Nobita091275 (ST)
Với thái độ
hằn học, thiếu khách quan, cổ súy cho chế độ đa đảng, lời bình của Văn Minh trong
bài “Không phải có đa đảng là có dân chủ” lộ hẳn ý đồ thiên lệch, thổi phồng đến
mức độ mù quáng, khi nói đến chế độ đa đảng hay một đảng. Ông ta cho rằng, mọi
sự yếu kém, tồn tại trong xã hội đều do chế độ một Đảng mà ra và ca ngợi “Các nước Đa Đảng - Dân Bầu -
Không Bạo Lực văn minh”.
Có lẽ cần
nhắc lại cho ông Văn Minh hiểu một thực tế trên thế giới có nhiều nước theo chế
độ đa đảng nhưng bản chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng xã hội duy nhất là giai cấp tư sản và lực lượng ấy thay nhau lãnh đạo đất nước, cùng bảo vệ quyền và lợi ích của
giai cấp mình. Tuy thế, giữa các đảng phái ấy luôn có sự tranh chấp quyền lợi
với nhau, mà thực chất là các nhóm lợi ích, các nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh
vực, dẫn đến tình trạng bất bình đẳng,
bất ổn về chính trị. Hậu quả là một bộ phận nhỏ của xã hội lại trở nên giàu có
dựa trên bóc lột sức lao động của và sự nghèo khổ của đa số người dân trong xã
hội, tạo ra “Xã hội 1% của 1%”, tức là 1% dân số có số lượng tài sản bằng 99%
dân số còn lại. Đó cũng là căn nguyên của phong trào chiếm lấy phố Wall ở Mỹ và
lan rộng đến nhiều nước khác, đối tượng phản đối của phong
trào này là
sự hung hãn và tham lam của giới tài
chính, ảnh hưởng của giới tài chính lên nền chính trị Hoa
Kỳ, ảnh hưởng
của tiền và các tập đoàn đối với chế độ dân chủ, chắc ông đã biết. Thực tế cho thấy ở những nước mà đa đảng đi kèm với
đa nguyên chính trị là những nước có nền chính trị kém ổn định, thường diễn ra
các cuộc tranh giành quyền lực, làm cho xã
hội kém ổn định về chính trị, thậm chí hỗn loạn, chia rẽ dân tộc như đã và đang
xảy ra trên thế giới hiện nay chắc ông cũng biết. Còn Việt Nam được thừa nhận
là một đất nước có môi trường chính trị ổn định, hòa bình, là điểm đến của nhiều
nhà đầu tư trên thế giới, khẳng định sự hội nhập sâu rộng và vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
Khi
nói “Các nước
Đa Đảng - Dân Bầu - Không Bạo Lực văn minh” ông Văn Minh không biết hay cố tình không biết trên thế giới biết bao người dân vô tội bị chết,
bị thương bởi các vụ xả súng. Ví như ở Mỹ các vụ xả súng ở trường học giết chết
trẻ em giáo viên và cả dân thường gây bao đau đớn bi thương, làm dấy lên một cuộc tranh luận toàn quốc về
việc hạn chế sử dụng súng đạn, Tổng thống Barack Obama đã lên tiếng cam kết ủng
hộ dự thảo luật cấm các vũ khí tấn công kiểu quân sự. Còn cựu tổng
thống Mỹ Bin Clin - tơn đã cho rằng: “cho đến nay thành tích của Hoa Kỳ trong
lĩnh vực nhân quyền vẫn chưa hoàn hảo…” Lẽ nào đó là “không Bạo Lực văn minh” và “kiểm soát tốt”? Chỉ mấy ví dụ
đó thôi chắc ông Văn Minh cũng khó mà biện minh về sự thiên lệch, chủ quan của
mình!
Những yếu kém
trong quản lý xã hội như ông đề cập, là những vấn đề thực tế đang được giải quyết. Đảng Cộng sản
Việt Nam không hề giấu giếm những yếu kém, khuyết điểm mà được đưa chất vấn
công khai để mọi người dân đều biết thể hiện rõ quan điểm và hướng giải quyết trước Quốc hội,
trước các cử tri. Đó không phải là dân chủ hay sao? Bất cứ một quốc gia, hay một chế độ nào, đa Đảng hay một Đảng đều có vấn đề
thực tế cần giải quyết và tất nhiên không phải mọi vấn đề đều được giải quyết
ngay một sớm một chiều mà phải có lộ
trình, cách làm, bước đi cụ thể.
Ông cũng cần
biết rằng Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong thực hiện mục tiêu Phát
triển thiên Thiên kỷ của Liên hiệp quốc, 5/8 mục tiêu về đích trước năm 2015
được Liên hiệp quốc nhìn nhận như là hình mẫu quốc
tế về xóa đói giảm nghèo… Do vậy khi nhìn nhận một vấn đề nào đó nhất là vấn đề
xã hội ông Văn Minh nên bình tĩnh mà suy xét, không nên quy chụp “chỉ nhìn thấy
cây mà không thấy rừng”. Hơn nữa muốn đưa ra ý
kiến một cách xác đáng cũng cần có thái độ ứng xử văn hóa, với một cái tâm
trung thực xứng đáng là một người có tri thức không nên cho rằng “những kẻ thích một
Đảng một là cuồng tín ngu dại, hai là đê tiện hưởng lợi từ sơ hở của chế độ, ba
là đồng lõa với bọn đê tiện bẩn thỉu để
ăn chia” thì khó mà đạt được ý đồ bôi nhọ, xuyên tạc, cổ súy cho quan điểm đa
đảng của mình vì nó quá thô thiển đến mức khó nghe, làm cho người khác khó mà tin theo
ông được!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét