Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

NGĂN CHẶN NHỮNG TIN ĐỒN, THÔNG TIN SAI LỆCH
TRÊN MẠNG XÃ HỘI

QA82.Psy34
Đời sống tâm lý của mỗi quân nhân đều ảnh hưởng đến tâm lý của cả tập thể đơn vị và ngược lại, tâm lý của xã hội, tập thể đơn vị lại có tác dụng chi phối ảnh hưởng đến tâm lý của từng cá nhân. Quá trình ảnh hưởng đó diễn ra theo nhiều cơ chế tâm lý - xã hội khác nhau, trong đó có các cơ chế nổi bật là: cơ chế bắt chước, cơ chế lan truyền, ám thị, đồng nhất hóa, thỏa hiệp…
Hàng ngày, mỗi quân nhân đều được tiếp nhận rất nhiều những thông tin "thật giả lẫn lộn" từ nhiều nguồn khác nhau trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là từ các mạng xã hội. Trong những thông tin đó có rất nhiều những tin đồn, thông tin sai lệch ảnh hưởng rất lớn đến xã hội, tập thể đơn vị nói chung và từng quân nhân nói riêng. Đặc biệt là hiện nay công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội hiện nay đã trở nên vô cùng phức tạp, chính vì thế chúng ta rất dễ bị "thao túng" bởi các thông tin sai lệch. Những thông tin đó rất dễ dàng được lan truyền trong phạm vi các nhóm nhỏ hay còn được gọi là "bong bóng" thông tin. Mỗi nhóm nhỏ này sẽ phù hợp với một loại thông tin khác nhau, do vậy những thành viên trong nhóm luôn tin tưởng vào nguồn thông tin mình được tiếp nhận mà không hề "điều tra" tính xác thực của nó. Một trong những hệ quả xảy ra đó là có những người sẽ chia sẻ bài viết nào đó chỉ vì tiêu đề nghe "xuôi tai" trong khi chưa hề đọc nội dung của bài viết đó. “Tin đồn là sự khẳng định chung của một nhóm người về một vấn đề nào đó của xã hội, có thể có thực hoặc không có thực, nhưng không có dữ liệu để kiểm chứng. Tin đồn là phương thức giao tiếp bằng ngôn ngữ diễn ra hàng ngày trong đời sống, trong đó các thông tin được truyền từ người này sang người khác. Do mức độ thu nhận thông tin, do cá tính và cách nhìn nhận vấn đề của các cá nhân là khác nhau dẫn đến các đối tượng tiếp nhận nội dung thông tin theo cách hiểu của mình, và do vậy thông tin thường bị biến dạng, méo mó”(1).
Nguồn thông tin của tin đồn bao giờ cũng xuất phát từ người khác (tôi nghe người này nói, người kia nói); Tin đồn loang càng xa thì càng có nhiều biến thái, do nó không ngừng được thêm thắt. Tin đồn thường có tính “thất thiệt” (mặc dù có những tin đồn về cơ bản là sự thật). Tin đồn có thể làm nảy sinh dư luận xã hội khi trên cơ sở tin đồn người ta đưa ra những phán xét đánh giá bày tỏ thái độ của mình. Tin đồn thường xuất hiện khi người ta thiếu (hoặc thừa) thông tin”(2).
Đặc biệt, lơi dụng các cơ chế tâm lý xã hội, các thế lực thù địch và các phần tử xấu lợi dụng mạng xã hội để đưa ra những tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch nhằm gây tâm lý nghi ngờ, hoang mang trong dư luận, nhất là khoét sâu vào các mâu thuẫn, các tiêu cực trong đời sống xã hội, các yếu kém trong công tác quản lý điều hành xã hội để bôi nhọ, nói xấu, xuyên tạc quan điểm, đường lối chính sách của đảng, lợi dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ các tin đồn, khiến tin đồn lan nhanh như dịch bệnh, khó kiểm soát, làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, thúc dẩy nhanh quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ Nhất là khi tin đồn được mặc nhiên thừa nhận và trở thành nhận thức của đông đảo dân chúng sẽ tạo thành sức mạnh khôn lường, có thể làm giảm sút căn bản hiệu lực, hiệu quả của một chính sách quản lý nhà nước và làm tổn thất uy tín, cũng như tiền bạc của quốc gia.
Để ngăn chặn có hiệu quả các tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch trên các trang mạng xã hội thì phải làm tốt việc định hướng dư luận xã hội.
Một là, tăng cường công tác giáo dục, đinh hướng tư tưởng, nâng cao nhận thức cho mọi người. Các cơ quan, đơn vị đại diện cần cung cấp thông tin chính thức, chính xác, toàn diện và kịp thời cho báo chí để cơ quan báo chí có thông tin chính thức, chính thống về những tin đồn, thông tin sai lệch. Không để thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác thiếu sức thuyết phục.
Hai là, trước những tin đồn thất thiệt và thông tin sai lệch trên các trang mạng xã hội người lãnh đạo, quản lý phải nắm vững và vận dụng có hiệu quả các cơ chế của một số hiện tượng tâm lý xã hội đê triệt tiêu và dập tắt sự lây lan của các tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch. Người lãnh đạo, quản lý, chỉ huy phải là người gương mẫu trong việc ngăn chặn các tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch, đồng thời tăng cường giáo dục, truyên truyền để mọi quân nhân trong đơn vị thấy được tác hại của những tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch, nguyên nhân của những tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch từ đó mọi quân nhân trong nhóm, tập thể sẽ bắt trước ngăn chặn, triệt tiêu không để tin đồn, thông tin sai lệch lan truyền.
Ba là, nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy trong ngăn chặn và triệt tiêu tác hại của tin đồn. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy các cấp phải tăng cường công tác giáo dục, trang bị thế giới quan khoa học, tình cảm, niềm tin cho mọi quân nhân trong đơn vị, từ đó mỗi mỗi quân nhân sẽ tự miễn dịch với những tin đồn và thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, có thể sử dụng cơ chế ám thị để ngăn chặn tin đồn, thông tin sai lệch.  Đó là sự thay đổi cách ứng xử của quân nhân do phục tùng mệnh lệnh đến từ một quyền uy của người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý. Nó là ảnh hưởng tích cực của một người lên người khác hoặc nhóm. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy các cấp phải là những người có uy tín cao, phải làm tốt công tác tuyên truyền, cổ động, giáo dục, chính trị tư tưởng, điều khiển, điều chỉnh các mối quan hệ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho quân nhân phấn đấu vươn lên sẽ làm tăng hiệu quả của ám thị.
Tin đồn thất thiệt và những thông tin sai lệch là một hiện tượng xã hội, không thể loại bỏ hoàn toàn ra khỏi đời sống xã hội. Song người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý có thể ngăn chặn và dập tắt nó bằng rất nhiều biện pháp, cách thức khác nhau. Trong đó có sự vận dụng và kết hợp có hiệu quả các cơ chế của một só hiện tượng tâm lý xã hội như bắt chước, ám thị…và bằng con đường tuyên truyền giáo dục, xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin, tình cảm ý chí và xây dựng tập thể,  nhóm vững mạnh sẽ là cơ sở để mọi quân nhân tự miễn dịch với tin đồn thất thiệt và những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, đấu tranh có hiệu quả trên mặt trận tư tưởng lý luận, làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét