DỰA VÀO CƠ CHẾ CỦA MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN CÁC THÔNG TIN SAI LỆCH TRÊN MẠNG
BC78.Psy34
Thời
đại ngày nay là thời đại quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội, tuy
nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận sức ảnh hưởng to lớn của công nghệ
thông tin đang từng ngày, từng giờ len lỏi và tác động tới mọi đối tượng, mọi tầng
lớp trong xã hội. Từ những ngôi nhà nguy nga nơi phố thị cho tới những mái nhà
tranh nơi đồng quê tĩnh mịch, từ biên giới núi cao cho tới ngoài khơi mênh
mông, đâu đâu chúng ta cũng có thể tìm thấy các thiết bị cần thiết để kết nối với
thế giới thông tin. Thậm chí, một bộ phận giới trẻ còn có thể nhịn ăn, nhịn uống,
nhịn xử lý các nhu cầu cá nhân một ngày nhưng khó mà có thể thiếu được các công
cụ kết nối trong một giờ.
Công nghệ thông tin đã mang tới cho con người những lợi ích vô cùng to lớn,
giúp mở rộng thêm tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, thu hẹp khoảng cách với
những người yêu thương, gắn kết con người lại trong một cộng đồng mà ngày nay
chúng ta quen gọi với thuật ngữ : “cộng đồng mạng”… Dẫu lợi ích là vậy, nhưng
công nghệ thông tin cũng để lại những hệ lụy vô cùng to lớn, và một trong những
ảnh hưởng đó là các thông tin sai lệch do một số phần tử xấu đưa lên nhằm thỏa
mãn một nhu cầu cá nhân nào đó của mình. “Tin vịt, trên mạng ảo” nhưng nếu
không được làm rõ ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ gây nên những “hậu quả thật” vô
cùng to lớn. Chúng ta có thể dễ dàng liệt kê ra hàng loạt các vụ việc như vào
tin đồn về việc luộc bánh trưng bằng ruột pin; luộc ngô, khoai bằng bột thông cống
cho tới các tin đồn về có đỉa trong sữa, trong bánh quy… trong một thời gian
dài đã làm lao đao biết bao nhiêu người dân làm ăn lương thiện.
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới việc những “tin vịt” này lại cuốn hút người
xem đến vậy? Bởi lẽ những kẻ tung tin đồn nhảm đánh đúng vào tâm lý hiếu kỳ của
người xem, giật típ mang tính gây tò mò, đưa thông tin sai lệch dựa vào những sự
kiện chính trị đang nóng trên thế giới, thậm chí những tin mang tính trái với
luân thường đạo lý để buộc người xem truy cập, ví dụ như một dòng típ trên báo
giật rất to và rõ nhưng nội dung thì mập mờ khiêu khích như: “Người mẫu NT đã
làm điều này khiến đại gia HK sướng phát điên”; “Clip khủng bố IS đe dọa tiến
hành thánh chiến ở Việt Nam” hay “Dịch Ebola đã đến Việt Nam”… Bên cạnh đó
chúng đưa ra những bức hình, những “nhân chứng” cụ thể, “có tên, có tuổi và địa
chỉ cụ thể”; giả danh những tờ báo uy tín, những nhân vật nổi tiếng để hòng tạo
tính “chân thực, đáng tin” cho “tin vịt” của mình. Bằng nhiều các thủ thuật tâm
lý khác nhau nhằm lôi kéo người đọc, rút cục để phục vụ cho những mục đích cá
nhân như câu view, câu like để kiếm tiền từ nhà mạng, để nổi tiếng và thể hiện
cái tôi của bản thân trước bạn bè (thường
xuất hiện ở giới trẻ); để tiến hành cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động
kinh doanh; để chống phá lại chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước, để bôi nhọ danh dự của cá nhân, tập thể nhằm các mục đích trả thù
v.v… Tuy nhiên, dù với mục đích gì thì đây đều là những hành vi xấu, đáng hổ thẹn
và cần ngăn chặn một cách kiên quyết, không được để lây lan, gây ra tâm lý
hoang mang, lo lắng trong cộng đồng, để lại những hậu quả kinh tế nghiêm trọng…
Có nhiều phương pháp để ngăn chặn các thông tin sai lệch trên mạng như biện
pháp hành chính, biện pháp sử dụng công nghệ thông tin…và một trong các biện
pháp đó chúng ta có thể áp dụng các hiện tượng tâm lý xã hội để đấu tranh, từ
đó từng bước hạn chế, loại bỏ những hành vi tung tin đồn thất thiệt lên mạng xã
hội.
2. Với cơ chế ám thị: khi xuất hiện một luồng thông tin không chính thống
trên mạng xã hội và gây ra hoang mang cho dư luận, bên cạnh việc truy tìm ra chủ
nhân của thông tin đó, chúng ta cần đưa những chuyên gia có uy tín, có trình độ
chuyên môn liên quan đến nội dung thông xấu, độc kia để giải thích, đính chính
và chỉ ra những nội dung không rõ ràng, thiếu tính thuyết phục của thông tin. Từ
đó, nhờ vào uy tín, vào sự thuyết phục của chuyên gia tạo ra sức ám thị đối với
cộng đồng giúp làm giảm đi hậu quả của các thông tin xấu độc.
3. Với cơ chế thỏa hiệp: Sau khi đã vạch trần được các thông tin xuyên tạc
trên mạng xã hội, chúng ta cần tận dụng tâm lý đám đông để lên án, phê phán các
cá nhân, các tổ chức đã tung các thông tin xấu độc, đó lên; chỉ ra hậu quả
nghiêm trọng của thông tin đó từ đó thúc đẩy cộng đồng đấu tranh với các cá
nhân đó. Đây vừa là biện pháp nhằm đấu tranh với các cá nhân, tổ chức trực tiếp
gây ra hành vi sai trái đó, vừa là biện pháp nhằm thúc đẩy, ép các thành viên
khác trong cộng đồng, đang có hoặc đã có ý định làm những hành vi tương tự phải
tự thỏa hiệp và từ bỏ ý định xấu của mình.
4. Với cơ chế đồng nhất hóa: Chúng ta cần tận dụng các phương tiện thông
tin đại chúng, làm nổi bật cho mọi người thấy được những hậu quả khôn lường của
việc tung tin đồn thất thiệt, qua đó tạo nên sự đồng cảm của cộng động với nạn
nhân, từ đó có tình cảm gần gũi, thấu hiểu với nạn nhân hơn. Đây chính là cơ sở
để cộng đồng đặt mình vào vị trí của nạn nhân, từ đó tự giáo dục bản thân không
tham gia, cổ xúy cho việc phát tán tin thất thiệt mà đứng về phía những nạn
nhân để đấu tranh với những tin đồn đó. Đây cũng là biện pháp để khắc phục hiện
tượng vô cảm, thờ ơ với những hiện tượng xã hội xung quanh của cộng đồng.
Trên đây là một số cơ chế tâm lý xã hội cơ bản, ngoài ra còn một số các
cơ chế khác chúng ta cũng có thể áp dụng vào việc hạn chế, ngăn chặn các thông
tin sai lệch trên mạng xã hội như cơ chế lây lan tâm lý… Việc thực hiện các cơ
chế này cần tiến hành đồng bộ, thống nhất thì mới tạo ra được hiệu quả đích thực.
Đồng thời với đó thì chúng ta cũng cần tiến hành các biện pháp hành chính khác
nhằm nghiêm trị những kẻ tung tin, đưa tin sai sự thật, đe răn đe, làm gương
cho xã hội. Có “chỉ mặt đặt tên” được những tập thể, cá nhân cụ thể , chúng ta
mới có thể ngăn chặn dứt điểm các phần tử xấu tung tin thất thiệt trên mạng xã
hội.
Mạng xã hội là sản phẩm của nền văn minh nhân loại, chúng ta cần biến nó
thành công cụ để phục vụ cho cuộc sống của mình, giúp cuộc sống của mình trở
nên phong phú và tích cực hơn. Muốn làm được điều ấy, bản thân mỗi chúng ta cần
có hướng tiếp cận phù hợp và có phương pháp sử dụng đúng đắn, tránh để mình sống
ảo, sống lệ thuộc vào công nghệ mà quên đi cuộc sống tươi đẹp đang ngày ngày diễn
ra quanh mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét