Trong lịch sử nhân loại,
quân đội chưa bao giờ là một lực lượng xã hội tự lập, đương nhiên quân đội cũng
không phải là một nhánh quyền lực. ở quốc gia nào cũng vậy, quân đội luôn luôn
gắn với lực lượng chính trị cầm quyền. Trong thời bình và trong chiến tranh
chống xâm lược, chức năng của quân đội, sứ mệnh của quân đội là bảo vệ Tổ quốc
(bao hàm cả bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội hiện hữu), sự toàn vẹn lãnh thổ và
thống nhất đất nước. Để có thể làm tròn được chức năng đó, quân đội phải đặt
dưới sự lãnh đạo của lực lượng cầm quyền nhằm bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước và
do đó cũng chính là bảo vệ lực lượng cầm quyền.
Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ
chủ yếu bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh
chiến đấu của Quân đội, trước hết bắt nguồn từ đường lối đúng đắn của Đảng. Do
vậy, nếu làm suy yếu Quân đội, tách Quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sẽ làm
cho Đảng ta mất chỗ dựa vững chắc, tin cậy và điều đó cũng có nghĩa mở đường
cho việc chuyển hóa Việt Nam theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Rõ ràng đây là âm
mưu, thủ đoạn hết sức thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch, phản động.
Bằng nhiều giọng điệu khác nhau, họ rêu rao quan điểm: Quân đội cần phải
"trung lập về chính trị", Quân đội "không cần sự lãnh đạo của
đảng phái nào cả", Quân đội "không cần trung thành với Đảng Cộng
sản"... Để nhấn mạnh thêm "ý nghĩa" các quan điểm đó, họ bịa đặt
rằng: "Do phải trung thành với Đảng Cộng sản, nên Quân đội chỉ lo chống
"Diễn biến hòa bình", mà lơ là nhiêm vụ bảo vệ Tổ quốc"? Họ
"khuyên" hãy "học tập cách thức xây dựng quân đội của các nước
tư bản"...
Trong các xã hội hiện
đại, không có quốc gia nào không do một đảng chính trị lãnh đạo cầm quyền. Và không
có quân đội nào không gắn với đảng chính trị cầm quyền. ở một số quốc gia, quân
đội còn tuyên thệ trung thành với người đứng đầu nhà nước (đương nhiên cũng là
người đứng đầu đảng chính trị cầm quyền). Trong các cuộc khủng hoảng chính trị,
xã hội, quân đội luôn luôn là đối tượng của các lực lượng chính trị tranh thủ,
lôi kéo nhằm biến quân đội thành công cụ giành và giữ chính quyền. ở nhiều quốc
gia, khởi đầu của các cuộc đảo lộn xã hội là những cuộc binh biến. Nếu đi sâu
nghiên cứu thì ở các quốc gia đó, trong hoặc đằng sau quân đội, lực lượng làm
đảo chính vẫn là những tổ chức chính trị, những đảng chính trị đang hoạt
động... Tiếp đó là sự can thiệp của những lực lượng chính trị từ bên ngoài vì
lý do "dân chủ", “nhân quyền” chẳng hạn, nhằm định hướng cuộc binh
biến theo các giá trị mà người ta mong đợi. Đó là một mẫu kịch bản đảo lộn
chính trị hoặc cách mạng trong các xã hội hiện đại.
Ngày nay, chiến lược bảo
vệ Tổ quốc không chỉ là xây dựng quân đội tinh nhuệ, bảo đảm vũ khí, trang
bị hiện đại mà còn phải có Bộ tham mưu kiên định về chính trị, tuyệt đối trung
thành với dân tộc, có khả năng đánh giá đúng tình hình, phân tích tình huống,
không sa vào cạm bẫy, các thủ đoạn chính trị, quân sự xảo quyệt của đối phương.
Điều này càng nói lên rằng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân ngày nay, quân
đội càng không thể nằm ngoài chính trị, không thể thoát ly sự lãnh đạo, chỉ đạo
trực tiếp của Đảng. Đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế và trong nước
hiện nay, Điều 70 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 dựa
trên nội dung chủ yếu câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài nói chuyện
trên: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản
Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân
xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” là phù hợp, hơn nữa là cần
thiết. Cho dù xã hội ta còn nhiều vấn đề khiến cho cán bộ, đảng viên, nhân dân
không hài lòng, thậm chí là bức xúc như tình trạng phân hóa giàu nghèo, tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ
phận cán bộ, đảng viên như Hội nghị Trung ương 4 của Đảng đã chỉ ra,
nhưng nếu lấy đó để phủ nhận những vấn đề có tính quy luật trong
chính trị, cho rằng: “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân
dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào” hoặc “Quân đội là để bảo
vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc… không phải bảo vệ bất cứ một đảng phái nào” là hoàn
toàn sai lầm về nhận thức… Về khách quan, điều đó, việc làm đó làm tổn hại
đến lợi ích của đại đa số nhân dân, đến sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc của quân đội
ta.
Không phủ nhận rằng, Tổ
quốc, đồng bào là phần “cứng”, là cái tồn tại vĩnh hằng của một quốc gia, dân
tộc. Nhưng thử hỏi trên thế giới ngày nay, có tổ quốc nào, có dân tộc nào không
tồn tại trong những điều kiện lịch sử cụ thể? Nói Tổ quốc, nhân dân trừu tượng,
chung chung, thoát ly khỏi hoàn cảnh lịch sử cụ thể là thiếu hụt những kiến
thức sơ đẳng về xã hội. Trên thế giới ngày nay, không có tổ quốc nào, nhân dân
nào không gắn liền với một chế độ xã hội, một nhà nước cụ thể với một lực lượng
chính trị lãnh đạo, cầm quyền. Chính vì vậy, có thể khẳng định: Trên thế giới
ngày nay không có quân đội nào không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.
Không ít quốc gia ngày nay quân đội còn “tuyên thệ trung thành” với Tổng thống,
Chủ tịch nước, cũng chính là với lãnh tụ của đảng cầm quyền. Quan điểm cho rằng
quân đội chỉ “phải trung thành với Tổ quốc”, không gắn với sự lãnh đạo của một
đảng chính trị nào là mơ hồ, thoát ly thực tế, là xa lạ với lịch sử thế giới
hiện đại và của chính lịch sử cách mạng Việt Nam. Thiết tưởng quan điểm trên,
nếu không phải là một sự ngây thơ về chính trị thì cũng là một sự ngụy biện, là
sai lầm về khoa học và nguy hại về chính trị. Chưa bao giờ quân đội trung lập
về chính trị được thực tiễn xác nhận. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ người ta có nói
và viết ra điều đó công khai hay không mà thôi. Còn làm thế nào để có được một
chế độ xã hội, một đảng cầm quyền, một nhà nước thực sự là của dân, do dân và
vì dân lại là một chủ đề khác.
Psy33lq85
0 nhận xét:
Đăng nhận xét