DỰA VÀO CƠ CHẾ CỦA MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI ĐẤU TRANH NGĂN CHẶN CÁC VỤ BIỂU TÌNH CHỐNG CHÍNH QUYỀN DO CÁC ĐỐI TƯỢNG PHẢN CÁCH MẠNG KÍCH ĐỘNG
ĐVHC.Psy.34E
Lợi
dụng kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XII về đẩy lùi các biểu hiện
tự diễn biến, tự chuyển hóa của Đảng ta trong xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong
thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động và các tổ chức khủng bố lưu vong
ở nước ngoài đã không ngừng rêu rao, coi đó là “kết quả” của “các cuộc đấu
tranh không mệt mỏi” do chúng tổ chức. Chúng ta không phủ nhận những sai sót,
những khuyết điểm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, của Chính phủ dẫn tới những
bức xúc của nhân dân như hiện tượng khiếu kiện kéo dài liên quan tới đất đai tại
thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức hay vụ việc tập đoàn Fomosa xả thải ra
môi trường gây ô nhiễm biển miền Trung… Tuy nhiên, việc lợi dụng các vụ việc
này nhằm lôi kéo nhân dân, kích động bạo loan, gây mất ổn định chính trị và trật
tự an toàn xã hội, phá hoại kinh tế của đất nước … thì quả là những hành động
không thể tha thứ.
Tính từ đầu
năm đến nay, hàng loạt các cuộc biểu tỉnh, bạo động dưới danh nghĩa “bảo vệ môi
trường”, “giải quyết tranh chấp đất đai”, “bảo vệ tự do tôn giáo”…; tuy với nhiều
lý do khác nhau, địa điểm xảy ra các cuộc biểu tình ở có khoảng cách lớn về địa
lý nhưng qua cách thức tổ chức và liên lạc khá bài bản, qua phương pháp tiến
hành cũng như các cơ chế tâm lý xã hội mà các cuộc biểu tình này áp dụng nhằm
lôi kéo kích động lương dân tham gia, chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra rất
nhiều điểm chung và cũng không khó để dự đoán về tổ chức phản động đứng sau, giật
dây cho các cuộc biểu tình này. Trong số các cuộc biểu tình này, tính chất nhạy
cảm và mức độ nguy hại hơn cả, đó là việc núp nóng dưới các tổ chức tôn giáo nhằm
gây áp lực, kích động quần chúng nhân dân tham gia biểu tình, bạo động. Được
“đào tạo bài bản” ở nước ngoài, dưới sự
“dìu dắt” của các nhà tâm lý học tư sản, chúng ta không thể không công nhận rằng
“kỹ năng” tổ chức biểu tình, kích động bạo loạn của các phần tử phản động, các
tổ chức khủng bố này ngày càng chuyên nghiệp và bài bản hơn, do đó, để vô hiệu
hóa các hoạt động có tổ chức này, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện
pháp khác nhau, bao gồm cả việc áp dụng các cơ chế tâm lý xã hội nhằm làm thất
bại “cuộc chiến tranh tâm lý” mà chúng áp dụng trong các cuộc biểu tình này. Có
rất nhiều cơ chế tâm lý xã hội khác nhau, nhưng cơ bản và phổ biến nhất là bốn
cơ chế tâm lý: Bắt chước; Ám thị; Đồng nhất hóa; Thỏa hiệp. Do dung lượng của
bài viết cũng như do trình độ của bản thân còn hạn chế, trong bài viết này, tôi
xin tập trung làm rõ phương pháp vận dụng cơ chế Ám thị trong xử lý các cuộc biểu
tình do các tổ chức khủng bố kích động.
Như chúng ta đều
biết ám thị là một trong những cơ chế cơ bản của tâm lý xã hội, là quá trình
tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm lý người nhằm mục đích điều khiển họ
thực hiện những yêu cần nhất định. Trong
trạng thái bị ám thị, năng lực ý thức, tính phê phán của người bị ám thị đối với
những nội dung bị ám thị giảm đi rõ rệt. Bên cạnh đó, sự ám thị bị ảnh hưởng rất
lớn bởi những người có uy tín (có thể là uy tín thật hoặc uy tín giả), giữa người
ám thị và người bị ám thị có quán hệ tình cảm gắn bó mật thiết hoặc gần gũi với
nhau, bản thân những người ám thị có chuyên môn hoặc có sự tự tin nhất định vào
bản thân…Lợi dụng vào đặc điểm này, các thế lực thù địch thường sử những chức sắc
tôn giáo có thái độ bất mãn với chính quyền sở tại (như linh mục Nguyễn Đình Thục
trong vụ biểu tình tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An giữa tháng 5 năm 2017), mua chuộc lôi kéo những cá nhân có
chút uy tín tại địa phương đứng lên cầm đầu hoặc đi “vận động” biểu tình, thậm
chí chúng sẵn sàng gắn mác “nhà báo”, “nhà hoạt động”, “thủ lĩnh đối lập” hòng
tạo uy tín giả cho một số đối tượng khủng bố nhằm dễ bề lừa phỉnh, ám thị tới
quần chúng nhân dân. Thậm chí, trong một số tình huống, chúng sẵn sàng ngụy tạo
chứng cứ, lợi dụng tên tuổi của một số vị lão thành cách mạng, cắt dán, chỉnh sửa
video của các lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho phù hợp với các thông tin đã được
chỉnh sửa nhằm lợi dụng uy tín của họ mà ám thị quần chúng nhân dân…
Từ những âm
mưu và thủ đoạn đê hèn, xảo quyệt đó chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, kịp thời
phát hiện và xử lý nhanh, gọn, dứt điểm các vụ việc nảy sinh. Để làm được điều
đó, trước hết chúng ta cần kịp thời phong tỏa “hiện trường” xảy ra “vụ việc”,
tránh để vụ việc nhỏ lây lan ra trong phạm vi lớn hơn. Phát hiện những cá nhân,
những tổ chức đang trực tiếp thực hiện hành vi ám thị tới quần chúng nhân dân
thông qua mạng lưới an ninh nhân dân. Sau khi đã phát hiện ra những đối tượng
này, chúng ta cần nhanh chóng tiến hành giáo dục, vận động để các đối tượng này
hiểu rõ hành vi sai trái của mình, “hồi tâm chuyển ý” quay lại vận động quần
chúng nhân dân giải tán để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Đối với các phần
tử ngoan cố, chống đối chế độ đến cùng thì cần phải nhanh chóng cách ly “tác
nhân kích thích” này ra khỏi đám đông sao cho càng “nhẹ nhàng” càng tốt để
tránh gây kích động. Nếu chưa thể cách ly được các “tác nhân kích thích” ra khỏi
đám đông ngay, chúng ta cần có các biện pháp vô hiệu hóa hệ thống truyền tin,
không để cho các “tác nhân” tuyên truyền thông tin xấu tới đám đông (thông qua
tác chiến điện tử).
Sau khi đã
cách ly được các đối tượng này, chúng ta cần nhanh chóng ổn định đám đông, có
thể bằng các biện pháp tuyên truyền giáo dục, đưa những cá nhân có uy tín thật
sự ra vận động quần chúng giải tán, hay để sự việc tự lắng xuống, thậm chí nếu
cần chúng ta sẵn sàng đáp ứng một số các yêu cầu của đám đông nhằm đưa tình
hình sớm ổn định trở lại.
Bước ba, sau
khi đã ổn định tình hình, chúng ta cần thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau vạch trần uy
tín giả tạo của những kẻ cầm đầu, những tổ chức đứng sau, các hoạt động chống
phá và âm mưu thực sự của chúng để quần chúng nhân dân hiểu thấu được bản chất
xấu xa và thủ đoạn đê hèn của những kẻ chủ mưu, những tên tự cho mình là “các
nhà hoạt động vì dân chủ”. Bên cạnh việc giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác
cách mạng, không để bị lôi kéo của quần chúng nhân dân thì đây cũng là một biện
pháp nhằm hạ uy tín của những phần tử, những tổ chức khủng bố này, qua đó vô hiệu
hóa khả năng ám thị của chúng đối với quần chúng nhân dân.
Cho dù có áp dụng
bất cứ cơ chế tâm lý xã hội nào đi nữa, dù có được bài bản đến đâu, âm mưu có
thâm hiểm thế nào nhưng với bản chất phản cách mạng, chống lại lợi ích của đông
đảo quần chúng nhân dân thì tất yếu những âm mưu, hành vi kích động quần chúng
của các tổ chức khủng bố, các phần từ phản động nhằm lôi kéo đám đông tham gia
biểu tình, bảo động cướp chính quyền cũng sẽ thất bại. Tuy nhiên để hạn chế thấp
nhất những thiệt hại về người và vật chất mà chúng có thể gây ra cho nhân dân,
cho nhà nước, chúng ta cần vận dụng linh hoạt, khôn khéo và hết sức thuần thục
các cơ chế tâm lý xã hội, trong đó có cơ chế ám thị nhằm nhanh chóng ổn định
tình hình, giải tán đám đông đang bị kích động, giữ vững được trị an trong khu
vực góp phần bảo đảm an ninh chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển
kinh tế xã hội.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét