Mới đây, trên trang Danchimviet.info, có bài viết: “Khi Cách mạng ăn tươi nuốt sống con mình” của Nguyễn Hữu Liêm, đã lợi dụng việc một số cán bộ, đảng viên vi phạm bị xử lý trước pháp luật để quy chụp, bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Nội dung của bài viết thể hiện sự suy diễn một cách phiến diện nhằm đồng nhất toàn bộ đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước Việt Nam với một số đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Bởi vậy, cần vạch trần, phê phán và làm sáng tỏ ở những vấn đề sau:
Một là, Đảng,
Nhà nước, nhân dân Việt Nam luôn ghi công và tri ân những người có công với
cách mạng nhưng cũng nghiêm khắc lên án, trừng trị những kẻ có tội với cách mạng.
Nền công lý Việt Nam vừa nghiêm khắc, vừa nhân văn là ở chỗ đó. Ghi nhận và tri
ân những anh hùng lãnh tụ, người có công với làng xã, đất nước, dân tộc là một
truyền thống của dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy,
Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn thực hiện tốt việc “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn
đáp nghĩa”, tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người có công với
cách mạng.
Mặt khác, Đảng,
Nhà nước Việt Nam cũng có Sắc lệnh của Chủ tịch nước nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa số 133-SL, ngày 20/01/1953, Pháp lệnh về trừng trị các tội phản cách mạng,
ngày 30 tháng 10 năm 1967 đã chỉ rõ những tội phản cách mạng và quy định hình
phạt trừng trị những kẻ phạm tội phản cách mạng. Đó là việc làm cần thiết,
không chỉ ở Việt Nam, mà là công việc bình thường như ở mọi quốc gia. Các vụ việc
xử lý cựu tổng thống Park Geun-hye ở Hàn Quốc, nữ thủ tướng Yingluck Shinawatra
ở Thái Lan vì đã không giữ gìn được sự liêm khiết, chính danh, không làm tròn
trách nhiệm, bổn phận đối với quốc gia càng chứng tỏ luật pháp không có vùng cấm,
đã là công dân sống trong một xã hội pháp quyền đều phải thượng tôn pháp luật,
chịu sự điều chỉnh của pháp luật và chấp nhận hình phạt của pháp luật khi phạm
tội.
Hai là, không thể
lấy một số trường hợp cán bộ vi phạm pháp luật bị xử lý để suy diễn phủ nhận uy
tín của tất cả đội ngũ cán bộ, uy tín của Đảng và ý chí, niềm tin vào cách mạng
Việt Nam. Trước các vụ án được xét xử trong đó có cả những cán bộ cấp cao thì
Nguyễn Hữu Liêm đã đánh đồng cho rằng tất cả thế hệ cán bộ cộng sản Việt Nam
hôm nay đang “gậm nát gia sản lịch sử huy hoàng của Đảng” và “Ý rằng những
thành phần rường cột tham gia Cách mạng cuối cùng chính họ sẽ bị Cách mạng trừng
phạt, bức tử”. Đây là điều không đúng! Không thể lấy những kẻ bị pháp luật Việt
Nam trừng trị làm nguyên cớ để quy chụp, đánh đồng, suy diễn. Bởi “những thành
phần rường cột” ấy sẽ không bị xử lý,trừng trị khi họ chấp hành đúng pháp luật,
làm tròn bổn phận, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ trên các cương vị được Đảng,
nhân dân Việt Nam tin tưởng giao phó.
Chỉ có những cán
bộ vi phạm pháp luật mới đem “niềm vinh quang” biến “thành nỗi nhục nhã” cho
chính họ mà thôi. Điều này, Nguyễn Hữu Liêm cũng đã thừa nhận khi người cán bộ
giữ những cương vị chủ chốt, lãnh đạo trong Đảng mà bản lĩnh không còn vững chắc
trước những viên đạn bọc đường, sa ngã vào lợi ích vật chất, chủ nghĩa cá nhân
nổi dậy át lấn đạo đức cách mạng thì “Chính ta sẽ giết chết Cách mạng bằng ý
chí đạo đức giả và hành vi phản cách mạng bởi riêng ta” và những kẻ này sẽ bị xử
lý “không bằng máy chém thô bạo – mà bằng các bản án pháp luật trừng trị nghiêm
khắc” như trong bài viết của Y.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét