Nobita091275(ST)
Thực tiễn lịch sử cách mạng nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong 82 năm qua là lịch sử của những chiến công và kỳ tích chống chủ
nghĩa thực dân, đế quốc cùng những thắng lợi quan trọng nối tiếp nhau trong
công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước vượt qua muôn vàn khó
khăn, thử thách, vững bước tiến lên trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội.
Một
kinh nghiệm lớn của Đảng
Sở
dĩ một nước nhỏ và còn nghèo như Việt Nam lại làm nên một lịch sử hào
hùng khiến "cả thế giới ngạc nhiên và khâm phục”... là do nhiều nguyên
nhân, trong đó, cơ bản nhất là Đảng ta luôn giữ vững mối quan hệ máu thịt giữa
Đảng và Dân.
Nhờ gắn bó máu thịt với dân,
được nhân dân tin tưởng, nên mới 15 tuổi, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến
hành cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, lập nên Nhà nước công - nông đầu tiên
ở Đông Nam Á và trở thành một Đảng cầm quyền.
Nhờ gắn bó máu thịt với dân,
được nhân dân tin tưởng, Đảng đã lãnh đạo nhân dân trên khắp hai miền Nam - Bắc
đồng tâm, nhất trí "thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu
làm nô lệ”, cùng bền gan, quyết chí, tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh,
đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành lại độc lập tự do và thống nhất
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, góp phần quan trọng làm sụp đổ chủ nghĩa thực
dân cũ và chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới, đưa dân tộc Việt Nam trở
thành người chiến sĩ tiên phong chống chủ nghĩa đế quốc.
Sau
khi hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, Đảng đã lãnh đạo cả nước
quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa và tiến hành công
cuộc đổi mới toàn diện đất nước, giành nhiều thành tựu quan trọng, nhất là vượt
qua "cửa ải lương thực” và chặn đứng tình trạng lạm phát "phi mã”
theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Vào đầu thập niên cuối cùng
của thế kỷ XX, đất nước ta phải đối mặt với "cơn chấn động chính trị” dữ
dội - chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu sụp đổ và Liên bang Xô viết tan rã,
làm cho chủ nghĩa xã hội thế giới lâm vào thoái trào. Đại hội VII của Đảng vào
tháng 6-1991 đã sáng suốt phân tích, đánh giá tình hình bối cảnh lịch sử, xu
thế vận động tất yếu của thời đại và đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kể từ đó, các kỳ Đại hội Đảng toàn
quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa tiếp sau, đã cụ thể hóa
Cương lĩnh thành đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn,
nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên những
điều kiện, tiền đề cơ bản, thiết yếu chuyển đất nước sang thời kỳ phát triển
mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp đến là đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, chủ động, tích
cực hội nhập quốc tế để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại. Vì thế, mở đầu Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI: "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện
nay”, đã chỉ rõ: "Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng
lập và rèn luyện. Trải qua hơn 80 năm phấn đấu, xây dựng và trưởng thành, vượt
qua muôn vàn khó khăn, thử thách, với bản lĩnh của một đảng cách mạng chân
chính, dạn dày kinh nghiệm, luôn gắn bó máu thịt với nhân dân, Đảng đã lãnh
đạo, tổ chức và phát huy sức mạnh to lớn của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân,
giành được nhiều thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp cách mạng”...
Phát
huy mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và Dân ở nước ta hiện nay
Mối
quan hệ máu thịt giữa Đảng với Dân ở nước ta hiện nay cần được hiểu thấu đáo
trên hai bình diện:
Thứ
nhất: Mối quan hệ Đảng đối với Dân.
Trong
mối quan hệ này, Đảng phải thật sự là lãnh tụ chính trị của dân, Đảng phải đại
biểu cho trí tuệ và lương tâm của thời đại. "Đảng không có lợi ích nào
khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, Đảng phải nắm vững, vận
dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,
không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và
năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt
ra”...
Mục
tiêu lý tưởng của Đảng vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa: dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phản ánh đầy đủ khát vọng của nhân dân là
được vĩnh viễn giải phóng khỏi mọi ách áp bức, nô dịch của đế quốc, thực dân và
bọn cường hào, ác bá, để mọi người Việt Nam trên khắp các vùng, miền đều được
sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc.
Đảng
ta là Đảng cầm quyền, mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với Dân hiện nay được thể
hiện trước hết, Đảng là người lãnh đạo Nhà nước và tổ chức lực lượng tiến hành
cuộc đấu tranh cách mạng bảo vệ những thành quả đã đạt được và sự toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc Việt Nam; tiến hành công cuộc phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, củng cố vững
chắc an ninh, quốc phòng, đảm bảo cho mọi người dân của nước ta trên đất liền
hay ngoài biển, đảo đều được sống trong độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc và có
điều kiện phát triển toàn diện.
Đảng
ta là Đảng cầm quyền muốn thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu trên càng phải
luôn gắn bó máu thịt với nhân dân vì "Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật
thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn
thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và
của Đảng”...
Tuy vậy, hiện nay "công
tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém,
khuyết điểm kéo dài qua nhiều kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của
nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”...
Nguyên
nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém khuyết điểm trong Đảng hiện nay là do
"Cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu,
quên đi trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân. Việc tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị,
quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số nơi chưa đến nơi đến chốn, kỷ
cương, kỷ luật không nghiêm, nói không đi đôi với làm, hoặc làm chiếu lệ”...
Thứ
hai: Mối quan hệ Dân đối với Đảng
Như
đã nói ở trên, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết
hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Điều
đó nói lên mối quan hệ máu thịt giữa Dân đối với Đảng là một trong những nhân
tố cơ bản dẫn tới sự ra đời của Đảng. Không có phong trào cách mạng của nhân
dân thì không có sự ra đời của Đảng. Không có sự ôm ấp, đùm bọc, che chở, bảo
vệ của nhân dân thì không có sự tồn tại, phát triển của Đảng. Do đó, công ơn
của nhân dân đối với Đảng sâu nặng như công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha
mẹ. "Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử... Do đó, "Toàn bộ
hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân
dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân”...
Vì thế, trong tác phẩm Dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát một cách súc tích rằng:"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”...
Vì thế, trong tác phẩm Dân vận, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát một cách súc tích rằng:"Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân.... Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên.
Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”...
Thấm
nhuần những lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI: "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng
Đảng hiện nay” đã chủ trương cần phải tập trung cao độ để lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tốt ba vấn đề cấp bách, nhất là phải "kiên quyết đấu tranh ngăn
chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của
một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý
các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin
của Đảng viên và của nhân dân”...
Để thực hiện tốt mục tiêu và
những vấn đề cấp bách, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XI cũng đã chỉ rõ một hệ thống các nhóm giải pháp đồng bộ, xác thực,
khả thi. Trong đó có các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng "Vai trò giám
sát của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
chưa được phát huy, hiệu quả chưa cao”... Cụ thể là:
-
"Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Kê khai tài sản phải trung thực và được công khai ở nơi công tác và nơi cư
trú”...
-
"Định kỳ tổ chức để nhân dân góp ý kiến xây dựng Đảng thông qua Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”...
-
"Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm dân chủ, công
khai, minh bạch trong công tác cán bộ, loại trừ khả năng để cán bộ và người
thân của cán bộ lợi dụng chức vụ, vị trí công tác để trục lợi”...
-
"Trong năm 2012 ban hành quy chế giám sát (trực tiếp và gián tiếp) của
nhân dân, đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức Đảng và chính quyền các cấp; trong
đó có cơ chế giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội,
việc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học; cơ chế để
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”
-
"Cán bộ chủ chốt và cán bộ dân cử các cấp phải thường xuyên tiếp xúc, đối
thoại trực tiếp với nhân dân, chủ động nắm bắt tâm tư, đánh giá, dự báo diễn
biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và có biện pháp giải quyết kịp thời. Kiên
quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động "diễn biến hòa bình”
của các thế lực thù địch. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh, phê phán những biểu
hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Giữ gìn sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội”...
-
"Ban Dân vận Trung ương chủ trì phối hợp với Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng quy chế giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, cơ chế để
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý
xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, trình Bộ Chính trị ban hành”...
Với
niềm tin son sắt và lòng mong muốn thiết tha, toàn dân ta nguyện thực hiện tốt
những biện pháp trên, góp phần xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, đủ
sức lãnh đạo cách mạng nước ta đạt tới mục tiêu đã hoạch định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét