Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

KHÔNG CÓ ĐA NGUYÊN, ĐA ĐẢNG LÃNH ĐẠO CHỈ CÓ HOẶC LÀ “ĐẢNG TƯ SẢN CẦM QUYỀN”, HOẶC LÀ “ĐẢNG CỘNG SẢN CẦM QUYỀN” MÀ THÔI

Psy.oo6 
Chỉ nói riêng về việc sử dụng luận cứ đa nguyên, người ta đã thấy rằng, các thế lực thù địch đã xuyên tạc lý luận Mác - Lênin như thế nào. Họ cho rằng, khi đã chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, tất yếu thượng tầng kiến trúc sẽ thay đổi thành thể chế chính trị đa nguyên, chế độ đa đảng. Theo học thuyết của Mác về hình thái kinh tế - xã hội thì cơ sở hạ tầng - các quan hệ kinh tế phản ánh vào thượng tầng kiến trúc (Nhà nước pháp luật, chính trị, văn học - nghệ thuật) và quyết định thượng tầng kiến trúc. Song đó không phải là sự phản ánh máy móc, có bao nhiêu thành phần kinh tế thì có bấy nhiêu đảng phái và chính quyền tương ứng. Đối với nhà nước thì cơ sở hạ tầng chỉ phản ánh vào thượng tầng kiến trúc các quan hệ thống trị, chi phối. Ở các nước tư bản, do thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò chi phối thì thượng tầng kiến trúc phản ánh các quan hệ ấy bằng việc các đảng của giai cấp tư sản thống trị. Còn dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, do kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tất nhiên cơ sở hạ tầng ấy quyết định, phản ánh vào thượng tầng kiến trúc: Đảng Công sản giữ vai trò lãnh đạo. Đó là điểm cơ bản trong lý luận hình thái kinh tế - xã hội.
Chế độ một đảng hay đa đảng do các quan hệ kinh tế, chính tri và tương quan giữa các giai cấp của xã hội đó quy định, tuyệt đối không quyết định có dân chủ hay không với tư cách là những nấc thang văn hoá của nhân loại. Dân chủ là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động, đạt được nhiều hay ít phụ thuộc vào giai cấp thống trị trong xã hôi đó có đại diện cho lợi ích của sự phát triển tiến bộ hay không. Một giai cấp đã lỗi thời, lạc hậu, lợi ích không phù hợp với lợi ích của sự phát triển thì dù có nhiều đảng hay một đảng vẫn không thể thực hiện được nền dân chủ thực sự. Trong lịch sử nhân loại, đã có trường hợp phát xít Hít le đã lên cầm quyền thông qua một cuộc bầu cử dân chủ, nhưng không vì thế mà có dân chủ thật sự. Lịch sử cổ đại cũng đã chứng minh rằng một trong những thiết chế dân chủ đầu tiên trong lịch sử, đó là nền dân chủ Aten (thế kỷ VI Trước Công nguyên), cũng là một nền dân chủ cho một giai cấp: giai câp chủ nô. Thậm chí chỉ có chủ nô là đàn ông mới được quyền dân chủ. Những người lao động trong xã hội đó hoàn toàn không có một chút quyền dân chủ nào. Cứ theo lập luận của "nhà dân chủ” này thì ở Malaixia, Xingapo là những nước có một đảng cầm quyền duy nhất trong mấy chục năm qua là những nước "mất dân chủ nhất".
Nền dân chủ tư sản là một bước tiến bộ lớn của nhân loại so với chế độ phong kiến, ở nhiều nước tư bản hiện nay, do thành quả đấu tranh của nhân dân, giai cấp tư sản buộc phải điều chỉnh theo hướng cải cách dân chủ nhất định. Giai cấp tư sản buộc phải công nhận các lực lượng đối lập, kể cả các đảng cộng sản trong đời sông chính trị. Song, bản chất của chế độ dân chủ đó vẫn là nền dân chủ của giai cấp tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản. Mặc dù có nhiều đảng, nhưng quyền thống trị vẫn là đảng của giai cấp tư sản. V.I. Lênin đã từng nhận xét: “Đảng thống trị của chế độ dân chủ tư sản chỉ do một đảng tư sản được quyền bảo hộ thiểu số”. Như thế, vấn đề dân chủ không phải là ở chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng, hay một đảng; vì đa đảng ở các nước tư bản hiện nay về thực chất không phải dân chủ đối với nhân dân, mà là dân chủ đối với giai cấp tư sản.
Vấn đề cần được làm rõ, đó là vấn đề "đảng chính trị", "đảng cầm quyền". Trong lịch sử nhân loại, từ khi xuất hiện giai cấp đối kháng là xuất hiện cuộc đấu tranh giai cấp. Nhưng không phải cuộc đấu tranh giai cấp nào cũng xuất hiện đảng chính trị. Cuộc đấu tranh của nô lệ chống chủ nô thì xuất hiện các lãnh tụ cá nhân của chủ nô, như Spactaquýt. Đấu tranh của nông dân chống phong kiến, cũng chỉ xuất hiện các lãnh tụ cá nhân, như Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ... Chỉ đến khi giai cấp tư sản bước lên vũ đài chính trị mới xuất hiện đảng chính trị trong cuộc đấu trạnh giai cấp của giai cấp công nhân. Cuộc đấu tranh này khác hẳn các cuộc đấu tranh giai cấp trước đó tính chất triệt để của nó, nên đảng chính trị thực hiện sự lãnh đạo khác các đảng tư sản. Giai cấp công nhân là khối thống nhất, nên chỉ một chính đảng duy nhất. Vậy đa nguyên, đa đảng tức là khôi phục sự thống trị của giai cấp tư sản.
Ở Mỹ có Đảng Dân chủ, Đảng Cộng hoà. Thực chất cả hai đều là đảng của các tập đoàn tư sản Mỹ, vừa tranh giành, vừa thoả hiệp, để cùng nhau cầm quyền và thức hiện dân chủ dành cho cha đẻ của chúng là giai cấp tư sản Mỹ. Song càng mở rộng dân chủ nội bộ giai cấp thống trị thì dân chủ toàn xã hội càng bị thu hẹp, chẳng hạn: sự quy định về tài sản của ứng cử viên làm cho 80% dân số Mỹ không có quyền ứng cử. Nhân dân chỉ được quyền lựa chọn người lãnh đạo trong giai cấp tư sản.
 Trong cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, giai cấp nào chiến thắng thì giai cấp đó nắm chính quyền, và Bộ tham mưu chính trị của giai cấp đó trở thành đảng cầm quyền Do đó, xét đến cùng, không có đa nguyên, đa đảng. Hoặc là Đảng Tư sản cầm quyền, hoặc là Đảng Cộng sản cầm quyền mà thôi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét