, đặc biệt là những đơn vị được giao nhiệm vụ bảo đảm đầy đủ các vị trí cách ly những người từ vùng dịch từ nước ngoài về đã và đang để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng người dân Việt Nam cả trong nước và kiều bào nước ngoài.
Theo đó, người dân trở về từ các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 sau khi được đưa về khu vực cách ly đã được cấp phát khẩu trang, nước rửa tay, tờ rơi truyền thông; khám sàng lọc và bố trí nơi ở theo từng khu vực. Hàng ngày, những người đang cách ly được theo dõi sức khỏe thường xuyên, đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu có diễn biến bất thường sẽ được chuyển sang khám, lấy mẫu xét nghiệm, điều trị tại theo quy định. Tại điểm cách ly, việc sinh hoạt cá nhân của mọi người được thực hiện rất quy củ, gần giống như trong Quân đội. Những người cách ly được ăn uống đầy đủ, điều độ. Bữa sáng ăn diễn ra lúc 6 giờ 30 phút, bữa trưa lúc 11 giờ và bữa tối lúc 17 giờ. Đồ ăn chia theo suất, được cán bộ, chiến sỹ mang lên từng phòng để tránh tập trung đông người. Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Quốc phòng, tại buổi làm việc giữa Thủ tướng Chính phủ với Bộ Quốc phòng, ngày 22/3 vừa qua, đến thời điểm này, số công dân cách ly tập trung trong doanh trại quân đội là 34.734 người (17.910 người đã hết cách ly và 16.538 người đang cách ly). Toàn quân hiện có 2 Viện Y học dự phòng ở cấp chiến lược và 11 đội y học dự phòng của các quân khu, quân đoàn với 5 đội cơ động phòng, chống dịch; 30 bệnh viện quân y với tổng số 977 giường truyền nhiễm, có khả năng mở rộng lên 2.429 giường. Dư luận thực sự xúc động trước hình ảnh những bác sỹ mặc áo lính nhiệt tình hỗ trợ, chăm sóc công dân tại các vị trí cách ly hay hình ảnh cán bộ, chiến sỹ quân đội cơ động ăn, ngủ trong rừng để nhường doanh trại cho người dân cách ly. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân đội đã nỗ lực làm tốt công tác chuẩn bị, tích cực chăm sóc, giúp đỡ người dân tại các điểm cách ly. Điều này đã trực tiếp tạo ấn tượng sâu sắc với những người bị cách ly và người thân của họ.
Ngày nay, truyền thống “Vì nhân dân phục vụ” của quân đội càng được tô thắm thêm và phát triển hơn trong những điều kiện mới. Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh CVID-19, lực lượng Quân đội đã và đang đóng vai trò quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đẩy lùi nguy cơ lây lan của dịch bệnh và càng tô thắm hơn, vững chắc hơn hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng mỗi người dân Việt Nam.



NHỮNG GIỌNG ĐIỆU TUYÊN TRUYỀN XUYÊN TẠC CHỐNG PHÁ MÙA COVID19
TVT
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, cả hệ thống chính trị và toàn dân Việt Nam đang chung tay vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc” nhằm góp phần cùng các nước trên thế giới kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi, giảm thiểu những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Ấy vậy mà gần đây vẫn có một số tổ chức phản động lưu vong móc nối, cấu kết với một số phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước sử dụng những thông tin giả, triệt để khai thác ưu thế của không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam, kích động người dân chống phá Đảng và Nhà nước.
Thủ đoạn rất đáng chú ý là một số tổ chức phản động, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng khoảng trống thông tin khi các cơ quan báo chí, truyền thông của ta chưa kịp đăng phát những thông tin chính thống thì chúng đã lồng ghép những thông tin giả xuyên tạc, bóp méo sự thật rồi tung lên không gian mạng rất sớm nhằm làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Chẳng hạn trong việc một số cán bộ đi công tác nước ngoài trở về từ vùng dịch nhưng chưa tự giác cách ly theo quy định, khi các cơ quan báo chí chính thống chưa kịp thông tin thì một số tổ chức phản động lưu vong cùng các đối tượng cơ hội, chống đối ở trong và ngoài nước đã suy diễn quy chụp rằng, việc để cho quan chức từ các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao trở về, di chuyển bình thường, mà không đặt dưới sự giám sát chặt chẽ về y tế... nguyên nhân là do chủ trương, chính sách trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Nhà nước Việt Nam. Từ đây chúng xuyên tạc, công kích Chính phủ Việt Nam “bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”.
Đã phải trải qua nhiều đau thương mất mát bởi các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang, bởi thiên tai, dịch bệnh,... hơn ai hết dân tộc Việt Nam hiểu rõ giá trị của hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Để người dân được tận hưởng những thành quả của cách mạng, Việt Nam đã tham gia hầu hết các Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Đảng, Nhà nước luôn nỗ lực hành động nhằm biến các cam kết ấy thành hiện thực để người dân được bảo đảm các quyền cơ bản của con người.  Trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Điều này càng được thể hiện rõ trong các chủ trương, quyết sách chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Để phòng, chống dịch một cách hiệu quả Chính phủ ta đã triển khai quyết liệt hàng loạt các chủ trương, biện pháp đầy chất nhân văn nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh, sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng và phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các cấp, các ngành, các địa phương đã được triển khai tích cực, đạt những kết quả bước đầu rất quan trọng, được nhân dân ghi nhận, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Mỗi người tham gia vào môi trường mạng hãy tỉnh táo, bằng kiến thức và hiểu biết để suy xét thận trọng, kỹ lưỡng trước những thông tin thấy được, đừng vì nhẹ dạ, cả tin hay những bức xúc nhất thời mà nghĩ xấu về Đảng, Nhà nước, về đội ngũ cán bộ, để rồi đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin bịa đặt, ác ý về công tác phòng, chống dịch bệnh. Những hành động như vậy chẳng những làm xói mòn niềm tin vào Đảng và chính quyền, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch mà còn làm hủy hoại cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, tự biến mình thành kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta./.



                    LỢI DỤNG DỊCH COVID-19 ĐỂ CHỐNG PHÁ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA
                                                 PBT
                              
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, lợi dụng tình hình này thời gian qua trên không gian mạng, một số đối tượng đã liên tục phát tán nhiều thông tin giả gây hoang mang dư luận.
Càng nguy hiểm hơn khi dựa trên những thông tin xấu độc ấy các thế lực thù địch, phản động ra sức tuyên truyền xuyên tạc, kích động hòng tạo ra những bất ổn về an ninh trật tự xã hội, phá hoại sản xuất trong nước, chia rẽ Việt Nam với các nước trên thế giới và sâu xa hơn là chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ, cả hệ thống chính trị và toàn dân Việt Nam đang chung tay vào cuộc với tinh thần “chống dịch như chống giặc” nhằm góp phần cùng các nước trên thế giới kiểm soát, ngăn chặn, đẩy lùi, giảm thiểu những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra. Ấy vậy mà đây đó vẫn có một số tổ chức phản động lưu vong móc nối, cấu kết với một số phần tử phản động, cơ hội chính trị trong nước sử dụng những thông tin giả, triệt để khai thác ưu thế của không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội để tuyên truyền, xuyên tạc về quan điểm, chủ trương, chính sách, các giải pháp và kết quả phòng, chống dịch của Việt Nam, kích động người dân chống phá Đảng và Nhà nước.
Thủ đoạn rất đáng chú ý là một số tổ chức phản động, phần tử cơ hội chính trị đã lợi dụng khoảng trống thông tin khi các cơ quan báo chí, truyền thông của ta chưa kịp đăng phát những thông tin chính thống thì chúng đã lồng ghép những thông tin giả xuyên tạc, bóp méo sự thật rồi tung lên không gian mạng rất sớm nhằm làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận. Chẳng hạn trong việc một số cán bộ đi công tác nước ngoài trở về từ vùng dịch nhưng chưa tự giác cách ly theo quy định, khi các cơ quan báo chí chính thống chưa kịp thông tin thì một số tổ chức phản động lưu vong cùng các đối tượng cơ hội, chống đối ở trong và ngoài nước đã suy diễn quy chụp rằng, việc để cho quan chức từ các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh dịch cao trở về, di chuyển bình thường, mà không đặt dưới sự giám sát chặt chẽ về y tế... nguyên nhân là do chủ trương, chính sách trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Nhà nước Việt Nam. Từ đây chúng xuyên tạc, công kích Chính phủ Việt Nam “bưng bít thông tin, yếu kém trong xử lý dịch bệnh”. Những chủ trương, quyết sách, cách ứng xử của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam với những người phải cách ly, theo dõi, điều trị bệnh (cả người nước ngoài) là rất nhân văn, đậm tình người nhưng chúng xuyên tạc rằng đó chỉ là trò “mị dân”… Những giọng điệu ấy ít nhiều đã làm cho thế giới hiểu chưa đúng về quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và tinh thần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam.
Cùng với thông tin bịa đặt, bóp méo sự thật về tình hình dịch bệnh, xuyên tạc công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành chức năng, trên không gian mạng chúng còn thực hiện các cuộc thăm dò ý kiến nhằm tạo ra những luồng thông tin trái chiều gây áp lực với Đảng và Nhà nước ta trước nhiều nội dung khác nhau như: “đóng cửa biên giới Việt Nam - Trung Quốc”; “các doanh nghiệp, khu công nghiệp có yếu tố người nước ngoài thuộc các quốc gia có nhiều người nhiễm bệnh như: Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc... phải đóng cửa”; “đối xử với người nước ngoài trong thời dịch bệnh..”… Nhằm tuyên truyền, kích động người dân tẩy chay, không tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gần đây chúng còn tung ra cả những tài liệu “hướng dẫn điều trị, chữa trị bệnh Covid-19 tại nhà” rất vô lý và phi khoa học. Càng nguy hiểm hơn khi một số người thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm đã “té nước theo mưa” chia sẻ, phát tán những thông tin thất thiệt này.
Để phòng, chống dịch một cách hiệu quả Chính phủ ta đã triển khai quyết liệt hàng loạt các chủ trương, biện pháp đầy chất nhân văn nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn lây bệnh, sẵn sàng phương án cách ly trên diện rộng và phát động toàn dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 của các cấp, các ngành, các địa phương đã được triển khai tích cực, đạt những kết quả bước đầu rất quan trọng, được nhân dân ghi nhận, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Vì sức khỏe cộng đồng, vì tính mạng người dân mỗi người tham gia vào môi trường mạng hãy tỉnh táo, bằng kiến thức và hiểu biết để suy xét thận trọng, kỹ lưỡng trước những thông tin thấy được, đừng vì nhẹ dạ, cả tin hay những bức xúc nhất thời mà nghĩ xấu về Đảng, Nhà nước, về đội ngũ cán bộ, để rồi đăng tải, bình luận, chia sẻ những thông tin bịa đặt, ác ý về công tác phòng, chống dịch bệnh. Những hành động như vậy chẳng những làm xói mòn niềm tin vào Đảng và chính quyền, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch mà còn làm hủy hoại cuộc sống của cá nhân và cộng đồng, tự biến mình thành kẻ tiếp tay cho các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.



Quân với dân một ý chí phòng chống dịch Covid-19
“Quân đội của chúng ta luôn là trụ cột của quốc gia, đặc biệt khi đất nước lâm nguy, giặc giã, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm thì vai trò chủ đạo, tính chất nòng cốt của quân đội càng được thể hiện rõ hơn và phát huy mạnh mẽ, đặc biệt quân đội ta là Quân đội nhân dân anh hùng”, Thủ tướng bày tỏ vui mừng được làm việc tại Cục Quân y, nơi đầu sóng ngọn gió trong phòng chống đại dịch COVID-19.
Đó là lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Cục Quân y, Bộ Quốc phòng, ngày 22/3/2020.
“Tôi thân ái gửi đến và ghi nhận tinh thần trách nhiệm khắc phục khó khăn vì nhân dân quên mình của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đặc biệt là Quân đội Nhân dân Việt Nam đang làm việc tại các tuyến biên giới, các khu cách ly tập trung và nhiều nơi khác trong mặt trận chống đại dịch này”.
Quân đội đã huy động hàng ngàn chiến sĩ, sĩ quan trực tiếp tham gia chống dịch, ngày đêm chăm sóc, hỗ trợ hàng vạn người cách ly tập trung, dù ban đêm hay ban ngày, dù trời nắng hay trời mưa. Nhiều đơn vị đã nhường chỗ ở cho người dân, đã quản lý, chăm sóc tận tình.
Thủ tướng nêu rõ, đây chính là hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ, vì nhân dân quên mình, đó là tình dân tộc, nghĩa đồng bào, thể hiện vai trò quân đội trong lúc dịch bệnh, tạo niềm tin cho nhân dân. Thủ tướng cũng biểu dương lực lượng khoa học công nghệ trong quân đội đã lập nhiều thành tích, trong đó có phối hợp với các đơn vị khác sản xuất bộ kit xét nghiệm COVID-19.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề nghị “các đồng chí phải bảo vệ chính mình. Cho nên, mọi đơn vị, từng cán bộ, chiến sĩ phải phòng chống bệnh tật như đeo khẩu trang, rửa tay, ăn uống tập luyện, giữ gìn sức khỏe, không để dịch bệnh lây lan vào các đơn vị quân đội”.
Trong thời gian cao điểm sắp tới, cần cố gắng hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa, hy sinh thời gian, bao quát mọi công việc, điều hành việc cách ly thành công trên toàn quốc. Thủ tướng nhắc lại cơ chế hiện nay là quân đội điều hành việc cách ly, các địa phương hỗ trợ việc cách ly, ngành y tế hỗ trợ về chuyên môn.
Chuyển lời thăm hỏi cán bộ, chiến sĩ toàn quân, đặc biệt là các đơn vị làm nhiệm vụ cách ly, các đơn vị bộ đội biên phòng ở biên giới, hải đảo xa xôi, Thủ tướng đề nghị Bộ Quốc phòng tiếp tục chỉ đạo Cục Quân y huy động lực lượng quân y để đào tạo, bồi dưỡng về quy trình lấy mẫu, thực hiện xét nghiệm, sử dụng các kết quả chẩn đoán, bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đánh giá cao Bộ Quốc phòng về việc giải quyết vấn đề nước ngọt cho các tỉnh Tây Nam Bộ bị xâm nhập mặn hết sức tận tụy; các lực lượng chức năng đã xử lý tốt vấn đề Biển Đông.
Thủ tướng tin tưởng, với truyền thống quân với dân như cá với nước, đoàn kết, vượt khó, quyết thắng, nhất định quân đội, lực lượng quân y, các quân khu sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng giao phó.
Thủ tướng đề nghị để phòng chống COVID-19 thành công, người dân cần tuân thủ hướng dẫn của cơ quan y tế, đó là người trên 60 tuổi hãy ở nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác, hạn chế tụ tập đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài và nơi công cộng, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát trùng, tăng cường dinh dưỡng, tập luyện, nâng cao sức khỏe. Mỗi người dân, mỗi địa phương, đơn vị là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống dịch COVID-19. (NNQ)