Đấu
tranh phản bác các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá
cách mạng Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp thiết đối với tất cả
các lực lượng, các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và quần chúng.
Vì
vậy, cần thường xuyên giáo dục, quán triệt cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về thực hiện chính sách dân tộc
và tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta; luôn nêu cao tinh thần cảnh
giác, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù
địch; tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn hiện nay.
Trong
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định vấn đề dân tộc, tôn giáo
và công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt;
thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Dân tộc, tôn giáo là một vấn đề hết sức
phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong những năm gần đây do sự phát triển của nền
kinh tế cùng với sự du nhập, giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau đã tạo
ra những tác động lớn trong mối quan hệ dân tộc – tôn giáo. Vì thế các thế lực
thù địch luôn tìm mọi cách để xuyên tạc quan điểm của Đảng và nhà nước ta về
vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm gây chia rẽ quan hệ đoàn kết gắn bó của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, các thế
lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đang tăng cường chống phá sự nghiệp
cách mạng nước ta với nhiều âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo
quyệt. Chủ nghĩa đế quốc
đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hoà bình” chống Việt Nam, trong đó vấn đề dân tộc, tôn giáo là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế
lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, tư tưởng để chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá vai trò
lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng”.
Trước bối
cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội
phát triển ngày càng mạnh mẽ, các thế lực thù địch ra sức sử dụng các
phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet, các blog để truyền bá
các quan điểm sai trái, tung tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước; vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ hình ảnh các đồng chí lãnh đạo cấp cao của
Đảng, Nhà nước và Quân đội nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ
Đảng, Nhà nước với Nhân dân.
Trực tiếp phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các
dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn
giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn
kết dân tộc. Chúng tạo dựng các tổ chức phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo như Giáo hội
Phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh Tin Lành Đề Ga, Nhà nước Đề Ga độc lập. Họ dựng lên rằng, Đảng và Nhà nước ta thực
hiện chính sách “độc tài cai trị”, “đàn áp tôn giáo”, “đàn áp dân tộc”…, đòi
“quyền tự trị cho từng dân tộc”; kích động thành lập cái gọi là “Vương quốc
Mông tự trị” ở khu vực Tây Bắc; “nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên, với “Tin
lành Đềga” làm quốc đạo; thành lập “Nhà nước Khmer Campuchia Krom” ở vùng đồng
bào Khmer Nam Bộ; các thế lực thù địch đã khai thác triệt để sự khác biệt
về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng... ở các vùng miền của nước ta như các tỉnh
miền núi phía Bắc, các tỉnh khu vực Tây Thanh Hóa - Nghệ An, khu vực miền Trung
- Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Kích động các dân tộc thiểu số, tín đồ chức sắc
các tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà
nước; đối lập các dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xoá bỏ sự
lãnh đạo của Đảng đối với
sự nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu hoá sự quản lí của Nhà nước đối với các
lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị - xã hội, nhất là vùng dân
tộc, tôn giáo. Thực chất, đây là thủ đoạn nham hiểm, lợi dụng vấn đề “dân
tộc, tôn giáo” để kích động, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo, nhằm phá hoại khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở Việt Nam.
Với
những thủ đoạn rất thâm độc, tinh vi, xảo trá. Các thế lực thù địch trên mạng Internet đã lập ra
hàng trăm trang web, blog, phần lớn máy chủ đặt ở nước ngoài, để thu
thập, bịa đặt, nhào nặn, trộn lẫn thật giả, phát tán những thông tin, hình ảnh
xấu độc. Chúng tung ra các luận điệu vu cáo, bình luận thâm độc liên quan tới
những sự kiện trọng đại của đất nước, thu hút sự phụ họa của những phần tử bất
mãn, cơ hội chính trị. Triệt để lợi dụng những thông tin về mặt trái, tiêu cực
xã hội trên một số cơ quan truyền thông đại chúng của ta, thổi phồng, quy kết
thành bản chất. Chúng lợi dụng những
thiếu sót, sai lầm trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo để gây mâu
thuẫn, tạo cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; kích động tư
tưởng dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, li khai; kích động, chia rẽ quan hệ
lương - giáo và giữa các tôn giáo hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân
tộc. Mua chuộc, lôi kéo, ép buộc đồng bào các dân tộc, tôn giáo chống đối
chính quyền, vượt biên trái phép; chúng đã triệt để lợi dụng những khó
khăn trong cuộc sống của đồng bào để tổ chức truyền đạo trái pháp luật, đội lốt
tôn giáo hoạt động chính trị, móc nối xây dựng cơ sở. Đi liền với việc truyền
bá các tà đạo, chúng khuyến khích đồng bào các dân tộc duy trì tập tục lạc hậu,
phản khoa học; đồng thời cổ vũ cho lối sống tư sản trong thanh niên, thiếu
niên, từng bước làm băng hoại đạo đức, bản sắc văn hoá dân tộc, gây mất ổn chính trị - xã hội, bạo loạn, tạo các
điểm nóng để vu khống Việt Nam đàn áp các dân tộc, các tôn giáo vi phạm dân
chủ, nhân quyền để cô lập, làm suy yếu cách mạng Việt Nam, xóa bỏ
chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thực tiễn đã cho thấy: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo, luôn có sự
đoàn kết, thống nhất trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Ngay khi bắt tay vào xây dựng
nền độc lập cho quốc gia Đại Việt, vua Đinh Tiên Hoàng đã biết phát huy Phật
giáo ở cả khía cạnh trí tuệ và cố kết nhân tâm, để đoàn kết, phò Vua, chống
giặc, giúp nước. Thời nhà Lý, nhà Trần, Phật giáo trở thành Quốc đạo và đã có
công lớn trong việc cố kết nhân tâm và vun bồi trí đức; nhờ đó mà dân tộc ta đã
đoàn kết một lòng, đánh tan những đội quân xâm lược mạnh nhất đương thời. Đặc
biệt, trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo,
đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết dân tộc đã trở thành tư tưởng xuyên suốt, một
chiến lược cách mạng quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn
tôn trọng và bảo đảm trên thực tế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết
tôn giáo; hoà hợp dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, đã là người Việt Nam,
dù theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, dù theo tôn giáo nào thì đều chung
một dân tộc, đều là con cháu của dòng dõi Lạc-Hồng, vì vậy, đoàn kết tôn giáo,
đại đoàn kết dân tộc là vấn đề tất yếu, là nhân tố quyết định thành công của
cách mạng. Chính Sự đồng hành
cùng dân tộc của các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết
tôn giáo trong chiều dài lịch sử dưới sự
lãnh đạo đúng đắn của Đảng từ khi ra cho đến nay đã đưa cách mạng nước ta đi từ
thắng lợi này cho đến thắng lợi khác, đặc biệt thắng lợi của nhân dân ta
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thông qua Chiến thắng 30/4/1975
là thành quả vĩ đại nhất của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội do
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo; là trang sử hào hùng và chói lọi trên
con đường dựng nước và giữ nước mấy nghìn năm lịch sử của dân tộc, đánh dấu
bước ngoặt quyết định trong lịch sử dân tộc, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên
độc lập, tự do, cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và thực hiện công cuộc đổi mới đất nước hiện
nay Đảng và Nhà nước ta có đường lối, quan điểm, chủ trương đúng đắn về thực
hiện chính sách dân tộc và tôn giáo. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội đại biểu lần
thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tập trung hoàn thiện và triển
khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc, tôn giáo; có những chính sách đặc
thù giải quyết khó khăn cho đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt đoàn kết
tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cản trở sự phát triển của đất nước”,
đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa giai đoạn mới hiện nay”.
Đảng và Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, đề án quan
trọng, có tác dụng to lớn đối với đồng bào dân tộc, như: Quyết định về Chương
trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng
sâu, vùng xa; Quyết định về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước
sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số… các Nghị quyết về phát triển kinh
tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam
Bộ... Nhờ vậy, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào
các dân tộc thiểu số đã ngày càng ổn định và có bước phát triển vững chắc. Đời
sống của nhân dân từng bước được nâng lên; đồng bào các dân tộc ngày càng tin
tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước, tiếp
tục nêu cao truyền thống đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, xây dựng đời
sống văn hóa, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Cùng với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc,
Đảng và Nhà nước ta cũng thường xuyên thực hiện có hiệu quả chính sách tôn giáo
và công tác tôn giáo. Tư tưởng nhất quán của Đảng ta là tôn trọng quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân,
hết sức chăm lo đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc. Đảng và Nhà nước ta đã ban
hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiều nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, nghị
định về vấn đề tôn giáo, công tác tôn giáo và Luật Tín ngưỡng Tôn giáo; qua đó,
góp phần củng cố, phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật.
Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo vào giữ gìn và nâng cao
đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư, góp
phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội”. Những
chuyển biến tích cực trong hoạt động của các tôn giáo khẳng định: chính sách
tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta
đã đi vào đời sống xã hội, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo
về cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện
nay.
Đó là những cơ sở, minh chứng đã được lịch sử ghi nhận, không thể
phủ nhận được; quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc,
tôn giáo là đúng đắn, hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước,
phù hợp với nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Chúng ta có đầy đủ luận
chứng, luận cứ để đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay.
Để đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lợi dụng vấn đề dân
tộc, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay cần phải thực hiện tốt
một số giải pháp như sau:
Một là, thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp
nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác dân tộc, tôn giáo
trong tình hình mới
Hai là, thực hiện tốt chính sách
dân tộc, tôn giáo; thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất tinh
thần của đồng bào các dân tộc, các tôn giáo
Ba là, tích cực, chủ động
đấu tranh trên mặt trận tư tưởng làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các
thế lực thù địch lợi dụng dân tộc, tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước ta
Bốn là, thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo, cán
bộ người dân tộc thiểu số
0 nhận xét:
Đăng nhận xét