Thực hiện “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam, các thế lực thù địch đã lợi dụng hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng pháp luật nhằm thay đổi bản chất hệ thống pháp luật nước ta, từ đó chuyển hóa chế độ chính trị. Vì vậy, cần cảnh giác và đấu tranh, ngăn chặn hoạt động thâm độc này.
Dựa
vào tài trợ các chương trình, dự án hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật, họ
tìm cách tác động, can thiệp, gây sức ép vào quá trình xây dựng, sửa đổi, bổ
sung các đạo luật liên quan thể chế chính trị, kinh tế, quyền con người ở Việt
Nam. Điển hình, khi chúng ta tiến hành sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015, họ tỏ
vẻ quan tâm khuyến nghị nên bỏ một số điều khoản trong Chương Các tội xâm phạm
an ninh quốc gia trong Bộ Luật này và tích cực hỗ trợ các cơ quan chức năng của
ta soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân, Luật Tiếp cận thông tin, nhằm tạo điều kiện,
môi trường chính trị xã hội, pháp lý cho việc hình thành đa nguyên, đa đảng ở
Việt Nam. Không những thế, họ còn đề nghị ta sửa đổi, hủy bỏ các điều luật về
an ninh quốc gia vì có nội dung còn “mơ hồ”, hạn chế các quyền tự do ngôn luận,
hội họp, lập hội,… trái với Luật Nhân quyền quốc tế. Một số tổ chức phi chính
phủ sốt sắng triển khai nhiều dự án hợp tác xây dựng pháp luật với Việt Nam
nhằm phát triển “xã hội dân sự”, hình thành tổ chức công đoàn độc lập tại Việt
Nam. Lợi dụng tổ chức hội thảo, tập huấn hỗ trợ xây dựng văn bản pháp luật cho
các cơ quan chức năng của ta để họ tác động vào việc xây dựng các văn bản pháp
luật liên quan đến quyền con người ở nước ta. Hơn thế nữa, họ còn tìm cách xâm
nhập nội bộ, lôi kéo, mua chuộc cán bộ, đảng viên cơ quan chức năng trong việc
xây dựng, hoạch định chính sách, pháp luật để cài cắm nội gián, ….
Hiện
nay, công tác nắm tình hình về âm mưu, thủ đoạn lợi dụng hoạt động hợp tác quốc
tế về xây dựng pháp luật để xâm phạm an ninh nước ta có lúc, có nơi còn lúng
túng, thụ động; công tác phòng ngừa, đấu tranh thiếu sự phối hợp giữa các cơ
quan chức năng. Một số cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu nhận thức về
âm mưu, hoạt động lợi dụng hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật để “diễn biến
hòa bình” đối với nước ta còn hạn chế. Việc thẩm định, xét duyệt một số chương
trình, dự án thiếu chặt chẽ, thống nhất, chưa kịp thời kiến nghị các cơ quan
chức năng xem xét, xử lý những chương trình, dự án tài trợ trái quan điểm, chủ
trương của Đảng hoặc vi phạm pháp luật Việt Nam. Công tác kiểm tra, giám sát,
xử lý vi phạm trong hoạt động của các đối tác, tổ chức phi chính phủ nước ngoài
còn mang tính sự vụ, chưa thực sự chủ động và thiếu kế hoạch tổng thể, v.v. Vì
vậy, để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu lợi dụng
hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật để chống phá cách mạng nước ta, cần thực
hiện đồng bộ một số giải pháp như sau:
Một
là, làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên làm việc trên lĩnh vực xây dựng pháp luật. Trong đó, tập trung
tuyên truyền làm rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch đã và sẽ có thể
tiếp tục lợi dụng việc hợp tác trong lĩnh vực này để chống phá Việt Nam; cùng
với đó, giáo dục để họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức
tốt; luôn đề cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, bảo vệ bí mật nhà nước;
tích cực đấu tranh với các tổ chức, cá nhân có biểu hiện sai trái, vi phạm luật
pháp Việt Nam.
Hai là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về cải
cách tư pháp và xây dựng pháp luật, bảo vệ bí mật nhà nước,… đến mọi đối
tượng đang sinh sống, làm việc tại Việt Nam, nhất là các đối tác nước ngoài có
hoạt động hợp tác với nước ta về xây dựng pháp luật. Qua đó, tạo sự đồng thuận,
nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia giám sát của các tầng lớp nhân
dân; đồng thời, hạn chế vi phạm do thiếu hiểu biết và tranh thủ sự ủng hộ của
các đối tác trong hợp tác xây dựng pháp luật, cải cách hành chính, cải cách tư
pháp ở nước ta.
Ba
là, chủ
động nắm chắc động thái của các cơ quan hữu quan, tổ chức phi chính phủ ở những
nước có hợp tác với ta trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Các cơ quan chuyên
trách cần theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai các chương trình, dự án hợp
tác quốc tế về xây dựng pháp luật, nhằm phát hiện những âm mưu, thủ đoạn chống
phá để kịp thời có biện pháp đấu tranh phòng, chống hiệu quả. Tăng cường biện
pháp quản lý, kiểm tra, giám sát việc cấp giấy phép hoạt động cho các văn phòng
đại diện, văn phòng dự án và xét duyệt dự án thực hiện ở trong nước; chú ý đến
những dị biệt về văn hóa, tâm lý, tình cảm; chú trọng bảo mật dự án ngay từ
giai đoạn khảo sát. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp làm lộ, lọt bí mật
nhà nước, hoặc cung cấp thông tin để đối tác nước ngoài tác động, hướng lái
đường lối, chính sách, pháp luật, nhằm chuyển hóa chính trị ở Việt Nam.
Bốn là, tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các
văn bản pháp lý trong công tác quản lý nhà nước trong hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật.
Các bộ, ban, ngành và địa phương tiến hành rà soát, đề nghị sửa đổi, hoàn chỉnh
các văn bản pháp luật cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, không tạo kẽ
hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc
quy trình, quy định về tiếp nhận, quản lý, sử dụng các chương trình, dự án nước
ngoài tài trợ, nhất là trên lĩnh vực xây dựng pháp luật. Đối với các chương
trình, dự án hợp tác do nước ngoài tài trợ, cần thực hiện tốt công tác quản lý
nhà nước từ khâu thẩm định, xét chọn các chương trình, dự án để tiếp nhận và
giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.
DMK11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét