CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN MÃI MÃI LÀ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG,
KIM CHỈ NAM CHO CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Psy33hvlq81
Trong thời kỳ quá độ tiến lên
CNXH của nước ta, các thế lực thù địch không ngừng chống phá cách mạng Việt
Nam. Chúng sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”… bằng các thủ đoạn
tinh vi, thâm độc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua con
đường ngoại giao, hợp tác kinh tế, đầu tư… thúc đẩy quá trình “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ ta, hòng làm mất ổn định chính trị - xã hội. Chúng
tiến hành chống phá trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó tập trung
đánh vào nền tảng tư tưởng của Đảng hòng gây hoang mang, dao động về hệ tư
tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Chúng cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp với
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chỉ thích hợp với nền văn minh công nghiệp, còn thế
kỷ XXI là thời đại văn minh tin học, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa nên đã lỗi
thời, đã bị lịch sử vượt qua; hoặc cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ phù hợp
với các nước Tây Âu, không thích hợp với các nước lạc hậu như Việt Nam, rằng
chủ nghĩa Mác - Lênin không phải là sản phẩm của thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí
Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam là “một sai lầm của lịch sử”,
“đã kìm hãm sự phát triển của đất nước”. Hoặc cho rằng, sự sụp đổ của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu chứng tỏ “chủ nghĩa Mác - Lênin là
sai lầm, sai lầm từ trong bản chất chứ không phải do nhận thức và vận dụng
sai”.
Nhìn lại lịch sử, trước khi chủ nghĩa Mác- Lênin xuất hiện ở
Việt Nam. những phong trào giải phóng dân tộc như: phong trào Cần Vương, khởi
nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động của Phan Bội Châu,
Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học đều thất bại. Nhưng kể từ khi Bác Hồ đem chủ
nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc
bước sang trang mới. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ
Chí Minh nước ta đã giành được chính quyền từ tay đế quốc và tuyên bố thành lập
nước Việt Nam độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Tiếp theo là chiến thắng ở
Điện Biên Phủ năm 1954 trước thực dân Pháp sau khi Pháp trở lại Đông Dương năm
1946. Sau đó là cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài hơn 30 năm, kết cục là Mỹ đã
rút khỏi Việt Nam sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được kí kết vào tháng 01 năm
1973 và chính phủ Việt Nam Cộng hòa sụp đổ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.
Thực tế đã và đang khẳng định rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin từ
khi ra đời đến nay đã thể hiện rõ bản chất khoa học và cách mạng, giá trị và
sức sống bền vững của nó. Nhiều chính khách, nhà khoa học ở cả trong và ngoài
nước có những bài thuyết trình, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học khẳng
định chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tầm quan trọng trong bối
cảnh hiện nay. Một số học giả tư sản đã thừa nhận, tinh thần của Các Mác vẫn
tỏa sáng và dù muốn hay không người ta vẫn phải dựa vào Các Mác mới có thể phân
tích đúng chủ nghĩa tư bản đương đại.
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá một cách
khách quan, chính xác, đầy đủ và sâu sắc vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin trong
quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vào năm 1927, Hồ Chí Minh đã viết: “…Bây
giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc
chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Theo Người, chủ nghĩa Mác-Lênin
không những là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi
đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Trả lời
phỏng vấn nhà báo Pháp Sác-lơ Phuốc-niô ngày 15-7-1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Chúng tôi giành được thắng lợi là do nhiều nhân tố, nhưng cần phải
nhấn mạnh rằng… chúng tôi giành được những thắng lợi đó trước hết là nhờ cái vũ
khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác-Lênin”.
Đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc của các thế
lực thù địch, Đảng ta tiếp tục kiên
định lấy chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hoạt động. Đối
với nước ta, sức sống của chủ nghĩa Mác – Lê-nin được thể hiện trong toàn bộ tiến
trình vận động, phát triển của cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, thông qua việc truyền bá, vận dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể trong từng giai đoạn, làm cho học thuyết này luôn tràn đầy sức sống trên
mảnh đất hiện thực Việt Nam.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét