Từ Đại hội lần thứ XI của Đảng, thuật ngữ “Lợi ích nhóm” đã được chính thức đưa vào văn kiện của Đảng và trở thành vấn đề mà được rất nhiều người quan tâm. Lợi ích nhóm xuấn hiện và tồn tại như một thực tế cùng với lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích dân tộc. Lợi ích nhóm mang tính tích cực là lợi ích hướng tới sự phát triển kinh tế - xã hội, hài hòa với lợi ích quốc gia, dân tộc. Ngược lại, nếu lợi ích nhóm trở thành “nhóm lợi ích” chỉ là của số ít người, đi ngược lại với lợi ích của số đông, tác động xấu đến sự phát triển của xã hội, thậm chí, “lợi ích nhóm” còn là điều kiện thuận lợi cho “Tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ phát triển, là nơi các thế lực thù địch lợi dụng để thực hiện mưu đồ “Diễn biến hòa bình” đối với cách mạng nước ta.
“Lợi
ích nhóm” tiêu cực len lỏi vào hầu hết các ngành nghề, từ những lĩnh như tài
chính, ngân hàng, dự án lớn, bất động sản đến những lĩnh vực phi lợi nhuận như
giáo dục, y tế, văn hóa…Đó là việc dựa vào quyền lực để tạo lập cơ chế, chính
sách thuận lợi nhất mang lại lợi ích cho những cá nhân trong nhóm, là việc lợi
dụng cơ chế “xin” “cho”; giữa người “xin” và người “cho” phối hợp với nhau
thành một ê kíp, thành một nhóm để dễ bòn rút của công để chia chác, tư túi từ
những nguồn thu bất chính.
Lợi
ích nhóm có quy mô, mức độ khác nhau, nhưng tựu chung lại, thì phương thức biểu
hiện chủ yếu, đó là sự cấu kết giữ một kẻ có quyền với những kẻ có tiền, quyền
càng cao, địa vị càng cao, thì khả năng thao túng và thực hiện lợi ích nhóm
càng lớn. Sự cấu kết đó thành những nhóm đặc quyền, đặc lợi, là nhân tố làm
thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên. Nguy hiểm hơn là “lợi ích nhóm”
trở thành lực cản đối với sự phát triển chung của xã hội, làm hạn chế tác dụng
của các cơ chế, chính sách, gây ra sự bất công trong xã hội, dẫn tới làm giảm
lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, tạo kẽ hở cho tham nhũng phát
triển và các thế lực thù địch thực hiện “Diễn biến hòa bình”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét