Quyền của con người với tư cách là hiện thân của tự do”, là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử, “phản ánh quá trình nhân loại đấu tranh tự giải phóng mình khỏi tình trạng nô dịch, bóc lột và phụ thuộc, vươn tới cuộc sống xứng đáng với danh dự và phẩm giá con người”. Coi trọng, bảo đảm dân chủ, nhân quyền là quan điểm nhất quán của Đảng, đồng thời là bản chất, mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được xác định trong các Cương lĩnh và Hiến pháp qua các thời kỳ. Nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để thực hiện mục tiêu ấy, và thực tế đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận về bảo đảm dân chủ, nhân quyền. Song, với mưu đồ chính trị đen tối, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên bịa đặt, xuyên tạc, vu khống rằng Việt Nam không có dân chủ, nhân quyền, bóp méo, xuyên tạc, đặt ra những yêu cầu vô căn cứ như “cần cân nhắc đến xây dựng một luật về sự lãnh đạo của Đảng”; “cần tạo lập hành lang pháp lý để nhân dân giám sát hoạt động lãnh đạo, cầm quyền của Đảng…”, từ đó xuyên tạc quyền dân chủ, tự do, nhân quyền tại Việt Nam.
Chúng ta cần phải khẳng định
trong những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đã tổ chức
triển khai thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính
trị về phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ” với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Chính quyền các cấp tổ chức
thực hiện hiệu quả các quy chế, quy định về thực hiện dân chủ, các quy định của
pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền làm chủ của Nhân dân. Coi trọng việc
phát huy quyền làm chủ và những lợi ích, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nêu cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức
công vụ, văn hóa ứng xử trong tiếp dân theo hướng “Trọng dân, gần dân, hiểu dân
và có trách nhiệm với dân”, “Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”; tạo điều
kiện để Nhân dân tham gia quản lý xã hội, giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, góp phần mở rộng dân chủ ở cơ sở, đảm
bảo quyền làm chủ của Nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội các cấp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hội viên, đoàn viên và Nhân dân thực hiện tốt
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực
hiện quy chế dân chủ cơ sở, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động theo hướng gần dân, sát dân, chăm lo, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên và Nhân dân; phát
huy vai trò đại diện Nhân dân trong tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước, chính quyền các cấp, nhất là những hoạt động liên quan
trực tiếp đến quyền lợi của Nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động phối hợp, chủ trì tổ
chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, qua đó,
giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng,
những vấn đề Nhân dân quan tâm để kịp thời giải quyết, tạo sự đồng thuận xã hội
và động viên Nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực tham gia thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Thực hiện mục tiêu xây
dựng thành công chế độ XHCN tốt đẹp, tiến bộ, văn minh, Việt Nam luôn
coi trọng và không ngừng phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm thực hiện quyền làm
chủ của nhân dân, khẳng định bản chất ưu việt của chế độ XHCN Việt Nam,
đồng thời, vừa là mục tiêu, động lực, yêu cầu, nhiệm vụ trọng yếu của
quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Chúng ta đã, đang và sẽ củng cố và giữ
vững bản chất tốt đẹp, tính ưu việt của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều
kiện nhất nguyên; phát huy cao nhất quyền lực chính trị, xã hội của quần chúng
nhân dân trong đời sống hiện thực. Qua đó, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc,
bịa đặt, vu khống vô căn cứ về tình hình dân chủ, nhân quyền, về quyền làm
chủ của nhân dân của các thế lực thù địch./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét