Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017


MƯỢN DANH NGHĨA ĐI KIỆN ĐỂ KÍCH ĐỘNG NGƯỜI DÂN CHỐNG CHÍNH QUYỀN
K’Sor H
Vừa qua dư luận chứng kiến hàng loạt giáo xứ thuộc giáo phận Vinh đi kiện đòi “đóng cửa Formosa”, đòi “Nhà nước phải đền bù thỏa đáng cho ngư dân”, đòi “minh bạch”....đồng thời vu cáo chính quyền địa phương “ngăn cản, đàn áp giáo dân đi kiện”. Vậy thực sự chính quyền có ngăn cản “quyền đi kiện” của giáo dân không? 
Có đủ căn cứ cho giáo dân Nghệ An đi kiện Formosa? Thực tế cho thấy, các giáo dân Đông Yên hay Song Ngọc đi kiện cho thấy, họ không mang theo được các bộ “hồ sơ khởi kiện” đúng theo chuẩn quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.  Theo khoản 5, điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự, “Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó”. Theo Khoản 1 Điều 6 Bộ luật này thì “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự”. Trách nhiệm của người đi kiện hay tham gia vào vụ kiện dân sự đòi hỏi phải cung cấp chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là là chính đáng, hợp pháp. Trong khi đó cơ quan Nhà nước đã làm việc các bên chịu thiệt hại, xác định 4 tỉnh chịu thiệt hại trực tiếp để đền bù cho ngư dân. Còn biển Nghệ An, nhất là vùng Quỳnh Lưu của giáo xứ Đông Yên, Song Ngọc cách xa khu vực nhà máy Formosa gần 180 km, không bị nhiễm độc, chỉ bị ảnh hưởng ở mức độ gián tiếp. Bởi vậy, việc chứng minh thiệt hại rõ ràng không hề dễ dàng. Chính ông linh mục Đặng Hữu Nam thừa nhận, ông ta không có đủ phương tiện, nhân lực để làm được cái việc xác định mức độ thiệt hại của giáo dân Quỳnh Lưu.
Bởi vậy, ngay từ trước khi nộp đơn, họ đã biết trước sẽ không thể “lọt qua vòng gửi xe”, vì Tòa án không thể thụ lý được đơn kiện nếu nguyên đơn chỉ có mỗi cái đơn và bản kê thiệt hại không có bất cứ cơ sở xác thực nào.  Bởi vậy, dư luận đã bình phẩm, hay nói cách khác là chế giễu những linh mục này “diễn trò”. Không có giấy tờ pháp lý, không có hồ sơ, không có luật sư “đẳng cấp” nào mà lại cứ thích kiện thì quá bằng “trò hề”. Phần thiệt hại, phần ê chề, phần hài hước… thuộc về những giáo dân vốn đã đau khổ vì ảnh hưởng (dù là gián tiếp) do thảm họa môi trường gây ra, lại thêm phần ức chế vì không thể “động đến móng tay” của kẻ gây ra thiệt hại cho mình. Đó là chưa kể đến từ tháng 6/2016 đến nay, báo đài Nghệ An và nhiều báo đài khác “rầm rộ” đưa tin ngư dân Nghệ An được mùa, bội thu từ cá cơm, cá mú từ biển, tàu thuyền gia tăng, nhiều ngư dân mua thêm tàu đánh bắt cá, có chuyến đi biển trúng cả trăm triệu đồng. Làm sao, các giáo dân của Đông Yên, Song Ngọc chứng minh được thiệt hại đây? Chắc có lẽ họ đi kiện báo chí địa phương và trung ương hay những ngư dân được mùa kia? Giáo dân thì rõ là nghe lời linh mục, phó thác “sinh mệnh” và đức tin cho các linh mục rồi. Còn linh mục được học hành tử tế, đủ trình độ học giáo lý, giáo luật không lẽ không đủ trình độ để hiểu được luật pháp quy định trình tự, thủ tục, điều kiện cho một vụ kiện dân sự? Thậm chí họ đang hô hào tòa án trong nước không thụ lý thì họ sẽ nôp ra tòa án quốc tế, tòa án ở Đài Loan??? phải chăng họ có đủ “phương tiện” và “nhân lực” giúp cho viêc quốc tế hóa vụ việc này thành công? Trong nước dễ vậy còn không được nói chi ra đến xứ người! Ai cũng hiểu điều đó, chỉ có kẻ chủ mưu, cầm đầu vụ kiện là vờ như không hiểu vì mục đích của họ đâu phải là thực hiện các thủ tục pháp lý mà là để gây rối và để chống chính quyền mà thôi.

(Nguồn: Internet và Trelang.blog.com)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét