ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐÃ NHẬN THỨC SÂU SẮC VÀ VẬN DỤNG SÁNG TẠO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
HatT.Psy.11)
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người lãnh
tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã đi xa nhưng tư tưởng của người luôn trường
tồn mãi mãi và có giá trị định hướng cho sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng
sản Việt Nam.
Qua các giai đoạn
cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta nhận thức ngày càng toàn diện và
sâu sắc. Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm
toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam, kết quả của sự
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin vào điều kiện cụ thể của
nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và
quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân
dân ta giành thắng lợi.”. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đó chính là quy luật phát
triển của cách mạng Việt Nam
trong thời đại mới.
Giá trị nhân văn
của tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện vô cùng đa dạng và phong phú, thấm đượm
trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, trong tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người,
tỏa sáng trong những trước tác, trong từng việc làm, cử chỉ và mối quan tâm sâu
sắc, ân cần đối với con người, với nhân dân, đất nước và nhân loại, nhất là
nhân dân các dân tộc bị áp bức. Giá trị nhân văn trong hệ thống các giá trị của
tư tưởng Hồ Chí Minh được khái quát ở hai nội dung cơ bản:
Một là,
giá trị nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện nổi bật trong tư tưởng
của Người, lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và cuộc sống
tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận
cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mac-Lenin, bằng thiên tài trí tuệ, nhận
thức đúng xu thế phát triển tất yếu của loài người và tính chất của thời đại,
Người đã khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường
nào khác con đường cách mạng vô sản.”
Hai là,
giá trị nhân văn của tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong những tư tưởng
của Người trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong đấu tranh giải quyết mâu thuẫn
giữa cái tốt với cái xấu, giữa cái cũ lạc hậu với cái mới tiến bộ, văn minh qua
mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.
Trên cơ sở đúc kết quá trình phát triển
trong lịch sử dân tộc và nhân loại, từ thực tiễn Việt Nam và thế giới đương
đại, Hồ Chí Minh đã khái quát thành chân lý: “Vô luận việc gì, đều do người làm
ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” và: “Mỗi con người đều có
thiện và ác ở trong lòng.”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ta phải biết làm cho
phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần
đi, đó là thái độ của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu,
trừ hạng người phản lại Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng
cách làm cho cái phần thiện trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ
không phải đập cho tơi bời. Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục
lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ
chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới.”
Về Đảng lãnh đạo,
Đảng cầm quyền, Người khẳng định Đảng ta “là đạo đức, là văn minh.” Người chỉ
rõ, “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người thấm nhuần đạo đức xã hội
chủ nghĩa.” Những yêu cầu đạo đức mà Người nêu ra trở thành hệ chuẩn mực đạo
đức của con người Việt Nam trong thời đại mới, như: “cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư”, “Phải thật thà thương yêu và hết lòng giúp đỡ đồng chí, đồng bào”, “Việc
gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức
tránh”, phải “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” và có tinh thần đoàn
kết-đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong sáng....
Ngày nay, tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành tài
sản vô giá và là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình
trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và những
biểu hiện tha hóa về đạo đức trong xã hội, thấm đượm tinh thần nhân văn cao cả. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, cùng với chủ nghĩa Mac -Lenin, là nền tảng tư tưởng để Đảng ta phát triển
nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chủ
nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh chính là “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc,
làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành”. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao
cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có
thuốc, già không lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần
dần được xóa bỏ”.
Trải qua các kỳ
Đại hội, đến Đại hội XI, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng ta đã hoàn thiện
hơn nhận thức về xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà
nhân dân ta xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn
kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có
quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới."
Đồng thời, qua các
kỳ Đại hội, Đảng ta đã bổ sung, phát triển phương hướng cơ bản xây dựng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Đại hội XI của Đảng xác định 8 phương hướng cơ bản, đó là
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri
thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;
xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác
và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận
dân tộc thống nhất; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Những nội dung
trên có thể thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm
vụ theo tư tưởng sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xứng đáng đại diện và bảo
vệ cho lợi ích chính đáng của Quốc gia, dân tộc. Thành quả của những năm đổi
mới đã chứng minh điều đó, kinh tế ngày càng được tăng cao, đời sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện, đội ngũ cán bộ đảng viên trong đảng luôn giữ gìn
tốt phẩm chất đạo đức cách mạng.
Những điều đó còn có
sức mạnh vô cùng to lớn trong lòng mỗi người dân Việt Nam và trở
thành những bức tường thành vững chắc về chính trị tinh thần bảo vệ những giá
trị truyền thống, tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào,
mỗi người dân Việt Nam
là một người chiến sĩ quyết không để những phần tử phản động có cơ hội đưa ra
những luận điêu xuyên tạc về vai trò của Đảng và những người đảng viên trong
thời kỳ mới.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét