Quan điểm và chính sách quốc phòng “bốn không” của Việt Nam nhằm mục đích hòa bình, tự vệ, bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, chủ trương của Việt Nam là không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, đã xuất hiện nhiều quan điểm cho rằng, chính sách “bốn không” của Việt Nam đã không phù hợp, thực hiện chính sách “bốn không”, Việt Nam sẽ bị cô lập trong cộng đồng quốc tế. Thực tế cũng chứng minh, đối ngoại quốc phòng đã góp phần to lớn vào thực hiện kế sách bảo vệ Tổ quốc từ xa, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh và xung đột. Thông qua đẩy mạnh, mở rộng quan hệ về quân sự, quốc phòng, chúng ta có thêm điều kiện để giữ vững an ninh trên bộ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và tăng cường tiềm lực quốc phòng để nâng cao khả năng bảo vệ đất nước, cùng các quốc gia và đối tác quốc tế giải quyết các thách thức an ninh chung đang đặt ra cho toàn thế giới hiện nay.
Việt
Nam xây dựng sức mạnh quốc phòng dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả nước, của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính
sách Quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa bình và tự vệ; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên
cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến
tranh xâm lược.
Trong
bối cảnh thế giới bất ổn, đặc biệt Cuộc chiến Nga - Ukraine, xung đột giữa Israel và
Hamas bùng nổ tại dải Gâz, gây tổn thất nặng nề nhiều mặt cho cả hai bên, Việt Nam nên
chăng liên minh với nước khác, chấp nhận cho họ đặt căn cứ quân sự giúp chúng
ta bảo vệ đất nước? Xin trả lời ngay “Không thể!”. Nếu làm vậy, chúng ta sẽ bị
đẩy lên tuyến đầu và trở thành nạn nhân của cuộc cạnh tranh địa - chiến lược
giữa các nước lớn.
Đối
với những vấn đề này Việt Nam có quan điểm, chủ trương hết sức rõ ràng đối với
chính sách đối ngoại nói chung và đối ngoại quốc
phòng nói riêng. Trong đó, Đại hội
XIII của Đảng đã xác định những nguyên tắc nền tảng của công tác đối ngoại thời
kỳ đổi mới là: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa
bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối
ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có
lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam không thể dựa vào bất kỳ
liên minh quân sự nào.
Việt Nam nhất quán “thêm bạn, bớt thù”. Một khi tham gia liên minh quân sự,
chúng ta sẽ phải gắn với một bên, phải san sẻ trách nhiệm tài chính, nhân lực;
có thể phải nhân nhượng một số lợi ích, sẽ phải hy sinh một phần nhất định chủ
quyền quốc gia, có thể phải đối đầu với bên khác, tức là “chuốc” thêm kẻ thù.
Do đó, Việt Nam chỉ chọn đứng về hòa bình, lẽ phải, công lý, luật pháp quốc tế
và Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Trong bốn không quốc phòng thì “Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc
sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác”. Việt Nam không chấp nhận
để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, hoặc là sử dụng một phần lãnh
thổ Việt Nam để phát động chiến tranh xâm lược nước thứ ba. Lịch sử hiện đại
cho chúng ta thấy rõ, nếu có căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của mình,
dễ biến Tổ quốc ta thành mục tiêu tiến công của các thế lực thù địch, ít nhất
thì cũng khiến đất nước ta khó tránh khỏi bị lôi kéo vào xung đột, chiến tranh
giữa các nước. “Không
sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Không
dùng cách nói chuyện với vũ lực. Chỉ sử dụng với các cách thương lượng và nói
chuyện trong tính chất thỏa thuận. Qua đó giải quyết với các xung đột lợi ích.
Chúng
ta thấy rằng trong những năm, chiến tranh Lạnh, các nước đều đề cao lợi ích
quốc gia - dân tộc, mỗi nước phải tự bảo vệ lợi ích quốc gia mình, không thể
trông chờ và sẽ không có quốc gia nào bảo vệ lợi ích thay cho nước khác, chúng
ta chỉ có thể bằng chính bản lĩnh, trí tuệ, thực lực, bằng đoàn kết đồng lòng
của triệu triệu con người Việt Nam dù sống ở bất cứ đâu trên trái đất này. Bên
cạnh đó, Việt Nam cố gắng duy trì quan hệ cân bằng giữa các nước lớn, đặc biệt
trong bối cảnh diễn ra cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực Biển
Đông. Thực tiễn từ khi NATO (1949) và một số liên minh quân sự ra đời đến nay,
tình hình khu vực, thế giới luôn căng thẳng, bởi các liên minh này đối đầu
nhau, nhất là khi giữa họ có những mâu thuẫn về lợi ích. Họ công khai hoặc ngầm
chạy đua vũ trang, tăng cường sự hiện diện quân sự, đẩy mạnh hoạt động khiêu
khích, lôi kéo các quốc gia, khu vực đến gần hiểm họa chiến tranh. Mà Việt Nam
là một bằng chứng sống để cả dân tộc phải đứng lên giành độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Không liên kết với nước
này để chống nước kia.
Bởi vì, nếu Việt Nam liên minh với bên ngoài, ưu tiên dùng biện pháp quân sự để
giải quyết các tranh chấp, bất đồng thì sẽ khó được các nước khác ủng hộ. Sử
dụng vũ lực và liên minh quân sự không phải là phương thức tối ưu trong bảo vệ
Tổ quốc hiện nay. Mà chính đường lối quốc phòng với mục đích tự vệ, hòa bình,
chính nghĩa, phù hợp với quyền cơ bản của các quốc gia, dân tộc theo nguyên tắc
của Hiến chương Liên hợp quốc mới là điều mà các quốc gia, dân tộc tiến bộ đều
đang hướng tới. Kiên quyết đấu tranh, kiên trì giải quyết tranh chấp, bất đồng
bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở pháp luật và luật pháp quốc tế. Việt Nam
không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, không
phải là Việt Nam tự “trói tay” mình, trái lại, nó có tác dụng “cởi trói” cho
chúng ta, cả trong tư duy và hành động để ta có thể suy nghĩ và hành động một
cách độc lập, sáng tạo và không bị chi phối, áp đặt bởi yếu tố bên ngoài, tức
không bị người khác trói mình. Chúng ta mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn, là đối
tác tin cậy của bạn bè quốc tế, không hề mâu thuẫn với việc chúng ta không tham
gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia. Quan điểm
xuyên suốt của Việt Nam là mở rộng quan hệ quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy
của bạn bè quốc tế, đồng thời phải tự lực, tự cường, dựa vào sức mình là chính,
xây dựng thực lực sức mạnh tổng hợp quốc gia, kết hợp với sức mạnh của thời
đại, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè và cộng đồng quốc tế.
Việt Nam không chọn bên, không đi theo một cường quốc nào, không dựa hẳn vào
một cường quốc nào để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia - dân tộc mình.
Chính vì vậy, chúng ta không hề mâu thuẫn khi một mặt mở rộng quan hệ quốc tế;
chủ quyền và lợi ích quốc gia, dân tộc là thiêng liêng và tối cao, không thể
phó thác hoàn toàn cho bên ngoài, dù đó là một đồng minh cường quốc. Biểu
hiện, đó là chúng ta đã quan hệ ngoại giao nhà nước Việt Nam “phủ sóng” tới 189
trong tổng số 200 quốc gia trên toàn thế giới. Quan hệ đối ngoại quốc phòng của
ta ngày càng rộng mở, chúng ta có quan hệ quốc phòng với trên 80 quốc gia thuộc
cả 5 châu lục, đặc biệt chúng ta có quan hệ quốc phòng với tất cả 5 thành viên
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cử Sĩ quan liên lạc công tác ở Phái
bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và cử lực lượng tham gia gìn giữ hòa bình
ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, v.v.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét