Tại sao chiến lược “DBHB” chủ nghĩa đế quốc hướng mũi nhọn tấn công chủ yếu vào bình diện tâm lý xã hội?
Chiến thắng.Psy.11.
Bản chất của “Diễn biến hoà
bình” là một âm mưu, chiến lược của chủ nghĩa đế quốc mà thực chất là phương
thức thay đổi chế độ ở nước đối phương, loại chiến tranh không khói súng, “là
cuộc chiến tranh hình thái những tác dụng không kém gì chiến tranh hiện đại” như
nhận định của các chuyên gia quân sự tư sản.
Cốt lõi của “Diễn biến hoà bình”
là tạo ra lực lượng tại chỗ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa để lực lượng
này “tiến hành thay đổi chế độ ở nước họ”. Muốn vậy theo các chuyên gia chiến
tranh tâm lí trước hết phải làm thay đổi ý thức xã hội của quần chúng nhân dân
các nước này.
Nhìn lại lịch sử thì từ
1947-1988 có thể nói “Diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc nặng về tính
chất phòng ngự là chủ yếu, chúng tấn công theo cả chiều dọc và chiều ngang, cả
hệ tư tưởng và tâm lí xã hội, nhưng chúng coi trọng và thiên về tấn công hệ tư
tưởng của đối phương.
Từ sau 1988 trong sự điều chỉnh phương thức tấn
công, chúng đã đặc biệt coi trọng vào bình diện tâm lí xã hội để thao túng,
khống chế, điều khiển, điều chỉnh tâm lí xã hội phục vụ cho các mục tiêu chính
trị của chủ nghĩa đế quốc.
Về mặt lí
luận, xuất phát từ mối quan hệ giữa tâm lí xã hội và hệ tư tưởng trong cơ
cấu ý thức xã hội, về tâm lí xã hội là thuộc tầng thấp của ý thức xã hội nhưng
nó “chiếm một tỉ trọng lớn” bao gồm trong đó cả những yếu tố kinh nghiệm, tản
mạn chủ quan, nhận thức cảm tính, vô thức tập thể… được hình thành tự phát, cả
những yếu tố không có tính giai cấp được hình thành do tác động của môi trường
sống, hoàn cảnh sống trực tiếp nên dễ thay đổi. Hiện thực khách quan, tồn tại
xã hội đa dạng và phức tạp phản ánh lên tâm lí xã hội cũng đa dạng và phức tạp
gắn với những cái đời thường ước muốn, kì vọng xã hội, tâm trạng bi quan hay
lạc quan của xã hội, định kiến xã hội, đồng cảm, ác cảm... trước một vấn đề, sự
kiện xảy ra.
Sự tác động trở lại của tâm lí xã hội đến hệ tư
tưởng mộ tư cách tự nhiên. Các hoạt động tuyên truyền đánh phá vào tâm lí xã
hội, làm mục ruỗng tâm lí xã hội để thao túng hệ tư tưởng, kéo sập hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Với cách thức này chúng đã lảng
tránh vấn đề đối đầu chính trị, “đấu tranh giai cấp” “đấu tranh hệ tư tưởng” mà
lâu nay đã trở thành một định kiến, làm lạc hướng chính trị ý thức xã hội của
nhân dân.
Vận dụng triệt để
các cơ chế tâm lí xã hội của nhóm như đánh giá, thuyết phục, ám thị, khêu gợi,
lây lan, bắt chước.. . thực hiện hàng loạt các thủ đoạn chiến tranh tâm lí như
bịa đặt, tung tin đồn, vu khống, gieo rắc hoang mang, gây tâm trạng bi quan,
làm giảm sút uy tín của Đảng, Nhà nước với nhân dân, bôi nhọ truyền thống cách
mạng truyền thống dân tộc, kích thích khôi phục thói quen, tập quán lạc hậu,
thói xấu mê tín dị đoan, lối sống chạy theo mốt.
Tác động vào bình
diện tâm lí xã hội kẻ địch đặc biệt chú ý đến tâm lí giai cấp (tâm lí công
nhân, nông dân, trí thức, doanh nghiệp...) và tâm lí dân tộc. Chúng tập trung
khai thác đặc tính tâm lí tiểu nông, tâm lí sản xuất nhỏ, chịu ảnh hưởng của
Nho giáo và lễ giáo phong kiến cho nên: chỉ nhìn thấy lợi trước mắt quên mất
cái lợi lâu dài, tính tò mò, “chuộng lạ”, “thích mới nới cũ”, “chuộng hư
danh”, “sĩ diện hão”, chạy theo cái hình thức phù phiếm... đã và đang bị kẻ
địch khai thác triệt để (Nhất là đối với lớp trẻ)
Về mặt thực tiễn, chiến tranh tâm lí
được thực hiện trên mặt trận chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự đặc biệt
thông qua tác động mặt trái của kinh tế thị trường để định hướng, điều chỉnh,
hướng vào tâm lí xã hội phục vụ cho ý đồ, mục đích của chủ nghĩa đế quốc.
Thông qua mặt
trái của kinh tế thị trường mà hình thành những thói quen, thị hiếu thấp hèn,
làm xói mòn chuẩn mực giá trị truyền thống dân tộc, xuất hiện những phản giá
trị, lai căng trong cộng đồng xã hội, uốn nắn lối sống của thanh niên chạy theo
lí tưởng “người hùng kinh tế”, thực dụng bằng hệ thống tiếp thị, quảng cáo,
phim ảnh, âm nhạc hiện đại.
Trên thực tế đã
bắt đầu xuất hiện quan niệm và cách đánh giá mới như đã có dư luận xã hội về
đánh giá con người không căn cứ vào nhân cách mà chỉ căn cứ vài tài năng, hoặc
chỉ căn cứ vào của cải, tài sản anh ta có được như nhà lầu, xe hơi, máy vi tính,
điện thoại đời mới, đĩa nhạc CD... Trong quan hệ người- người xu hướng chỉ quan
tâm tới khía cạnh “người ấy có lợi gì cho mình” mà quên đi tình nghĩa tình đồng
chí đã xuất hiện.
Thấy rõ hướng tác động
của chiến tranh tâm lý trong “diễn biến hoà bình” của CNĐQ và các thế lực thù
địch, chống phá cách mạng Việt Nam. Các cấp, các ngành, các tổ chức cần làm cho
mọi người nhận thức đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của chiến tranh tâm lý,
các hướng tác động của chúng từ đó chủ động, tích cực tham gia vào cuộc đấu
tranh này./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét