Nguyễn
Đình T. Psy.11
Hiện
nay Đảng, Nhà nước ta, nhân dân ta triển khai nhiều hoạt động đưa Nghị quyết Đại
hội XII vào cuộc sống, trong đó có cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống “lợi
ích nhóm”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”… Lợi dụng chủ trương đúng đắn, kịp
thời này các thế lực thù địch, những kẻ tự xưng là “nhà hoạt động xã hội”, “đấu
tranh cho dân chủ, nhân quyền”, “người yêu nước” lại “đẩy” lên các trang mạng,
các web, blog,… những quan điểm sai trái, độc hại, bịa đặt, xuyên tạc cho rằng,
đó là những cuộc “đấu đá” nội bộ, giữa “nhóm lợi ích mới” với “nhóm lợi ích
cũ”. Có kẻ cho rằng: “Tất cả những chuyện về suy thoái, chuyện về “diễn biến”,
rồi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hay điều gì đó, thì chỉ nhằm “triệt phe
phái”, là “tranh nhau ghế”; rằng Hội nghị Trung ương 4 là biểu hiện của sự “bế
tắc” giải pháp cho các vấn đề xã hội. Có kẻ thì qua “Thư ngỏ” khẳng định rằng,
“tham nhũng thuộc về bản chất của chế độ, không thể cải tạo, cần phải làm
một cuộc cách mạng thay đổi nó về bản chất; tức là phải hủy bỏ cái chế độ
sinh ra nó, chế độ độc tài đơn đảng…”.
Có
thể khẳng định rằng, tất cả những luận điệu của họ đều xuyên tạc sự thật, phá
hoại chính cuộc đấu tranh này; đồng thời nhằm chia rẽ nội bộ Đảng, Nhà nước, mối
quan hệ giữa Đảng ta với nhân dân. Và mục tiêu cuối cùng của chúng là chuyển
hóa chế độ ta sang mô hình “dân chủ, nhân quyền”, “đa nguyên, đa đảng” ngoại nhập.
Thứ nhất,
các thế lực thù địch, phản động lợi dụng những vụ việc, sự kiện cụ thể để xuyên
tạc, để “lái” nhận thức xã hội về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” của Đảng ta sang mục tiêu phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đại
hội XII của Đảng đã phân tích, nhận thức sâu sắc hơn sự nguy hiểm của tình trạng
suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Tại đại hội này, Đảng ta đã xem cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lợi ích
nhóm là một trong những vấn đề quan trọng nhất của nhiệm kỳ mới. Với tinh thần
thẳng thắn, Báo cáo Chính trị tại đại hội đã chỉ ra rằng: Tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên và tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi, đạo đức xã hội có mặt
xuống cấp nghiêm trọng; “bốn nguy cơ” mà Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm
kỳ khóa VII của Đảng (năm 1994) nêu lên; tình trạng tham nhũng, lãng phí, “diễn
biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn tồn tại, có mặt còn diễn biến
phức tạp hơn trước. Hội nghị Trung ương 4 khóa XII thêm một lần nữa tái khẳng định
quan điểm này ở mức độ cao hơn. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích tính
chất nguy hại của sự suy thoái về mặt chính trị: “Từ suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nguy hiểm
khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay, hoặc câu kết với các thế lực xấu, thù địch,
phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Thời
gian qua, thực hiện chỉ đạo của Trung ương Đảng, nhiều vụ án lớn đã được đưa ra
xét xử, như vụ án Ngân hàng Xây dựng Việt Nam do Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch
HĐQT) chủ mưu đã được Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đưa ra xét
xử trong tháng 7-2016, với 36 bị cáo. Phạm Công Danh và đồng phạm đã làm thất
thoát hơn 9.000 tỷ đồng. Sau khi xem xét, tranh tụng công khai, tòa đã tuyên phạt
Phạm Công Danh 30 năm tù giam, thu hồi nhiều tiền, tài sản khắc phục hậu quả,
trong đó Nhà nước truy thu hàng nghìn tỷ đồng.
Thứ hai,
những thông tin mà “các nhà hoạt động xã hội”, “người yêu nước” tán phát trên
thế giới ảo không chỉ nhằm xuyên tạc sự thật, mà còn nhằm gây chia rẽ nội bộ Đảng,
Nhà nước ta, phá hoại mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Chẳng hạn,
khi Chính phủ yêu cầu cơ quan chức năng thanh tra toàn diện một số dự án có dấu
hiệu vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, hoặc mờ ám về tài chính gây thất
thoát hàng nghìn tỷ đồng ngân sách nhà nước…, thì họ cho rằng, những dự án này
sở dĩ bị thanh tra, kiểm tra là do có liên quan đến những người này, người khác
trong nhiệm kỳ trước.
Về
tăng cường công tác quản lý cán bộ, theo tinh thần Đại hội XII của Đảng, gần
đây đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo cơ quan chức năng của Đảng
làm rõ hiện tượng cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của Nhà
nước, do báo chí phát hiện. Đó là việc cơ quan chức năng cấp “biển xanh” cho xe
tư nhân để phục vụ ông Trịnh Xuân Thanh ở tỉnh Hậu Giang. Thực hiện sự chỉ đạo
của đồng chí Tổng Bí thư, cơ quan Đảng các cấp đã vào cuộc, làm rõ những sai
trái của cá nhân, tổ chức; từ tạm dừng bầu cử chức danh Phó chủ tịch UBND tỉnh
Hậu Giang, không công nhận tư cách Đại biểu Quốc hội, đến khai trừ Trịnh Xuân
Thanh ra khỏi Đảng... Vừa qua, Bộ Công an đã phát lệnh truy nã quốc tế với đối
tượng này; cơ quan chức năng cũng đã khởi tố vụ án hình sự “cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, điều tra khoản thua
lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)
thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Bốn cựu lãnh đạo của PVC, trong đó có
Vũ Đức Thuận (ủy viên HĐQT kiêm tổng giám đốc) bị truy cứu trách nhiệm hình sự
cùng tội danh với Trịnh Xuân Thanh. Những ngày này dư luận đang tập trung quan
tâm theo dõi việc điều tra, xử lý kỷ luật Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân
Anh, rồi cả Chủ tịch UBND Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ… Hiện nay, các cơ quan chức
năng đang tiếp tục làm rõ quá trình “chạy chức, chạy quyền”, việc thuyên chuyển,
đề bạt cán bộ có đúng quy trình, có vòng vo, khuất tất hay không… đã
thể hiện rất rõ quyết tâm Chính trị của Đảng, đúng như ông Vũ Quốc Hùng, nguyên
Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm UBKTTW cho rằng, việc nêu rõ vi
phạm, đề nghị và xử lý kỷ luật các cán bộ cao cấp thể hiện “không có vùng cấm”
trong công tác kiểm tra của Đảng. Chẳng lẽ, các hoạt động điều tra, xét xử của
các cơ quan chức năng các cấp nói trên chỉ vì để “trả thù, triệt hạ tay chân” của
người này, người khác?
Thứ ba, các
luận điệu tuyên truyền xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” của các thế lực thù địch, của các “nhà hoạt động xã hội”,
“người yêu nước” đều nhằm phá hoại niềm tin của nhân dân ta đối với sự lãnh đạo
của Đảng, hòng chuyển hóa chế độ ta sang mô hình “dân chủ, nhân quyền”, “đa
nguyên, đa đảng” ngoại nhập.
Thực
tế cho thấy, sự suy thoái về đạo đức, lối sống dẫn đến suy thoái về tư tưởng, chính
trị có nguồn gốc sâu xa, diễn ra từ nhiều nhiệm kỳ trước. Cho nên việc Đảng,
Nhà nước nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của người dân, của báo chí về những
chương trình, dự án…, trước đây có dấu hiệu mờ ám, vi phạm pháp luật là điều tất
nhiên. Mặt khác, cuộc đấu tranh chống tham nhũng, “lợi ích nhóm”, chống “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” không thể không xác định trách nhiệm cá nhân. Rồi đây
các cơ quan chức năng còn phải chỉ ra các “địa chỉ” cụ thể. Nếu không làm như vậy
thì cuộc đấu tranh sẽ không đạt được hiệu quả.
Trong
bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 khóa XII, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã tái khẳng định nguyên nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ “có cả nguyên nhân khách
quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu… Nguyên tắc tập
trung dân chủ bị buông lỏng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không
nghiêm”. Về nguyên nhân khách quan, Tổng Bí thư cho rằng, “Việc nghiên cứu, sửa
đổi, ban hành cơ chế, chính sách, luật pháp thích ứng với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa chưa kịp thời; nhiều văn bản quy định thiếu chế tài
cụ thể…” và “chưa phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của nhân dân trong việc
giám sát, phản biện, góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thông qua Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và các hình thức khác”.
Trong
tiếp xúc cử tri Hà Nội chiều 17-10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh
“bốn nguy cơ” mà Đại hội XII đã chỉ ra vẫn còn đó. Nhưng hiện nay “nguy cơ tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, tự mình biến chất mà không biết…; nói trái, làm
trái quan điểm của Đảng; về khách quan là tiếp tay cho thế lực xấu chống phá chế
độ, là cực kỳ nguy hiểm. Đồng chí Tổng Bí thư cũng cho rằng, cần phải siết chặt
“cơ chế dân chủ để kiểm soát quyền lực” và thực hiện công tác cán bộ chặt chẽ.
Đây là hai vấn đề quan trọng nhất. Tổng Bí thư còn nhấn mạnh: “Cần phải “nhốt
quyền lực vào lồng quy chế lập pháp” (tức tuân thủ pháp luật chặt chẽ).
Cho
dù các thế lực thù địch, các “nhà hoạt động xã hội”, hoặc kẻ nhân danh “người
yêu nước” có dùng âm mưu thủ đoạn thâm độc đến đâu cũng không thể che đậy được
dã tâm của họ. Như đông đảo cán bộ, nhân dân ta xác định, mặc dù xã hội ta vẫn
còn những vấn đề phải giải quyết, thậm chí có cả những vấn đề bức xúc, nhưng
không có lực lượng chính trị nào có đủ lương tâm, trí tuệ và sức mạnh hơn Đảng
Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, hoàn thiện chế độ xã hội và bảo vệ
Tổ quốc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét