XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM SỨC MẠNH DƯ LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN VẤN NẠN
BK80. Psy 34
Những
ngày qua, tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình câu chuyện về người cha đã xâm hại
tình dục đối với chính con gái ruột mới chỉ 6 tuổi vẫn còn xôn xao, khiến nhiều
người bàng hoàng. “Thật khốn nạn” là câu mà người dân địa phương dùng để nói về
hành vi của kẻ làm cha ấy. Kẻ làm cha đồi bại ấy chính là Đào Văn Đ. (SN 1988).
Chị P.T.T. (vợ của Đ) sau khi biết chuyện Đ làm với con gái, dù rất đau khổ và
tủi nhục, nhưng vì để bảo vệ con gái, chị T đã gạt đi nước mắt và trình báo sự
việc với cơ quan Công an. Theo chị T khoảng hơn 1 tháng trước,
khi chị vừa đi làm về thì con gái chị nói rằng bố đã có hành vi xâm hại vùng
kín của con. Cháu sợ bị bố đánh nên dặn chị khi nào con đi học mẹ hãy nói với bố.
Sau khi đã suy nghĩ và nghĩ rằng con gái không bịa chuyện, chị T đã đánh liều gặng
hỏi Đ nhưng lúc này Đ vẫn kiên quyết không thừa nhận. Tuy nhiên, sau khi chị T
đòi đưa con gái đi khám thì Đ mới chịu thừa nhận hành vi. Đến
ngày 27/4, Công an huyện Đông Hưng đã ra lệnh bắt giữ Đ để điều tra làm rõ hành
vi xâm hại tình dục đối với con gái. Với chị T mỗi lần nghĩ lại hành vi bỉ ổi của
Đ với con gái chị lại không cầm lòng được. Cũng không thể giải thích vì sao Đ lại
gây ra chuyện đó với con ruột của mình.
Nhân
vụ việc mới này, dư luận và báo chí nhắc lại vụ việc một
bé giá 8 tuổi ở quận Hoàng Mai- Hà Nội bị một người đàn ông hơn 30 tuổi xâm hại,
vụ việc xảy ra hơn 2 tháng mà không có tiến triển. Rồi vụ việc ở chung cư
NeckShile, thành phố Vũng Tàu, một cán bộ hưu trí 76 tuổi bị tố cáo dâm ô với
ít nhất 7 bé gái. Sau 6 tháng kể từ khi khởi tố vụ án, vụ việc dường như đã dậm
chân tại chỗ. Những vụ việc ngay lập tức nhận được sự quan tâm của đông đảo dư
luận. Chủ tịch nước yêu cầu làm rõ vụ dâm ô trẻ em ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Phó Thủ
tướng Trương Hòa Bình yêu cần khẩn trương xác minh vụ xâm hại trẻ ở quận Hoàng
Mai. Ngày 13/3 quyết định ra hạn lần 2 trong thời hạn 2 tháng được đưa ra với vụ
án ở Bà Rịa- Vũng Tàu. Ngày 15/3 Viện trưởng VKSNDTC Lê Minh Trí yêu cầu cơ
quan CSĐT Công an Vũng Tàu ra ngay quyết định khởi tố đối tượng Nguyễn Khắc Thủy
về tội dâm ô trẻ em. Còn ở Hà Nội, ngày 16/3 quyết định khởi tố bị can, bắt tạm
giam đối tượng Cao Mạnh Hùng trong vụ án ở quận Hoàng Mai cũng đã được đưa ra.
Những vụ việc xâm hại trẻ em đã được quan tâm đúng như những gì dư luận mong mỏi.
Các
vụ xâm hại tình dục trẻ em ở nước ta có xu hướng gia tăng khoảng 20%/năm, cứ 8
giờ lại có một trẻ bị xâm hại tình dục. Con số này thực tế có thể còn nhiều hơn
khi có trường hợp người bị hại chọn cách im lặng hoặc thỏa hiệp thay vì lên tiếng.
Trên thực tế, công tác phát hiện và điều tra các vụ việc liên quan tới xâm hại
tình dục trẻ em đang gặp khó khăn, có tới 40% vụ việc bị tòa án trả hồ sơ vì
không đủ bằng chứng hoặc chứng cứ pháp y. Trong những ngày qua thì dư luận lại
sôi sục trước việc các phương tiện truyền thông và các trang mạng xã hội liên tục
thông tin bàn luận về diễn biến của việc xử lý điều tra các vụ xâm hại tình dục
trẻ em vừa xảy ra ở một số địa phương. Vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em không phải
chủ đề mới nhưng tại sao bây giờ nó lại nhận được sự quan tâm đặc biệt đến như
vậy từ công chúng? Cần phải làm gì để những vụ xâm hại tình dục trẻ em tưởng đã
rất rõ ràng không bị chìm vào quên lãng, để những kẻ biến thái gây ra những
chuyện đau lòng phải bị xử lý nghiêm trước pháp luật, và đặc biệt quan trọng
hơn là cần phải làm gì để có một thiết chế hiệu quả bảo vệ trẻ em trước cạm bẫy
và nguy cơ bị xâm hại?
Trước
hết khẳng định hiện tượng những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em được bàn luận
xôn xao trong cộng đồng xã hội thời gian gần đây có thể được đánh giá là một
cơn bão dư luận. Điều đó xảy ra bởi nhiều nguyên nhân.
Sự
quan tâm của cộng đồng xã hội thời gian vừa qua tới các vụ xâm hại trẻ em không
thái quá mà có nguyên nhân sâu sa của nó. Nguyên nhân đầu tiên là bởi các vụ án
xảy ra dồn dập, trong đó có vụ kéo dài, chưa được xử lý. Điều quan trọng nhất
là các nạn còn nhỏ tuổi mà vụ việc không được giải quyết, gây ra bức xúc lớn
trong xã hội. Cơn bão dư luận này cũng có tác dụng. Nó khiến các cơ quan Nhà nước,
cơ quan chức năng đã có hành động ngay lập tức để đáp lại mong mỏi của dư luận.
Tuy nhiên, ở một mặt khác, chúng ta cũng cần nhìn những mặt tiêu cực từ cơn bão
này như việc một số người đưa thông tin về bị can, nghi phạm và thậm chí là
thông tin người bị hại lên trang mạng một cách công khai. Ở đây, chúng ta nhận
ra là có sức ép thể hiện qua sự phỉ báng, thóa mạ và thậm chí là bạo lực trong
những vụ việc này. Tôi cũng từng liên tưởng câu chuyện này đến câu chuyện trộm
chó, tôi lo ngại là cao trào này có thể đẩy tới những hành vi rất tiêu cực
tương tự nếu cơ quan chức năng không có hành động kịp thời.
Trong
khi đó, các vụ xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đều khó bị phát hiện và điều
tra. Nguyên dẫn tới hiện tượng này là bởi bản thân nạn nhân bị xâm hại tình dục
đều nhỏ tuổi, không thể tự tố giác với cơ quan chức năng mà chỉ có thể nói nếu
được động viên, khuyên bảo bởi những người gần gũi nhất với các em như bố mẹ,
thầy cô giáo hoặc thậm chí là nhân viên tư vấn. Dó đó, vấn đề hiện nay là làm
sao để cha mẹ các em dám lên tiếng.
Tôi
nhận thấy có một vài nguyên nhân dẫn tới việc phụ huynh các nạn nhân không dám
lên tiếng. Đầu tiên là họ không biết lên tiếng với ai, thông báo vụ việc cho
ai. Thứ hai là họ có thể bị thủ phạm đe dọa, thậm chí dùng tiền để mua chuộc,
tìm các hòa giải. Thứ ba là do ở lúc này lúc khác, nơi này nơi khác sự lên tiếng
của họ không được cơ quan chức năng tiếp nhận, xử lý theo đúng quy định của
pháp luật. Nhiều vụ việc khi tới cơ quan pháp luật thì chưa thực sự được ưu
tiên. Từ góc độ của pháp luật, chúng ta cũng cần bổ sung, điều chỉnh cập nhật
quy định của pháp luật để nhằm phòng ngừa tốt hơn, can thiệp xử lý tốt hơn,
nghiêm khắc hơn như một số nước đã áp dụng
(Thiến hóa học, phạt tù sau khi mãn hạn tù bị ghi tên là phạm tội tình dục trẻ
em suốt đời và cấm làm việc trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em, phải đeo vòng điện
tử trên cơ thể để cơ quan chức năng có thể giám sát định vị, kiểm soát, cảnh
báo khi thủ phạm đó tiếp xúc với phụ nữ và trẻ em...Nguyên nhân còn nằm ở xã hội,
đó là nhận thức về quyền về phụ nữ, trẻ em, trong xã hội Việt Nam, chúng ta thường
né tránh vấn đề tình dục. Chúng ta nghĩ khi người đàn ông có nhu cầu tình dục
thì không thể kiểm soát được. Việc nghĩ như vậy tạo ra văn hóa bao biện, dung
túng cho những kẻ xâm hại tình dục trẻ em. Điều đó còn dẫn tới việc quy trách
nhiệm cho phụ nữ, trẻ em phải tự biết cách bảo vệ mình như đừng ăn mặc gợi cảm,
đừng đi tối một mình… mà quên mất trách nhiệm của toàn xã hội là tạo môi trường
sống an toàn cho mọi người, đặc biệt là trẻ em. Chính vì sự thiếu nhận thức đó
nên khi xây dựng khung pháp luật chung chug, không chi tiết, đầy đủ để cơ quan
chức năng có công cụ đủ mạnh, đủ hiệu lực để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, dịch
vụ xã hội hỗ trợ cho nạn nhân, người nhà nạn nhân, thân nhân thủ phạm rất yếu,
mà nguyên nhân sâu xa là chúng ta nhận thức chưa đúng đắn vấn đề này, chính vì
vậy mà nó chưa có chính sách khích lệ, ưu tiên, tạo động lực cho những người
phát hiện và xử lý vụ việc, như chúng ta thường thưởng nóng cho các vụ án ma
túy, nhưng không thấy thưởng nóng cho những vụ phát hiện, tố giác, điều tra, xử
lý các vụ xâm hại tình dục trẻ em, thậm chí phải đợi đến Chủ tịch nước, đến
VKSNDTC chỉ thị thì đến lúc đó các cơ quan chức năng ở địa phương mới thực sự
tăng cường các hành động của mình. Cho nên chúng ta cần nhìn nhận, nhận thức lại
vấn đề này một cách đúng đắn, nếu không tương lai con em chúng ta luôn có thể đặt
trước những nguy cơ đáng tiếc
Đặc
biệt, giải pháp ngăn chặn vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em chính là sự phòng ngừa.
Đó là giải pháp quan trọng nhất. Nhiệm vụ đó trước hết thuộc về gia đình, bởi nếu
gia đình, nhà trường không là hàng rào bảo vệ tốt nhất cho trẻ em thì những quy
định của pháp luật, dịch vụ xã hội để bảo vệ trẻ em đều vô hiệu. Ngược lại,
trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, ngành giáo dục, các tổ chức xã hội trong việc
hướng dẫn con trẻ bảo vệ bản thân cũng cần được quan tâm, để nó trở thành kỹ
năng sống cho các em như đưa giáo dục giới tính, tình dục, kỹ năng sống vào
trong nhà trường một cách bài bản, coi đó là một nội dung quan trọng trong giáo
dục học sinh chứ không phải kiến thức đơn thuần và phải được thể chế hóa ở cấp
quốc gia chứ không phải sáng kiến của trường này, trường kia, bản bên cạnh… nhận
thức về pháp luật. Ngoài ra, pháp luật không chỉ có tác dụng trừng phạt mà còn
phải giáo dục, răn đe để ngăn chặn trước khi những người muốn tiến hành hành vi
ô dâm thực hiện, làm cho họ biết những hình phạt sẽ phải chịu khi thực hiện
hành vi và làm cho họ không dám làm. Tiếp theo về phía xã hội tiếp tục gây những
áp lực lớn hơn nữa không chỉ từ các diễn đàn xã hội. Bằng mọi cách phải triển
khai thiết thực, có hiệu lực và có hiệu quả luật trẻ em với đủ nguồn nhân lực
theo quy định, nhân rộng các dịch vụ bảo vệ trẻ em có sự liên kết và chuyển tuyến
cho nhau theo quy định.
Tóm
lại, tội phạm xâm hại tình dục trẻ em ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp,
đòi hỏi cần cả xã hội quan tâm thiết thực và hiệu quả hơn tới việc chung sức bảo
vệ trẻ em. Và đó không phải là một khẩu hiệu, mà là nó cần được biến thành một
hành động khẩn thiết vì phẩm giá và lương tri con người và vì tương lai con trẻ,
thế hệ mầm non tương tai của đất nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét