Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG TIN ĐỒN TIÊU CỰC
 XÂM NHẬP VÀO ĐƠN VỊ
        
        Để thực hiện chiến lược " Chiến tranh tâm lý" ở Việt Nam, các thế lực thù địch ra sức tăng cường các thủ đoạn chống phá bằng nhiều âm mưu thủ đoạn, chiêu thức khác nhau, trong đó chúng tung ra các thông tin sai trái, phản động phát tín trên mạng interet làm nhiễu loạn thông tin, lẫn lộn thật- giả, đúng- sai, đưa người đọc vào "cái bẫy" thông tin, mất niềm tin, hoài nghi, hoang mang, dao động, mất phương hướng trước các vấn đề xã hội, nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt về Đảng, Nhà nước ta, "bóp méo" thông tin thực, đặc biệt là những thông tin bôi nhọ, vu cáo, hạ uy tín nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao hòng gây mất niềm tin trong nhân dân, mất đoàn kết nội bộ, kích động tâm lý xã hội... tin đồn được lan truyền rất nhanh và có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ đó giảm sút niềm tin vào chế độ dẫn tới " tự diễn biến", " tự chuyển hóa". Với quân đội, các thế lực thù địch vẫn tập trung để chống phá. Chúng tìm mọi cách để thúc đẩy chiêu bài đòi “phi chính trị hóa” quân đội, chúng tung tin quân đội "không cần sự lãnh đạo của Đảng", bôi nhọ các đồng chí cán bộ cấp cao trong quân đội…Khi tin tồn xâm nhập vào đơn vị quân nhân trong đơn vị có sự phán xét, đánh giá trước các tin đồn lan truyền trên mạng. Đặc biệt là các tin đồn tiêu cực ảnh hưởng lớn đến tư tưởng bộ đội, xây dựng các tổ chức trong quân đội nhất là ảnh hưởng tới xây dựng tập thể quân nhân ở đơn vị cơ sở, tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở hiện nay… Do vậy việc ngăn chặn tin đồn tiêu cực trong đơn vị hết sức cần thiết trong tập thể ở các đơn vị cơ sở hiện nay. Đồng thời việc định hướng tâm lý cho bộ đội có nhận thức đúng đắn là trách nhiệm đội ngũ cán bộ các cấp là biện pháp quan trọng hàng đầu, góp phần xây dựng đơn vị có môi trường văn hóa lành mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
         Hiện nay, trước các sự kiện chính trị lớn của đất nước, các thế lực xấu đều “bày binh bố trận” rất tinh vi, phối hợp trong-ngoài nhịp nhàng, tổ chức bài bản, lớp lang thông qua internet, đặc biệt là mạng xã hội để tung tin giả. Nhìn lại chiêu trò của những trang web đen này mấy năm qua cho thấy, ban đầu chúng cũng tạo ra sức hút bởi đánh vào tâm lý tò mò, “thông tin lạ”, nhưng sau khi sự kiện diễn ra, nhìn lại mới thấy hầu hết thông tin chúng đưa ra đều là “bịp bợm”, “lá cải”, “cắt dán” suy diễn lung tung.
         Trước hết chúng ta phải nắm được những chiêu thức của những cá nhân và tổ chức tung tin đồn: Chúng thường nhào nặn thông tin dựa trên những sự kiện cụ thể mà báo chí, truyền thông đã đưa tin rồi thêm thắt, suy diễn. Để thuyết phục người đọc, chúng thường “mạnh mồm” tuyên bố “đây là tài liệu bóc từ băng ghi âm” nhưng nếu ai tinh ý sẽ nhận ra rằng, dù đã nhiều lần hứa “tung” băng ghi âm song chưa lần nào chúng làm được việc đó. Chúng cũng lợi dụng một số mâu thuẫn trong nội bộ các cơ quan rồi thêm thắt các thông tin theo hướng suy diễn, kích động khiến người đọc tin là thật. Khi đã “bấu” được vào điểm cốt yếu này, chúng suy diễn, kết nối thêm các thông tin “ngoài lề” khiến người đọc tin luôn cả những thông tin mà chúng cài vào. Những trang mạng xấu đã tiếp cận rất nhanh với khoảng trống thông tin đó, trong khi để nhận diện thông tin bịa đặt với người đọc lại khá khó khăn vì kẻ xấu rất khôn ngoan. Chúng thường tỏ ra khách quan, sử dụng rất nhiều phương thức, nhiều trang mạng khác nhau. Có trang rất dễ nhận diện vì tông màu “đen” khá rõ, tất cả là phê phán, chỉ trích, moi móc đời tư. Nhưng có trang trung tính, có trang giả mạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội. Bình thường, họ cập nhật các thông tin, hoạt động của lãnh đạo một cách chính xác theo báo chí chính thống để tạo niềm tin rồi đột ngột cài vào một vài thông tin bịa đặt, xuyên tạc”.
         Từ những vấn đề trên cho thấy tin đồn ngày nay là một dạng chiến tranh tâm lý rất nguy hiểm. Nó cũng không giới hạn phòng tránh trong một quốc gia, một vùng, lãnh thổ. Cần thấy rằng, các thế lực thù địch và những đối tượng xấu lại coi đây là thứ "vũ khí" lợi hại để tấn công, hòng gây nhiễu loạn an ninh xã hội. Tin đồn thất thiệt lan nhanh chóng mặt, chậm một ngày, một giờ đã có thể gây nhiều hậu quả xấu. Nghĩa là họ đang bị chi phối bởi tâm lý khiến bất kỳ dấu hiệu gì, dẫu bình thường cũng bị liên tưởng ngay theo tin đồn. Do vậy, trước những tin gây sốc, quân nhân phải thực sự bình tĩnh, tự mình thẩm định, đánh giá thông tin hoặc chờ tin chính thống được công bố trên truyền hình, báo chí. Tin đồn có thể xuất hiện trong mọi tổ chức hay xã hội, ở các mức độ khác nhau. Hai yếu tố mang tính chất tâm lý và tình huống quan trọng dẫn đến tin đồn và lan truyền tin đồn: Sự bất định và lo lắng. Bất định là trạng thái không xác định, nghi ngờ, không biết chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo và sự kiện vừa diễn ra có nghĩa là như thế nào. Khi thiếu thông tin để lý giải một cách có ý nghĩa tình huống có vấn đề, con người cảm thấy băn khoăn, lo lắng. Về khía cạnh cảm xúc, sợ hãi hay lo lắng khi thiếu các thông tin thiết thực là trạng thái có thể dẫn đến sự hình thành các tin đồn. Quân nhân cần hiểu rõ chuyện gì đã, đang và sẽ diễn ra để có thể hành động, xử lý một cách hiệu quả. Trước một tin đồn, các cá nhân trong tập thể quân nhân thường thể hiện một trong ba loại định hướng: Phê phán, không phê phán hoặc truyền tiếp. Với loại phê phán, cá nhân sử dụng năng lực phê phán để phân định sự thật và giả dối trong tin đồn mà anh ta nghe được. Việc này dễ xảy ra, nếu quân nhân có kiến thức hay kinh nghiệm về chủ đề đó. Nhưng quan trọng hơn là quân nhân phát triển được tư duy phê phán, phản biện. Còn với loại không phê phán thì cá nhân không thể sử dụng năng lực phê phán để đánh giá mức độ thật giả trong các tin đồn. Có thể, một số tình huống hay cảm xúc đã hạn chế việc sử dụng năng lực phê phán. Trong nhiều tình huống, các cá nhân không có đủ kiến thức về vấn đề mà tin đồn đề cập và không có năng lực phê phán sẽ suy diễn hay thêu dệt ý nghĩa của tin đồn, sao cho nó phù hợp với định khuôn, định kiến hay thái độ của mình. Với loại thứ ba nội dung của tin đồn không liên quan đến cá nhân đồng chí đó, nên quân nhân chỉ quan tâm đến việc truyền tiếp nó cho người khác. Đôi khi, nó giống như một đứa trẻ được người khác cho biết một “tin vịt”, nó chẳng hiểu gì lắm nhưng lại phấn khích truyền tin này cho nhiều người khác vì nhiều động cơ khác nhau (thích thể hiện, kiếm chuyện làm quà…).
         Do vậy để ngăn chặn tin đồn tiêu cực lây lan trong đơn vị cần thực hiện các biện pháp sau:
        Một là, đơn vị làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng kiến thức toàn diện, cần cung cấp, kịp thời, chính xác các quan điểm của Đảng, Nhà nước, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội; thông tin về những vấn đề nổi cộm, dư luận chú ý; nhiệm vụ của đơn vị, về âm mưu, thủ đoạn kẻ xấu… Không đưa tin mập mờ gây thắc mắc, tò mò, dễ hiểu nhầm. Các hình thức giáo dục được tiến hành đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Từ đó hình thành, phát triển sự "miễn dịch tâm lý" đối với tin đồn đối với mọi quân nhân. "Miễn dịch tâm lý" tức là phải xây dựng ở mỗi quân nhân cũng như tập thể quân nhân nền tảng vững về tri thức, làm tăng sức đề kháng, làm cho tin đồn không có đất tồn tại. Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc nắm bắt, dự báo, đánh giá kịp thời, chính xác tình hình tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, giáo dục bộ đội bằng hành động thực tiễn và nêu gương.
        Đội ngũ cán bộ cần phải trang bị cho quân nhân các kỹ năng tư duy độc lập, phê phán, ngay từ khi bước vào quân ngũ là cách làm nên khuyến khích. Tư duy độc lập và phê phán giúp quân nhân xét đoán, quyết định tin hay không tin vào một điều gì đó bằng cách đặt ra các câu hỏi về những kiến thức, dữ kiện hay ý kiến mà người đó nhận được. Đây cũng là một cách thức quyết định xem, liệu một thông tin nói chung hay một tin đồn nói riêng là đúng, đúng một phần hay sai lệch hoàn toàn. Phát triển tư duy độc lập, phản biện cũng giống như cách thức "tiêm phòng” vắcxin, là cách tự bảo vệ mình tốt nhất trước các tác động tiêu cực của những thông tin xấu, tin đồn thất thiệt.
         Đội ngũ cán bộ kịp thời cung cấp thông tin trung thực và minh bạch thì phần lớn quân nhân đều cảm thấy "nhu cầu" phải nói về tin đồn một cách vô trách nhiệm sẽ giảm. Trong tình huống hoang mang “bán tín bán nghi”, việc cung cấp thông tin trung thực cho quân nhân chính là cách hiệu quả để lấy được lòng tin và sự hợp tác của họ.
         Hai làtập trung xây dựng các tổ chức vững mạnh. Coi trọng xây dựng cấp uỷ, chi bộ trong sạch, vững mạnh; thực hiện tự soi, tự sửa dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm cao, phân công trách nhiệm rõ ràng, kiểm tra, kiểm điểm nghiêm túc trước những khuyết điểm, yếu kém của đơn vị. Quan tâm chăm lo xây dựng tổ chức đoàn, quần chúng trong đơn vị vững mạnh mọi mặt, bầu không khí tâm lí tích cực lành mạnh trong tập thể.
        Ba làtổ chức Đảng thực sự là “pháo đài chính trị” kiên định về tư tưởng, vững mạnh về tổ chức, tuyên chiến, đấu tranh, phản bác những quan điểm, thông tin sai trái, phản động. Các đơn vị chủ động đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và bác bỏ các thông tin sai trái, độc hại do các thế lực thù địch gây ra. Đồng thời tuyên truyền giáo dục bộ đội không đọc những thông tin xấu độc, kịp thời hướng dẫn đơn vị thống nhất trong nhận thức và hành động không để những thông tin xấu độc lan truyền tạo nên dư luận không tốt trong đơn vị. Phát huy vai trò đội ngũ cán bộ, những đồng chí có nhãn quan về chính trị tốt viết bài đấu tranh với các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Thực hiện tốt các quy định bảo mật trong quản lý công văn tài liệu nhất là quản lý tốt các mạng máy tính trong đơn vị. Làm tốt công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh nội bộ, lấy nội dung trên để tuyên truyền trong các giờ đọc báo, sinh hoạt, giao ban, hội ý và phát trên hệ thống truyền thanh nội bộ đơn vị.
        Bốn là, khi có tin đồn tiêu cực trong đơn vị đội ngũ cán bộ nhanh chóng nắm nguồn gốc, diễn biến hình thành tin đồn để chủ động ngăn chặn sự lan rộng của nó, hạn chế tác động tiêu cực. Nhanh chóng cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác về sự kiện đang xảy ra tin đồn. Tập trung làm rõ nội dung tin đồn. Sự kiện tin đồn thường không có thật, không được ai khẳng định, do đó cần làm sáng tỏ thông tin, định hướng kịp thời cho bộ đội. Xử lý thích đáng những quân nhân tung tin đồn thất thiệt, đấu tranh với biểu hiện sai trái, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong đơn vị./.
       Psy33TTG80

0 nhận xét:

Đăng nhận xét