KHÔNG PHẢI CỨ CÓ ĐA ĐẢNG LÀ CÓ DÂN CHỦ
Nobita091275
(ST)
Trong bài “Nếu Việt Nam
chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng, chính trường Việt Nam sẽ ra sao” đăng
trên voatiengviet.com của tác giả Thiện Ý đã vẽ ra “một giả định, một tương lai
sớm muộn” của nền dân chủ Việt Nam khi thực hiện chế độ đa đảng. Thực tế đây là
một “viễn cảnh” mà chỉ những người có ý đồ xuyên tạc, nhằm phủ định sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân
dân Việt Nam mới có thể tưởng tượng được như vậy.
Trước hết cần nhận thức
rằng Việt Nam không bao giờ thực hiện chế độ “dân chủ đa đảng” như ông tưởng
tượng. Việt Nam không thực hiện chế độ đa nguyên, đa đảng không có nghĩa là bảo
thủ, mất đân chủ như ông cố tình quy chụp mà đó là yêu cầu khách quan. Ông Thiện
Ý nên xem lại kiến thức về dân chủ của mình khi nêu khái niệm “dân chủ đa đảng”,
ông cố tình cho rằng cứ đa đảng là có dân chủ và ngược lại chế độ một đảng là
không có dân chủ mà không cần hiểu rõ bản chất dân chủ là gì. Những người có
kiến thức về dân chủ đích thực đều nhận thức được rõ ràng rằng, dân chủ là quyền tự quyết của nhân dân trước
những vấn đề trọng đại của đất nước của dân tộc; do vậy một nền dân chủ
thực sự không phụ thuộc và chế độ đa đảng hay một đảng.
Khi tưởng tượng mô hình
“chế độ dân chủ đa đảng” ông Thiện Ý đã quên rằng trên thế giới có nhiều nước
theo chế độ đa đảng nhưng bản chất vẫn chỉ là đảng đại diện cho một lực lượng
xã hội duy nhất là giai cấp tư sản và lực lượng ấy thay nhau lãnh đạo đất nước,
cùng bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình. Tuy thế, giữa các đảng phái ấy
luôn có sự tranh chấp quyền lợi với nhau, mà thực chất là các nhóm lợi ích, các
nhóm tư bản trong từng ngành, từng lĩnh vực, dẫn đến tình trạng bất ổn về chính
trị trong nội bộ đất nước làm cản trở sự phát triển chung chung của xã hội.
Thực tế cho thấy ở những nước mà đa đảng đi kèm với đa nguyên chính trị là
những nước có nền chính trị kém ổn định, thường diễn ra các cuộc tranh giành
quyền lực, làm cho xã hội kém ổn định về chính trị, thậm chí hỗn loạn, chia rẽ
dân tộc như đã và đang xảy ra trên thế giới hiện nay.
Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thừa nhận
quyền tự do, bình đẳng của công dân, đảm bảo cho nhân dân là chủ thể của quyền
lực. Quyền làm chủ của nhân dân được thể chế hóa thành các chuẩn mực mang tính
pháp quyền, thành nguyên tắc tổ chức và vận hành của Nhà nước cũng như các
thiết chế chính trị khác tạo nên chế độ dân chủ. Thực tế hơn 70 năm qua dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quyền làm chủ của nhân dân luôn được đảm
bảo và phát huy cao độ, bởi nếu Việt Nam không có dân chủ sẽ không có sự thống
nhất ý chí và hành động tạo nên sức mạnh của cả dân tộc để chiến thắng hai đế
quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn gấp nhiều lần. Nếu không có dân chủ
thực sự thì không thể có đủ sức mạnh để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện phức tạp như tranh
chấp biên giới lãnh thổ, biển đảo và trước những âm mưu xuyên tạc, chống phá
của các thế lực thù địch như hiện nay. Phát huy thành quả xây dựng nền dân chủ,
khẳng định sự đúng đắn trong đường lối thực hiện dân chủ của mình, Hiến pháp
năm 2013 hiến định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về Nhân dân…”. Như vậy càng không thể có “một chính quyền của đảng, do
đảng và vì đảng” như ông Thiện Ý cố tình gán gép một cách ác ý và đầy tính
xuyên tạc.
Ở
Việt Nam khi hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, Pháp luật
của nhà nước đều xuất phát từ nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của nhân dân,
nhân dân được dân chủ rộng rãi tham gia ý kiến mình vào các văn kiện quan trọng
của đất nước (Như hiến pháp năm 2013, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII…).
Những thành tựu về thực hành dân chủ ở Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế công
nhận Việt Nam là một đất nước ổn định về chính trị, dân chủ dân quyền luôn được
đảm bảo; gần đây được Đại hội đồng Liên hợp quốc (khóa 68) bầu vào Hội đồng
nhân quyền nhiệm kỳ (2014 -2016) với số phiếu cao nhất. Do vậy, khẳng định dân
chủ không phụ thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng, mà nó phụ thuộc vào bản
chất của chế độ cầm quyền phục vụ cho lợi ích của giai cấp nào cũng như cách
thức vận hành cụ thê của bộ máy nhà nước trong từng xã hội.
Viễn cảnh “một giả định, một tương lai sớm muộn” của nền dân chủ Việt Nam khi thực hiện chế độ đa đảng của tác giả Thiện Ý sẽ không bao giờ có thể trở thành hiện thực bởi nó xuất phát từ một nhận thức sai lầm về dân chủ, từ một ý đồ phủ nhận thành tựu của nền dân chủ ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam hơn 70 năm qua. Ông Thiện Ý nên nhận thức lại cho đúng đừng vì mục đích xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà làm giảm đi giá trị về mặt nhận thức của mình./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét