Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC VÙNG TÂY BẮC
CẦN TIẾP TỤC ĐẤU TRANH VỚI “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”
76PA24MA
Các thế lực chống cộng trong và ngoài nước luôn tìm mọi cách để hòng chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Theo đó, các vấn đề về “dân tộc, tôn giáo” đang trở thành một ưu tiên hàng đầu. Bằng các thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt của “Diễn biến hòa bình” một “chiêu trò” đã trở nên cũ rích, quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam, trong đó có đồng bào các dân tộc vùng Tây Bắc.
Tây Bắc là địa bàn chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các dân tộc trên địa bàn có truyền thống đoàn kết, gắn bó lâu đời. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ và bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa vùng Tây Bắc đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo thống kê của Ủy Ban Dân tộc Quốc Hội cho thấy, vùng Tây Bắc hiện có 34 dân tộc với 3 tôn giáo chính đang hoạt động là: Phật giáo, Công giáo và đạo Tin lành. Bên cạnh đó, còn xuất hiện nhiều loại tà đạo, như: Thanh hải vô thượng sư, Long hoa di lặc, Tiên rồng... Đạo Phật có khoảng 125.000 phật tử; Công giáo có gần 300.000 tín đồ và Tin lành khoảng 138.000 người theo. Đồng bào Công giáo có mặt ở Tây Bắc rất sớm. Trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, số lượng đồng bào Công giáo và Tin lành tăng nhanh. Đạo Tin lành xuất hiện thông qua hệ thống truyền bá từ nước ngoài vào và từ miền xuôi lên; trong đó, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La là những tỉnh có đông đồng bào theo đạo này. Theo Ban Chỉ đạo Tây Bắc, hiện có 805 thôn (bản), 242 xã, 42 huyện có đồng bào theo đạo Tin lành; trong đó, người Mông chiếm khoảng 96%.
Nhìn chung, các tôn giáo ở đây hoạt động đúng pháp luật, thực hiện phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, “kính chúa, yêu nước”, hướng thiện... Tín đồ và chức sắc các tôn giáo chấp hành nghiêm pháp luật, đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, điều kiện về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc vẫn đang còn gặp khá nhiều khó khăn, mặt bằng nhận thức, hiểu biết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội còn hạn chế, nhất là những hiểu về âm mưu, hành vi, thủ đoạn chống phá bằng “Diến biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực “dân tộc, tôn giáo”. Theo đó, lợi dụng chính sách dân tộc, tự do tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch trong và ngoài nước luôn tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, kích động, chống phá gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hòng tập hợp lực lượng phá hoại cuộc sống bình yên của đồng bào các dân tộc Tây Bắc.
Âm mưu của các thế lực thù địch là chia rẽ, lôi kéo các tôn giáo vào hoạt động gây mất ổn định chính trị, từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền, tiến tới chuyển hoá chế độ. Thủ đoạn hoạt động của chúng là lợi dụng địa hình vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế của đồng bào còn khó khăn, trình độ dân trí thấp để truyền đạo trái pháp luật; tung tin thất thiệt, xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; vu cáo chính quyền các cấp phân biệt đối xử với đồng bào dân tộc thiểu số... Mặt khác, chúng lợi dụng sự thoái hoá, biến chất của một số cán bộ, đảng viên, những hạn chế trong hệ thống chính trị ở một số cơ sở địa phương để kích động, chia rẽ, làm cho bà con nhân nhân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự điều hành, quản lý của chính quyền địa phương các cấp.
Thực tế cho thấy, nhận thức của đồng bào các dân tộc ở Tây Bắc về âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch còn chưa đầy đủ; trong đó, có cả một số cán bộ, đảng viên. Vì thế, tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục để đồng bào các dân tộc ở vùng Tây Bắc hiểu biết rõ về âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch là vấn đề quan trọng hiện nayBên cạnh đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp cần tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng “Về công tác tôn giáo”, Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về một số công tác đối với đạo Tin lành” cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Qua đó, làm cho mỗi người thấy rõ quan điểm nhất quán của Đảng ta là các dân tộc trên đất nước Việt Nam bình đẳng, cùng phát triển toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...; trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển đối với các địa phương ở miền núi.

Trong những năm qua, nhà nước ta luôn có sự quan tâm, chăm lo, bảo hộ cho các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đồng thời, khẳng định rõ ràng: đối với các tôn giáo dù nội sinh hay ngoại nhập đều phải chịu sự quản lý của chính quyền địa phương các cấp, mọi hoạt động lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo đi ngược lại lợi ích của đất nước, gây phương hại đến quốc phòng - an ninh đều bị lên án, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định trong hiến pháp và pháp luật của nhà nước Việt Nam./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét