Việt Nam và Campuchia là 2 quốc gia láng giềng, có đường biên giới tiếp giáp kéo dài 10 tỉnh của phía Việt Nam và 10 tỉnh của Campuchia, mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, gắn bó, được thử thách trong ngọn lửa cách mạng chống kẻ thù chung. Đặc biệt, sau 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ 3 nước đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả lĩnh vực, góp phần củng cố mối đoàn kết giữa 2 dân tộc, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân 2 nước. Tuy nhiên, với mưu đồ kích động, gây mâu thuẫn, chia rẽ Việt Nam với các quốc gia láng giềng, các thế lực thù địch, chống đối vẫn liên tục tung ra những thông tin, luận điệu xuyên tạc mối quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia và kích động tư tưởng mâu thuẫn, thù địch, hẹp hòi dân tộc, các thế lực phản động đã phát tán nhiều bài viết trên các trang mạng xã hội để chống phá, xuyên tạc tình đoàn kết, hữu nghị của hai nước; trên trang blog Đối thoại tán phát bài “Từ khóa Việt Nam trong bàn cờ dịch chuyển của Chính trị Campuchia”; trên trang facebook Chân trời mới Media, đối tượng Hoàng Trường tán phát bài “Từ Việt Nam nhìn sang bầu cử Campuchia”, nội dung những bài viết này xuyên tạc mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta trong vấn đề người Campuchia gốc Việt, đồng thời kích động tư tưởng mâu thuẫn, thù địch, hẹp hòi dân tộc.
Ngược dòng lịch sử, ngày
23-6-1967, trong bức điện gửi Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Việc đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước chúng ta là
biểu tượng rực rỡ của mối tình hữu nghị thân thiết đoàn kết chiến đấu. Đó là
một sự kiện lịch sử quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Một nhân tố tích cực
trong việc gìn giữ hòa bình ở Đông Dương và Đông Nam Á”. Tiếp đó, ngày
24-6-1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Vương quốc Campuchia đã chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao mở ra một chương mới trong lịch sử hai nước. Nhân
dân hai nước Việt Nam và Campuchia đã kề vai sát cánh, dành cho nhau sự ủng hộ
vô cùng quý báu để đi đến thắng lợi lịch sử mùa xuân năm 1975. Đặc biệt, giai
đoạn 1975-1978, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, tập đoàn Pol Pot đã
thực hiện chính sách diệt chủng tàn bạo đối với nhân dân Campuchia. Đáp lại lời
kêu cứu của nhân dân Campuchia và lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu
nước Campuchia, Việt Nam đã giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng
Pol Pot vào ngày 7-1-1979, cứu nhân dân Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng,
giành lại quyền được sống, quyền làm người và bước vào kỷ nguyên độc lập, tự
do, hồi sinh đất nước, dân tộc. Trong lễ kỷ niệm 45 năm “Con đường tiến tới
đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot” được tổ chức vào tháng 6-2022, Thủ tướng
Campuchia Hun Sen đã nhấn mạnh: “Xin gửi lời cảm ơn tới những người dân Việt
Nam có mặt tại đây, tới những người không có mặt hôm nay và tới cả linh hồn
những người đã hy sinh để cứu giúp tôi và giúp đỡ người dân Campuchia”.
Bước vào kỷ nguyên độc lập,
quan hệ Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố và phát triển trên mọi
lĩnh vực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực
vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới. Hợp tác kinh
tế thương mại, đầu tư giữa hai nước phát triển nhanh chóng và đạt được những
kết quả đáng khích lệ. Đến nay, Việt Nam có 198 dự án đầu tư còn hiệu lực ở
Campuchia với tổng vốn đăng ký 2,92 tỷ USD, đứng đầu ASEAN và trong top 5 nước
có đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia, đồng thời đứng thứ 2 trong số 79
quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam có đầu tư.
Đối với vấn đề người
Campuchia gốc Việt, tính đến cuối năm 2022, có khoảng 103.000 người Việt Nam
nhập cư đang cư trú tại Campuchia. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm, xem cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời,
nguồn lực của cộng đồng dân tộc, nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ
hợp tác, hữu nghị giữa Việt Nam với các nước. Trong đó, Hội Khmer - Việt Nam
tại Campuchia là cầu nối giữa chính quyền các địa phương Việt Nam đến cộng đồng
người Việt tại Campuchia. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách hỗ trợ đối với người gốc Việt tại Campuchia. Trong Kết luận số
29-KL/TW ngày 25-2-2022 của Bộ Chính trị về vấn đề người gốc Việt tại Campuchia
đã xác định việc chăm lo cho người gốc Việt tại Campuchia là trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền; làm tốt công tác ngoại giao, qua đó động viên,
tạo điều kiện để người gốc Việt hạn chế tối đa việc di cư tự do, an tâm ở lại
Campuchia sinh sống và làm ăn, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
địa phương nước sở tại. Không để vấn đề người gốc Việt tại Campuchia bị lợi
dụng gây chia rẽ, kích động, ảnh hưởng quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa Việt
Nam - Campuchia. Thời gian qua, thông qua các kênh đối ngoại của cấp ủy đảng,
ngoại giao của chính quyền và đối ngoại nhân dân đã tác động chính quyền các
cấp Campuchia tạo điều kiện thuận lợi cho người gốc Việt đang sinh sống, làm ăn
ở địa phương có cuộc sống ổn định, được chăm lo giáo dục, sức khỏe và bình đẳng
như người dân nước sở tại. Đặc biệt, trong các chuyến thăm của lãnh đạo Trung
ương và địa phương, đã tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc, động viên những người gốc Việt
hiện sinh sống tại Campuchia phát huy tinh thần dân tộc, có ý chí phấn đấu vượt
qua khó khăn, góp sức chung tay cùng chính quyền, người dân nước sở tại phát
triển kinh tế địa phương.
Tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và quan hệ hợp
tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam - Campuchia đã và đang không ngừng được
củng cố, phát triển theo phương châm: “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền
thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”. Một lần nữa cần khẳng định, Đảng,
Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, gìn giữ và coi trọng việc phát
triển tình hữu nghị giữa 2 quốc gia. Những âm mưu chống phá, chia rẽ tình
đoàn kết giữa Việt Nam - Campuchia là hết sức nguy hiểm, cần kiên quyết đấu
tranh đẩy lùi, loại bỏ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét