Việt Hà. Psy.11
Trên tờ báo
Chip của Tuần tin CN- TT- VT đã có lần giật tít “ Tin học như cơm bình dân”. Có
lẽ đó là cách nói về sự phổ cập tin học, rằng nó đang trở nên cần thiết và bình
thường với mọi người.Thật ra thời đại tin học là thời đại mới, thời đại hậu công
nghiệp, thời đại của văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức mà cơ sở của nó là
sự phát triển của công nghệ thông tin,
của mạng internet ( It), của kỹ thuật số từ cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI.
It và kỹ thuật
số là cuộc cách mạng tạo ra bước chuyển từ xã hội công nghiệp sang xã hội thông
tin, theo đó làm biến đổi tâm lý con người, thay
đổi cả hệ thống nhu cầu và phương thức thoả mãn nhu cầu của con người.
Trong xã hội thông tin, cá nhân được thoả mãn nhu cầu rất phong phú đa dạng như
giao lưu, trao đổi thông tin, mua bán, ký kết hợp đồng, kinh doanh trên mạng, dạy
học, học tập, vui chơi, giải trí ...Khi nối mạng, vào mạng thì người ta có thể
“ có mặt” ở bất cứ đâu, “ đến” mọi nơi trên thế giới, trải nghiệm, tận hưởng và
có nhiều cơ hội để thể hiện mình.Chỉ với cú nhắp chuột vào một trang Web, ta có
tất cả thông tin về các lĩnh vực, ta có thể “ du lịch trên khắp thế giới”, có
thể chia sẻ sự hiểu biết và tham gia bình luận theo chủ đề. Do vậy, “ lên mạng”,
“ lướt mạng”, “ vào Phây” đã trở thành thói quen của nhiều người như cơm ăn, nước
uống vậy.Theo các nhà kinh tế học dự báo, thế kỷ XXI này doanh số kinh doanh trên
mạng sẽ lên tới khoảng 6000 tỷ đô la / 1 năm, chiếm khoảng 20 % các dạng thức
kinh doanh khác. Đặc biệt It khuyến khích đưa các nhu cầu về học tập, văn hoá,
nghệ thuật, vui chơi giải trí( học tập từ xa, chơi gêm, tìm hiểu, kết bạn, yêu đương...)
tới tận nhà làm cho số lượng người truy cập mạng tăng nhanh.
Hiện nay, trên
thế giới có khoảng hơn 1 tỷ người tham gia vào mạng It do vậy đã hình thành một
thế hệ mới - thế hệ kỹ thuật số. It và kỹ thuật số đang tạo ra cuộc cách mạng về
mọi lĩnh vực, từ phương pháp làm việc đến
việc lĩnh hội và truyền đạt tri thức, hình thành các kỹ năng, làm thay đổi thói
quen, lối sống đã có từ bao đời nay. Nó làm thay đổi quan niệm về thời
gian, về Tổ quốc, quê hương, gia đình...và làm xuất hiện những giá trị mới. Chẳng
hạn, khái niệm làm việc “ tám giờ vàng ngọc” từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều đã bị
phá vỡ. Xã hội hiện đại với nhịp sống mới, con người có thể làm việc và sinh hoạt
bất cứ lúc nào trong 24 giờ/ ngày đêm. Thời khoá biểu là kế hoạch mềm không phải
chi phối bởi giờ giấc mà bởi yêu cầu công việc và năng lực cá nhân. Cuộc sống
thời kỹ thuật số, con người không bị giới hạn bởi các biên giới, quốc tịch, mà
con người luôn “ di cư”, di chuyển do nhu cầu của công việc. Một người giảng viên
sáng ở Hà Nội, trưa đã bay vào Sài Gòn công tác cách xa hơn một ngàn km, tối lại
có mặt ở Đà Nẵng. Một nhân viên điều hành công ty của Hon Da ở Nhật có văn phòng
đại diện ở Bắc Kinh, Luân Đôn, Pa-ri . Anh ta sống ở Nhật nhưng 2/3 thời gian làm
việc và đi lại ở châu Âu và châu Á.
Tuy nhiên, cùng
với mặt tích cực và nhiều lợi ích mang lại cho cuộc sống thì It và công nghệ thông
tin cũng có mặt trái, tiêu cực cần cảnh giác.
Trong
xã hội thông tin, toàn bộ hệ thống kinh tế - kỹ thuật đều được tự động hoá, vi
tính hoá nên khi có sự trục trặc, “ lỗi phần mềm” ở một khâu nào đó thì cả hệ
thống sẽ bị ảnh hưởng. Có thể dẫn đến rối loạn tài chính, ngân hàng, mất điện nước,
ùn tắc giao thông...Sự cố Y2K những năm qua mà thế giới phải tốn hàng chục tỷ mới
khắc phục là ví dụ về tính hai mặt của công nghệ thông tin khi con người không
kiểm soát hết được.
Mặt khác, cũng cần cảnh giác với chiến tranh
thông tin- điện tử, chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh kỹ thuật số mà lực lượng
tham gia là những kỹ sư lập trình, chuyên gia máy tính, viễn thông, mạng It. Hàng
chục quốc gia đang tàng trữ vũ khí hạt nhân trong đó có các cường quốc lớn như
Mỹ, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc...đồng thời nhiều quốc gia sử dụng nhà máy điện hạt
nhân đều có hệ thống điều khiển tự động là nỗi lo của con người.Nếu có sự trục
trặc, hoặc giả sử “ những cái đầu nóng” không làm chủ được cặp bấm nút hạt nhân
thì các kho vũ khí tự động nổ, nhân loại đứng trước nguy cơ huỷ diệt bởi sức công
phá cực lớn, gấp hàng trăm, hàng ngàn lần
2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật vào hồi chiến tranh thế giới thứ hai.
Thời đại công
nghệ thông tin còn sản sinh ra nhóm người đặc biệt, bọn khủng bố vi tính, những
tên tin tặc( hacker), những kẻ đem trí tuệ và sự thông minh dùng để phá hoại, gây
ra trục trặc kỹ thuật vi tính, làm nhiễm vi rút, hoặc truy cập trái phép vào mạng
It, gây thiệt hại về kinh tế, làm rối loạn nền an ninh thông tin.Tình hình này đặt
ra cho mỗi quốc gia cũng như tổ chức quốc tế phải hợp tác chặt chẽ về trí tuệ,
pháp luật, nêu cao trách nhiệm mới có thể phòng chống kịp thời hành động phá hoại
của bọn khủng bố vi tính, khủng bố trên It.
Thời đại công
nghệ thông tin đã tạo ra một thế hệ mới ( nhất là thanh thiếu niên ) với thế giới
quan và lối sống thay đổi như : sống vô cảm, xói mòn tính nhân văn; dễ lệch lạc
về đạo đức, thẩm mỹ; đua đòi, chạy theo mốt, thích hưởng thụ, dễ bị các yếu tố
bản năng ( như sex, bạo lực...) chi phối; sống ảo...do ảnh hưởng của các chò trơi,
blog, phim ảnh, âm nhạc, các sản phẩm văn hoá đen.
Trong thời đại
kỹ thuật số cũng còn một điều đáng lưu ý là tình trạng lợi dụng thành tựu của
công nghệ thông tin mà công cụ chính là mạng xã hội, Facebook, để phục vụ cho
các mưu đồ chính trị, kinh tế của các các thế lực thù địch, của những nhóm
người trục lợi. Thủ đoạn thường thấy là xuyên tạc, làm sai lệch bản chất của sự
việc hiện tượng, bóp méo, thổi phồng, làm lẫn lộn thật giả trắng đen. Vừa rồi
trên một số trang báo mạng đã rộ lên thông tin như: “ Chính phủ Đức dừng cấp
thị thực cho công dân Việt Nam”, “ người dân Hải Dương phản đối công ty gây ô
nhiễm môi trường, xảy ra xô sát với cảnh sát”, “ lãnh đạo Đà Nẵng bị kỷ luật”…Điểm
chung là các tin này đều mập mờ, không chính thức nhưng lại được tự nhận là “
đấu tranh cho dân chủ”, được thêu dệt theo kiểu “tọa đàm”, với thủ thuật là đưa
thông tin chắp nhặt, vòng vo, dẫn dắt người ta đến với các clip chỉ là một đoạn
video hoặc một vài hình ảnh tĩnh nhặt nhạnh trên mạng rồi được hỗ trợ đắc lực
của các trang mạng xã hội như Youtube, Facebook, các trang báo mạng như BBC,
VOA…và các blog cá nhân. Những thông tin này nhan nhản trên mạng xã hội, thiết
nghĩ người đọc, người xem, người nghe thời đại kỹ thuật số cần “cảnh giác”, cần
“tĩnh tâm” và “khách quan” để nhận ra chân tướng sự thật.
Hãy cảnh giác
với sự phát triển thần kỳ của It và kỹ thuật số bằng cái đầu sáng suốt, tỉnh táo
và trái tim nhân hậu. Trong thời đại công nghệ thông tin càng phải đề cao và
coi trọng chủ nghiã nhân văn, coi trọng các giá trị chân, thiện, mỹ đã được thừa
nhận, đồng thời đề cao tinh thần và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng và xã
hội để hạn chế tới mức thấp nhất những hậu quả, mặt trái của It và kỹ thuật số,
để sao cho có nhiều “ trái ngọt” mà sự
phát triển của thời đại thông tin mang lại và không ăn phải “ quả đắng”!.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét