Ngày 25/10 vừa qua, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 nhân sự do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Ngay lập tức trên các trang mạng xã hội facebook, youtube của RFA, BBC, Chân Trời Mới Media, Người Buôn Gió và một số đối tượng khác đã đăng tải nhiều thông tin sai trái. Chúng cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm là không khách quan, chẳng có tác dụng gì vì Quốc hội “tự biên tự diễn”, “vừa đá bóng vừa thổi còi”. Chúng so sánh kết quả tín nhiệm của người này với người kia, rồi suy diễn “lấy phiếu tín chỉ để xem phe cánh ai đông hơn”, “gây sức ép bắt anh này thôi, anh kia không được mon men đến chức vụ lớn hơn”. Giọng điệu xảo trá nhất là trang facebook của tổ chức khủng bố Việt Tân. Dưới tiêu đề bài viết “Liên hoan tấu hài thành công tốt đẹp!”, Việt Tân xuyên tạc rằng “Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm các nhân sự chỉ là trò hề”, “Quốc hội bày ra cái trò bỏ phiếu, không thắng sao được”, “họ tín nhiệm lẫn nhau, không liên quan gì đến nhân dân”, “đỉnh cao của dối trá”…
Những luận điệu chống
phá nói trên của các thế lực thù địch tuy không mới nhưng nguy hiểm. Bởi vì
việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm là sự kiện thu hút quan tâm của người dân và
dư luận. Trong đó, không phải ai cũng có đầy đủ thông tin và nhận diện đúng sự
thật, thậm chí không ít người bị kẻ xấu lôi kéo, tác động, rồi tiếp tay cho các
thế lực thù địch phát tán thông tin xấu độc. Thực tế là nhiều người đã vào các
trang mạng của Việt Tân, RFA… để bình luận, hùa theo luận điệu xuyên tạc, rồi
tỏ thái độ hoài nghi, bất mãn, mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ. Nói
cách khác, vì ngộ nhận, vì mất cảnh giác mà nhiều người đã rơi vào cái bẫy
“truyền thông bẩn” phục vụ cho mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch hòng
chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
trong nội bộ, kích động chống phá sự nghiệp cách mạng nước
ta.
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội
khóa 15 là lần thứ tư Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm kể từ lần đầu vào tháng
6/2013. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đổi mới, hoàn thiện
các quy định, quy trình lấy phiếu tín nhiệm trong Đảng và Quốc hội để công việc
quan trọng này được tiến hành một cách dân chủ, khách quan và thực chất.
Ngày 2/2/2023, Bộ Chính
trị đã ban hành Quy định số 96-QĐ/TW về lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh,
chức vụ trong hệ thống chính trị. Tiếp đó, ngày 23/6/2023, Quốc hội khóa 15 ra
Nghị quyết số 96/2023/QH15 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với
những nhân sự do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Trong đó quy
định rõ mục đích, yêu cầu, nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, tiêu chí, quy trình,
trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi lấy phiếu tín nhiệm và sử dụng kết quả lấy
phiếu tín nhiệm. Việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm giúp nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động giám sát; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước; đánh
giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm;
làm cơ sở để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ. Đây cũng là dịp để
người được lấy tín nhiệm “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn
luyện, nâng cao trách nhiệm, trình độ, năng lực, củng cố niềm tin của cán bộ,
đảng viên và nhân dân.
Theo Nghị quyết số
96/2023/QH15, người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba
phiếu tín nhiệm thấp thì có thể xin từ chức; trường hợp không xin từ chức thì
Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm. Người được lấy phiếu
tín nhiệm có từ hai phần ba phiếu tín nhiệm thấp trở lên thì Quốc hội, Hội đồng
nhân dân tiến hành miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm. Như vậy các
quy định là rất rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ, khoa học, phù hợp với xu thế mở
rộng dân chủ trong Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ
6 Quốc hội khóa 15, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã đề nghị mỗi đại
biểu phát huy tinh thần trách nhiệm cao đối với đất nước, đánh giá công tâm,
khách quan và chính xác trong ghi phiếu tín nhiệm đối với từng chức danh. Và thực
tế việc lấy phiếu tín nhiệm đã diễn ra nghiêm túc, công khai, dân chủ. Ngay sau
khi có kết quả, Quốc hội đã công bố để cử tri cả nước thấy được việc làm, trách
nhiệm, uy tín của các cán bộ trong hệ thống chính trị. Kết quả, hầu hết cán bộ
ở các ngành đều có phiếu tín nhiệm cao. Điều này thể hiện nỗ lực của họ trong
việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng
cả nước vượt qua khó khăn thách thức do đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế
toàn cầu trong thời gian qua, giữ được tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị
đất nước.
Lá phiếu tín nhiệm của
đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, nguyện vọng và tiếng nói của cử tri, đặt
lên trên hết trách nhiệm với nước với dân, vì lợi ích của nhân dân. Các đại
biểu Quốc hội không bị chi phối bởi bất kỳ sức ép nào, cũng không có chỗ cho sự
đố kỵ, ganh ghét, cục bộ, đặc biệt là càng không có cái gọi là “phe này cánh
kia” như các thế lực thù địch xuyên tạc. Dư luận cử tri cả nước đều bày tỏ đồng
tình với kết quả lấy phiếu tín nhiệm và tin tưởng cán bộ các cấp trong hệ thống
chính trị sẽ tiếp tục thể hiện vai trò, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách
nhiệm, góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn thách thức để phát triển bền
vững.
Tất
cả những điều trên là minh chứng thuyết phục phản bác lại luận điệu xuyên tạc
của các thế lực thù địch muốn lợi dụng việc Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm để
chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Vì vậy mỗi cán bộ đảng viên cần nhận
thức đúng và tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của chúng/./
0 nhận xét:
Đăng nhận xét