Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

HÃY DỪNG NGAY VIỆC “THỌC GẬY BÁNH XE”!

 Cho đến nay, dư luận trong nước và quốc tế đều đã coi thông tin về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống M.ỹ Joe Biden diễn ra từ ngày 10-11/9 tới là phù hợp thông tin cả từ hai phía đã đưa ra. Vậy mà, vẫn có kẻ tỏ ra cái gọi là “quan tâm đến vận mệnh đất nước” cảnh tỉnh chúng ta “hãy coi chừng các hệ lụy xấu sau chuyến thăm”; rằng “hãy phân tích thấu đáo M.ỹ có thực lòng với Việt Nam không vì họ là cường quốc số 1, còn Việt Nam là nhỏ xíu”; rằng “sau khi đã nâng cấp quan hệ, các bè bạn chí cốt của Việt Nam từ xưa có mặn mà với ta nữa không?!” v.v… Đúng là giọng của những kẻ mang “2 lưỡi” nên cùng một sự việc, lúc họ nói thế này, khi nói ngược lại, chung quy là cái tâm xấu độc luôn kích động để chia rẽ nhân dân ta chống lại Đảng, Nhà nước ta mà thôi!

Riêng về quan hệ Việt – M.ỹ, từ năm 2022 về trước, họ đưa ra luận điểm phải “bám vào M.ỹ, đi theo M.ỹ thì đất nước mới phát triển”, “có đủ tiềm lực kinh tế, quốc phòng chống lại Bắc Kinh bành trướng, nhất là ở biển Đông”! Hôm nay, thấy M.ỹ và Việt Nam sau 10 năm quan hệ hợp tác toàn diện và có chung dụng ý nâng tầm quan hệ là “đối tác chiến lược toàn diện” thì họ lại quay ngoắt cảnh báo ta “hãy coi chừng những hệ lụy xấu sau chuyến thăm”?!

 

Trước hết, mong các ông đọc kỹ phát biểu trong buổi họp báo của đại sứ Mỹ Marc Kuapper ngày 6/9/2023 khi nói về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden “là sự kiện lịch sử quan trọng, thể hiện sự coi trọng của M.ỹ với Việt Nam”; “Chính sách của chúng tôi đối với Việt Nam trong nhiều năm qua dựa trên mục tiêu vì một Việt Nam vững mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng. Các chính sách đó dựa trên sự tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và thể chế chính trị của nhau”. Vậy “hệ lụy xấu” của mục tiêu rõ ràng và minh bạch nêu trên là cái gì? Cần được nhắc lại: nếu thỏa thuận đầu năm 2023, Tổng thống M.ỹ mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ vào cuối năm, nhưng nay lại vui vẻ đồng ý sẽ sang thăm Việt Nam trước, các ông giải thích ra sao khi có người cho rằng “Việt Nam quá vồ vập” với M.ỹ!? Chính ông đại sứ M.ỹ trong họp báo nói rằng, Việt Nam có lực lượng lao động cần thiết và thành công trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21… M.ỹ rất muốn được tham gia vào các nỗ lực xây dựng nền kinh tế dựa trên công nghệ cao của Việt Nam. Vậy là qua chuyến thăm, hai bên đều dựa trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi, không thể như các ông nói “nước M.ỹ là cường quốc số 1, còn “Việt Nam nhỏ xíu”. Nếu quả vậy thì cường quốc lớn chủ động đến thăm nước nhỏ xíu thì càng tôn vinh vị thế của dân tộc ta, sao lại cảnh báo là” hệ lụy xấu”?! Chung quy cũng vì cái tâm không sáng nên các ông lươn lẹo, lắt léo trong cách diễn đạt, không ngoài tâm địa xấu xa là gây sự phân tâm, hoài nghi trong các tầng lớp nhân dân!

Các ông chắc cố tình quên, các tờ báo quốc tế lớn đã đưa tin và nhận định rằng, tại thời điểm này, Việt Nam không chỉ nâng tầm quan hệ đối tác với M.ỹ, mà tiếp sau sẽ là với Australia và Singapore. Như vậy Việt Nam chủ trương xây dựng quan hệ đối tác chiến lược không chỉ với 5 cường quốc lớn đang là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, mà cả với các nước có dân số trung bình, miễn là mang thành tâm hợp tác với Việt Nam để cả hai bên cùng có lợi. Điều đó chứng tỏ chủ trương đối ngoại của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các nước” có chung lợi ích theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, đã thật sự được nhiều quốc gia đón nhận và hoan nghênh, trong đó có H.oa Kỳ. Hãy nghe lời cựu Thượng nghị sĩ Chuck Haghen, vốn là bạn và là đồng nghiệp của Tổng thống Biden tại Thượng viện trong nhiều năm qua cho rằng, Tổng thống Biden đã học hỏi những bài học về Việt Nam dù bản thân chưa từng trải qua cuộc chiến: “Tôi không nghĩ đó là hệ quy chiếu quan trọng, nhưng đó vốn là quy chiếu. Tất cả chúng ta đều học được từ lịch sử và chúng ta nên như vậy”. “Tổng thống Joe Biden đã rất chú trọng vào chính sách đối ngoại… Chắc chắn, ông sẽ sử dụng Việt Nam làm hệ quy chiếu và là những bài học kinh nghiệm”. Chính ông Biden đã từng nói với phóng viên khi tuyên bố chiến dịch tranh cử rằng, M.ỹ đáng lẽ nên rời khỏi Việt Nam nhiều năm trước đó (ý nói là cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước năm 1975). Còn đây là ý kiến của nhà quan sát chính trị Lê Hồng Hiệp: “M.ỹ sẽ chỉ hợp tác với những quốc gia mà họ có sự thừa nhận về mặt ngoại giao và chính trị. Giữa Việt Nam và M.ỹ vẫn còn một số khác biệt về mặt ý thức hệ, nhưng khi người M.ỹ chấp nhận ngồi cùng bàn với Việt Nam và đã xem Việt Nam như một “đối tác chiến lược toàn diện” thì điều đó có hàm ý, M.ỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Đồng tình với ý kiến này, nhà báo chuyên về châu Á David Hutt của tờ The Diplomat nhấn mạnh: “Một Việt Nam ổn định sẽ có lợi cho M.ỹ”!

Ấy thế mà các ông lại đưa tiếp nhận định: “chắc chắn có những người sẽ kinh ngạc trước thỏa thuận nâng cấp quan hệ này, coi đây là cách làm chính trị thực dụng chống lại Trung Quốc”. Rồi có người bình luận lố bịch “Việt Nam có gì đặc biệt mà M.ỹ thường xuyên ve vãn”; và dự đoán “quan hệ Việt – M.ỹ sắp tới có thể bao gồm việc M.ỹ tăng tường hợp tác quân sự và cung cấp vũ khí cho Việt Nam” (!) Xin thưa, bức tranh tương lai của các ông vẽ ra là dụng ý xấu độc nhằm chặn lại một xu thế tất yếu, đã được dư luận thừa nhận.

Đến đây, thiết nghĩ đã rõ mười mươi về thực chất và tương lai chuyến thăm, mong các ông đừng tiếp tục “tưởng tượng” ra cái gọi là “viễn cảnh xấu” để lung lạc những người nhẹ dạ cả tin. Hãy chấm dứt ngay thủ đoạn cũ rích “thọc gậy bánh xe”!

LN11

0 nhận xét:

Đăng nhận xét