Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

THÀNH TỰU NỀN DÂN CHỦ VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA

V. V.Th.Psy.34E
Trong thời gian gần đây nhiều tổ chức “xã hội dân chủ” trong và ngoài nước đã phát tán nhiều tài liệu vu cáo nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nhưng chúng không biết rằng:
 Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và việc bảo đảm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay không chỉ được khẳng định trong chủ trương, đường lối của Đảng mà còn được thể chế hóa và bảo đảm thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống pháp luật của Nhà nước. Trên phương diện xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về thực hiện dân chủ, Đại hội XII đánh giá: “Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật mới được ban hành và sửa đổi. Khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và trách nhiệm đối với xã hội”. Minh chứng sống động cho đánh giá trên của Đảng là những nguyên tắc hiến định về thực hành, phát huy dân chủ được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013, như: “1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; 2. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân...” (Điều 2); “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” (Điều 3)... Quyền dân chủ của nhân dân còn được ghi nhận tại Chương II Hiến pháp năm 2013 (quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) cũng như trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác. Từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đến việc hiện thực hóa chúng trong thực tế xã hội phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của nhân dân về các quyền dân chủ của mình. Chẳng hạn, Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định và bảo đảm cho nhân dân thực hiện quyền được biết các nội dung liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của mình ở cơ sở, quyền được bàn và quyết định, quyền được tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và quyền được giám sát. Trong những năm qua, nhân dân ở cơ sở đã thực hiện, phát huy tốt các quyền đó, bởi họ có nhận thức khá đầy đủ về những quyền dân chủ. Đó cũng là cơ sở thực tiễn để Đảng ta nhận định: “Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân, năng lực làm chủ, tham gia quản lý xã hội của nhân dân, ý thức về dân chủ trong xã hội được nâng lên. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có tiến bộ”(6).
Việc thực hành dân chủ đã và đang tạo động lực thúc đẩy, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà nước nói chung, của các cấp chính quyền nói riêng; khắc phục tệ nạn quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, xa rời quần chúng nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước; đóng góp tích cực vào việc cải cách hành chính; góp phần xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Đại hội XII của Đảng đánh giá: Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau.
Những sự thật hiển nhiên đó mà bọn chúng còn cố tình vu cáo, xuyên tạc một cách nực cười theo kiểu luận điệu ăn vạ. Chúng luôn đưa ra những bằng chứng thiếu thuyết phục nhằm lòe bịp cái bản chất xấu xa, phá hoại mà bọn phản động vẫn thường xử dụng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét