Thời gian qua, có nhiều quan điểm sai trái, thù địch xuất hiện cho rằng, sự ra đời tư tưởng và chế độ xã hội chủ nghĩa là một sai lầm của lịch sử. Rằng, không cần có chủ nghĩa xã hội thì con người vẫn có ấm no, tự do, hạnh phúc. Đây thực chất là quan điểm phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, phủ nhận con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận bước tiến kiên quyết và tất yếu của lịch sử nhân loại. Bởi lẽ, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự cho con người.
Ấm no, tự do, hạnh phúc
là mong muốn, khát vọng của con người từ khi con người xuất hiện trên trái đất.
Tuy vậy, có thể nói, từ khi xã hội loài người được hình thành cho đến nay, chưa
có giai đoạn nào loài người được thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc.
Giai đoạn xã hội chưa
thành văn, xã hội nguyên thủy mặc dù chưa xuất hiện giai cấp, áp bức, bóc lột,
con người hoàn toàn bình đẳng nhưng không có ấm no, tự do, hạnh phúc. Bởi lẽ,
thời kỳ này, sức sản xuất chưa phát triển nên con người chưa thể hiện được vai
trò của mình trong lao động sản xuất, chiếm lĩnh tự nhiên. Năng suất lao động
thấp, của cải làm ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng cao và phong phú, nên
con người chưa thể có no ấm.
Mặt khác từ khi loài
người xuất hiện, con người luôn mong muốn khẳng định định vị trí, vai trò của
mình trong sự phát triển thế giới. Tuy vậy, trong thời kỳ đầu của lịch sử, khả
năng hiểu biết của con người còn hạn chế, nên con người chưa nắm được các quy
luật của tự nhiên. Con người gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Người
nguyên thuỷ không nắm được quy luật tự nhiên, chưa hiểu biết về chính mình nên
đã nảy sinh tâm lý sợ hãi, sự phụ thuộc, bị chi phối, mất đi vai trò chủ thể,
tính chủ động, tích cực của chính mình. Con người thậm chí còn không dám tác động,
chinh phục, cải biến tự nhiên. Khi tôn giáo xuất hiện, niềm tin tôn giáo xuất
hiện, làm tăng thêm sự phụ thuộc vào những lực lượng xa lạ bên ngoài con người.
Nếu hiểu tự do là nhận thức được các quy luật của cái tất yếu thì con người thời
kỳ này chưa thể có tự do.
Không có ấm no, không
có tự do thì con người không thể có hạnh phúc. Nói cách khác, con người chỉ hạnh
phúc nếu có cuộc sống no ấm, được làm những gì mình muốn, thoát khỏi sự phụ thuộc,
sự chi phối, khẳng định được vai trò chủ thể của mình trong xã hội.
Khi đồ sắt xuất hiện
(khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI TCN), làm cho sức sản xuất phát triển mạnh mẽ.
Con người ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong thế giới,
chinh phục được giới tự nhiên, tạo ra nhiều của cải để thoả mãn nhu cầu. Tuy
nhiên, của cải dư thừa làm xuất hiện chế độ tư hữu. Chế độ tư hữu xuất hiện làm
xuất hiện những tập đoàn người có lợi ích đối kháng nhau, do sự khác nhau về địa
vị của họ trong hệ thống sản xuất xã hội, khác nhau về vai trò trong tổ chức
lao động xã hội, và khác nhau về phần của cải xã hội ít hay nhiều mà họ được hưởng.
Những tập đoàn đó là những giai cấp trong xã hội. Đối kháng lợi ích giữa những
giai cấp dẫn đến những cuộc đấu tranh giai cấp. Xã hội có giai cấp đầu tiên là
xã hội chiếm hữu nô lệ (xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VIII TCN). Ph.Ăngghen viết:
“toàn bộ lịch sử đã qua đều là lịch sử đấu tranh giai cấp”.
Sự biến đổi căn bản nhất
của xã hội loài người từ khi có giai cấp đó là xuất hiện tình trạng áp bức, nô
dịch giữa người với người. Những người có quyền năng không chỉ chiếm đoạt của cải
của cộng đồng tạo nên sự bất bình đẳng, bất công xã hội,mà còn nô dịch lao động
của người khác. Lúc này, đa số những người bị chiếm đoạt, bị áp bức, nô dịch
không thể có ấm no, tự do và hạnh phúc. Những điều này chỉ thuộc về thiểu số
người trong xã hội.
Từ xã hội chiếm hữu nô
lệ, trải qua chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa, điều này cũng
không thay đổi. Ấm no, tự do, hạnh phúc vẫn thuộc về số ít giai cấp thống trị,
đó là địa chủ, quý tộc, tư sản. Đa số các giai cấp lao động, bị áp bức vẫn
không có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Trong
tác phẩm Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh (1844 - 1845), Ph.Ăngghen đã phân
tích sâu sắc cuộc cách mạng công nghiệp, nội dung kinh tế và hậu quả xã hội của
nó cũng như những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản. Bằng những chứng cứ sinh động
của cuộc sống và những tài liệu phong phú của chính quyền tư sản, Ph.Ăngghen đã
vẽ nên bức tranh hiện thực của cuộc đời những người lao động. Ông viết: “Tính
tham lam bỉ ổi của giai cấp tư sản đã tạo nên bao nhiêu là bệnh tật! Phụ nữ mất
khả năng sinh đẻ, trẻ con tàn tật, đàn ông yếu đuối xanh xao, nhiều người tàn
phế, toàn bộ nhiều thế hệ có nguy cơ bị diệt vong, bị kiệt sức và ốm yếu, - mà
tất cả chỉ là để nhét cho đầy túi của giai cấp tư sản”.
C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng
định, chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa là chế độ tư hữu hoàn bị nhất. Vì vậy, các
giai cấp lao động trong xã hội tư bản bị bóc lột triệt để nhất. Không chỉ áp bức,
nô dịch lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư sản đã mở rộng sự áp
bức, nô dịch ở các nước thuộc địa trên phạm vi quốc tế; bóc lột giữa tư bản và
lao động nói chung. “Cùng với giai cấp tư sản, chế độ tư hữu cũng sẽ bị sụp đổ,
và thắng lợi của giai cấp công nhân sẽ vĩnh viễn chấm dứt mọi sự thống trị giai
cấp và đẳng cấp”.
Đến thời kỳ chủ nghĩa đế
quốc, đa số nhân dân lao động thế giới không có ấm no, tự do, hạnh phúc. Vì vậy,
mong muốn có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc tiếp tục là khát vọng của nhân
loại. Tuy nhiên,trong thời kỳ này,cuộc đấu tranh của các giai cấp bị áp bức,
bóc lột đã giành được những thắng lợi to lớn. Cách mạng tháng Mười năm 1917 đã
mở ra thời đại mới, thời đại đấu tranh, giải phóng cho khát vọng của nhân loại,
để xây dựng chế độ xã hội, chế độ xã hội hướng đến sự giải phóng và phát triển
toàn diện con người, hiện thực hoá khát vọng ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân
loại.
Chế độ xã hội chủ
nghĩa, sau là chế độ cộng sản chủ nghĩa xoá bỏ chế độ tư hữu tức là xoá bỏ sự
khác nhau về địa vị của các tập đoàn người trong hệ thống sản xuất xã hội, xoá
bỏ sự khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và xoá bỏ sự
khác nhau về sự thụ hương lợi ích xã hội, tạo cơ sở thực hiện sự công bằng,
bình đẳng cho mọi người trong xã hội.
Theo lý tưởng cộng sản,
mọi đối kháng giai cấp trong xã hội cộng sản sẽ mất đi. Vì vậy, công cụ chuyên
chính của các giai cấp thống trị là nhà nước sẽ mất đi, theo đó sẽ không còn áp
bức, nô dịch giai cấp. Khi áp bức giai cấp bị xoá bỏ thì tình trạng nô dịch dân
tộc sẽ mất đi.
C.Mác và Ph.Ăngghen từng
nói: áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc; nên hãy
xoá bỏ tình trạng giai cấp này đi áp bức giai cấp khác thì tình trạng dân tộc
này đi áp bức giai cấp khác sẽ mất đi. Khi áp bức dân tộc không còn thì dân tộc
được tự do. Con người trong xã hội đó được giải phóng thực sự. Mặt khác, khi
con người được giải phóng, không bị giới hạn bởi những điều kiện ràng buộc, con
người có thể phát huy tối đa mọi khả năng của mình, khẳng định tốt nhất những
năng lực bản chất của mình. Khi đó con người có thể tạo ra của cải với năng suất
rất cao, đáp ứng mọi nhu cầu của mình. Nghĩa là con người có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc.
Trong quá trình nghiên
cứu, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam, Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng
sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế
giới khỏi ách nô lệ”.
Đến hôm nay, chủ nghĩa
xã hội mới đang trong quá trình xây dựng, cách mạng xã hội chủ nghĩa chưa giành
được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi thế giới. Tuy nhiên, như C.Mác khẳng định:
“chủ nghĩa cộng sản là hình thức kiên quyết của tương lai sắp đến”. “Theo quy
luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Bởi
đó là con đường duy nhất đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân lao động
và cả xã hội loài người./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét