Với chiêu bài “dân giúp dân”, Việt Tân nhắn nhủ người cần giúp đỡ nhắn vào hộp thư để được hướng dẫn chi tiết làm thế nào để nhận được quà. Đây thực chất là chiêu trò lừa dụ người dân tham gia vào các hoạt động của tổ chức khủng bố này, núp bóng việc bảo vệ, đứng về phía người dân khó khăn để tạo diễn đàn công kích, bôi xấu, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước, phủ nhận nỗ lực và thành quả chống dịch của đất nước.
Với chương trình
hỗ trợ khẩn cấp mà Việt Tân đang kêu gọi. Liệu Việt Tân có thực sự nhằm giúp đỡ
người dân hay không? Trái ngược với những lời kêu gọi mĩ miều, mạng xã hội chỉ
lèo tèo lượng like, tham gia hưởng ứng. Không ít người đã thẳng thắn bình luận,
chỉ rõ động cơ xấu xa và khuyên mọi người hãy tránh xa chiêu trò của Việt Tân.
Cùng với đó, nếu
Việt Tân thực sự muốn làm việc thiện thì không nên “tạo sóng”, bày trò để câu
like, câu bình luận của những người nhẹ dạ cả tin, được dẫn dắt bởi những
conment “chim mồi” kích động nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước
ta. Chưa thấy hiệu quả của chương trình này ở đâu, nhưng Việt Tân đã tạo ra một
“diễn đàn” cho những bình luận a dua, bất mãn trên không gian mạng, chẳng những
không giúp ích gì cho công tác phòng, chống dịch mà còn bị coi là hành vi vi phạm
pháp luật khi đưa ra bình luận sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu
tới công tác phòng, chống dịch. Ngày 4-10-2016, khi đưa Việt Tân vào danh sách
các tổ chức khủng bố, thông báo của Bộ Công an nêu rõ: “Việt Tân” là tổ chức khủng
bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người
khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt Tân”; tham gia các khóa đào tạo,
huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”… sẽ
đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật Việt Nam.
Từ thực tế những
hoạt động chống phá của Việt Tân có thể dễ dàng nhận thấy chiêu trò từ thiện
này chỉ là một thủ đoạn để dẫn dụ người dân tham gia, qua đó sẽ thu thập thông
tin công dân, rồi mua chuộc, kích động, biến những người đó trở thành công cụ
thực hiện các âm mưu phá hoại của chúng.
Chương trình
“Chút quà yêu thương” mà Việt Tân đưa ra có nhiều điểm mập mờ về thông tin và cả
những đối tượng tương tác, vào hùa và cộng hưởng bên dưới. Được biết, rất nhiều
chủ nhân của những bình luận cổ súy cho Việt Tân đó hiện đang tị nạn tại nước
ngoài, thậm chí có một số tương tác được thực hiện bởi các tài khoản ảo. Nếu thực
sự xuất phát từ động cơ trong sáng, vậy Việt Tâm phải bày ra chiêu trò này để
làm gì?
Thực chất âm mưu
của Việt Tân thông qua việc hướng dẫn người dân nhắn vào hộp thư (inbox) chỉ là
để thu thập thông tin cá nhân, từ đó liên lạc, móc nối, dụ dỗ, mua chuộc… Trước
đây, nhiều đối tượng đã từng bị Việt Tân móc nối, mua chuộc đã vướng vào vòng
lao lý, phải lãnh những mức án phạt nghiêm khắc vì thực hiện hành vi vi phạm
pháp luật chống phá Nhà nước. Đặc điểm chung dễ nhận thấy của những đối tượng
này là chỉ vì tham miếng “bánh vẽ” mà Việt Tân từng hứa hẹn./.