Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023

NVE40-CẢNH GIÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC NHÂN QUYỀN

 Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả trong bảo vệ, bảo đảm thực hiện nhân quyền, nhưng lại nổi lên những luận điệu xuyên tạc, bôi nhọ về tình hình nhân quyền Việt Nam từ những tổ chức, cá nhân thù địch với chế độ xã hội tại Việt Nam, thậm chí họ cố tình quy chụp tình hình “nhân quyền ở Việt Nam là hết sức tồi tệ”, phủ nhận những thành quả đã đạt được trong việc thực thi các quyền con người cũng như tính ưu việt của chế độ chính trị, hạ thấp hình ảnh, uy tín của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Mặc dù vấn đề này đã được Việt Nam chứng minh bằng thực tiễn bảo đảm đúng, phù hợp với công ước, điều ước quốc tế nhưng trên trang “Thongluan-rdp”, “nhai lại” những luận điệu đó trong bài: “Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam trước giờ vẫn vậy”.


Thực tế cho thấy không thể áp đặt nhân quyền theo khuôn mẫu của một quốc gia này đối với một quốc gia khác. Tuy cùng hướng đến mục tiêu tốt đẹp vì con người và cho con người nhưng các quốc gia có đặc điểm lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị, trình độ phát triển khác nhau. Không có một mô hình nào là tuyệt đối về vấn đề nhân quyền và coi là hình mẫu để áp đặt lên quốc gia khác. Đồng thời, một quốc gia không có tư cách phê phán, chỉ trích quốc gia khác về vấn đề này theo định kiến của mình một cách vô căn cứ. Mỗi quốc gia - dân tộc đều có quyền tự lựa chọn con đường phát triển, thể chế chính trị của mình. Khoản 1, Điều 1 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) năm 1966 khẳng định “Mọi dân tộc đều có quyền tự quyết. Xuất phát từ quyền đó, các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình và tự do phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa”, nên mọi sự lợi dụng giá trị “dân chủ”, “nhân quyền” như là một khuôn mẫu để buộc quốc gia khác phải tuân thủ là sai trái. Hơn nữa, để giải quyết vấn đề nhân quyền, cần phải gia tăng đối thoại, hợp tác quốc tế, nâng cao sự hiểu biết, lòng tin lẫn nhau, bảo đảm tăng cường các quyền dân chủ, quyền con người; tạo cơ hội bình đẳng cho các dân tộc và cho con người ngày càng phát triển toàn diện. Bởi vậy các thế lực thù địch cho rằng do hồ sơ nhân quyền làm ảnh hưởng đến quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là phi lý - chỉ là suy diễn của một số kẻ thù địch.

Ở Việt Nam đã thực thi tốt vấn đề nhân quyền. Nguyễn Nam cho rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam hiện nay so với hơn chục năm trước đến nay “vẫn vậy” và “tiếp tục bị chỉ trích là điều không lạ”. Để minh chứng cho luận điệu xuyên tạc chúng trích dẫn những “nhận xét tóm lược”, “nội dung” từ “hơn chục năm trước” là điều không thể chấp nhận được. Bởi, mọi đường lối, chủ trương, chính sách và hệ thống pháp luật của Việt Nam luôn hướng tới mục tiêu vì con người và các nhu cầu chính đáng của người dân; nâng cao mức sống của người dân cũng như đảm bảo công bằng xã hội. Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế cơ bản về quyền con người như: Công ước về các quyền dân sự và chính trị, về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em, Công ước không tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm…, ngày 11-10-2022, Việt Nam đã được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, thể hiện sự tín nhiệm, tin tưởng và ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những nỗ lực trong bảo đảm quyền con người cho người dân cũng như tham gia tích cực thúc đẩy quyền con người trên bình diện quốc tế. Trong báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 được công bố trên ấn phẩm của Mạng lưới Giải pháp Phát triển bền vững của LHQ dựa trên số liệu được thu thập từ người dân tại hơn 150 quốc gia, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, từ vị trí 77 vào năm 2022 lên vị trí 65.

Có thể khẳng định minh chứng đanh thép đập tan những luận điệu vu cáo Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Thành quả đạt được thông qua sự nỗ lực phấn đấu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của Đảng, Nhà nước Việt Nam là không thể phủ nhận, mọi người dân Việt Nam cần đấu tranh với những luận điệu, chiêu trò, lợi dụng danh nghĩa nhân quyền để xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách hòng can thiệp vào công việc nội bộ và quyền tự quyết của Việt Nam./.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét