Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Đấu tranh chống các quan điểm của các thế lực thù địch về “Dân chủ”


Sau thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục ra sức chống phá, xuyên tạc vai trò lãnh đạo của Đảng, chống Nhà nước và chế độ Xã hội chủ nghía đặc biệt trên lĩnh vực “Dân chủ”. Chúng cho rằng: “Việt Nam không có dân chủ”; “Dân chủ ở Việt Nam chỉ bằng một nửa dân chủ tư sản”, “Chế độ một Đảng lãnh đạo là chế độ đảng trị, không có tự do dân chủ”, “Để có dân chủ, phải thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, v.v.. Họ cố tình bỏ qua hoặc phớt lờ những thành tựu của công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng khi cho rằng: “Công cuộc đổi mới vẫn giữ nguyên chế độ độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và chia rẽ dân tộc”  “Trên thế giới, không nước nào thực hiện kiểu “đảng chọn, dân bầu’’ mà có thể được coi là dân chủ”. Vì vậy, cần thay đổi cương lĩnh của Đảng, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, thiết lập kinh tế tư nhân hóa tuyệt đối, phi chính trị hóa quân đội,… chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị toàn trị sang dân chủ.
Nhìn lại lịch sử dân tộc cho thấy các thế lực xâm lược còn áp đặt chế độ thống trị trên cơ sở bảo tồn chế độ phong kiến lạc hậu. Các quyền con người, quyền công dân chỉ đến với nhân dân Việt Nam qua cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành lập hiến, lập pháp…, có đầy đủ các cơ quan của bộ máy nhà nước, bảo đảm Nhà nước Việt Nam sánh vai với các nước trên thế giới về quyền tự do dân chủ. Khi đó, Đảng Cộng sản Việt Nam phải lãnh đạo duy trì hoạt động của Nhà nước mà mình đã lập nên để phục vụ nhân dân. Vì vậy, việc bầu ra đại biểu của bộ máy nhà nước cũng phải do Đảng lãnh đạo và các tổ chức, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể triển khai thực hiện theo Luật Bầu cử và nghị quyết của Thường vụ Quốc hội.

Trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của Việt Nam năm 2015 có quy định về Hội nghị Hiệp thương. Đây là hội nghị giữa các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hội nghị Hiệp thương cùng với vai trò của Hội đồng bầu cử Quốc gia là cơ chế dân chủ quan trọng trong bầu cử Quốc hội, nhằm bảo đảm đúng tiêu chuẩn, cơ cấu đại biểu (bảo đảm đầy đủ các giai cấp, tầng lớp, thành phần dân tộc, giới tính, tôn giáo,… tham gia) và tạo ra sự đồng thuận xã hội. Nếu không có Hội nghị Hiệp thương thì không thể có một danh sách đề cử mang đầy đủ tính đại diện cho cơ quan quyền lực. Thực tế cũng cho thấy, cử tri thường dựa vào kết quả hiệp thương để cân nhắc khi bỏ phiếu cho ứng cử viên nào. Vì vậy, qua 13 lần bầu cử đại biểu Quốc hội ở nước ta, đa số ứng cử viên của Đảng đã trúng cử và khẳng định xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri. Điều này không có gì là bất thường. Nhà nước ta đã bảo đảm quyền con người và dân chủ về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội và căn hóa ngày càng tốt hơn được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc họp tại Giơ ne vơ ngày 7-2-2014 đã thông qua báo cáo của Việt Nam với sự nhất trí cao. Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước ta được xây dựng bắt nguồn từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, nhằm mục đích tối cao là bảo vệ quyền tự do, dân chủ và quyền lợi hợp pháp của nhân dân. Việc duy trì và thực hiện nghiêm Hiến pháp, pháp luật và điều kiện căn bản để bảo vệ, phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân. Những luận điệu sai trái xuyên tạc sự thật về dân chủ ở Việt Nam chỉ nhằm thỏa mãn lợi ích và mưu đồ xấu xa của một số nhóm phản động, đi ngược lại lợi ích và mong muốn của người dân Việt Nam đang theo đuổi.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét