Quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta xác định: Cán bộ, công chức là công bộc của Nhân dân và có trách nhiệm phục vụ Nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay, ở không ít nơi, cán bộ, công chức lại co cụm, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không làm đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ của mình. “Căn bệnh” này khiến việc giải quyết nhiều công việc chính đáng của người dân, doanh nghiệp bị đình trệ; làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
“Căn
bệnh” né tránh, nể nang, đùn đẩy trách nhiệm đã được lãnh đạo Ðảng, Nhà nước
nhận diện và chỉ rõ, đó là thường gặp ở những cán bộ có bổn phận thực thi, giải
quyết những vấn đề, công việc thuộc phạm vi mình phụ trách nhưng lại trốn tránh
trách nhiệm, tìm cách đẩy sang cho người khác, đẩy lên cho cấp trên, đẩy cho
cấp dưới… Vậy điều gì khiến “căn bệnh” này tồn tại và thời gian gần đây càng
trở nên nổi cộm, gây bức xúc dư luận? Phân tích, tìm hiểu một cách kỹ lưỡng,
“căn bệnh” này sinh ra từ nhận thức về quy định của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, ý thức, trách nhiệm về vị trí công tác của một số cán bộ, công chức chưa
cao.
Một
số cán bộ lãnh đạo có tư tưởng sợ “mất phiếu”, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Trường hợp khác do năng lực, trình độ chuyên môn yếu, không đáp ứng được nhiệm
vụ nên e dè, làm gì cũng sợ sai. Ngoài ra, hệ thống văn bản, quy định của Đảng,
Nhà nước thường xuyên thay đổi, có sự chồng chéo, thiếu đồng bộ nên nhiều khi
cán bộ, công chức chưa tiếp thu được đầy đủ, kịp thời, không dám làm vì sợ sai…
Sau
37 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử. Tuy vậy, hiện tại, nước ta vẫn là nước đang phát triển, có thu nhập trung
bình thấp, có khoảng cách khá xa với các nước phát triển. Kìm hãm sự phát triển
của đất nước, như đã nói ở trên, có trách nhiệm của “căn bệnh” né tránh, nể
nang, đùn đẩy trách nhiệm.
Nhận
thức rõ điều này, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, thực hiện nhiều chủ trương,
chính sách và quy định pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ của
cán bộ, công chức; đặc biệt, lãnh đạo Ðảng, Nhà nước đã nhiều lần nhắc nhở, yêu
cầu các cấp, ngành, đơn vị phải kịp thời đề ra những giải pháp ngăn chặn và
tháo gỡ... Mới đây nhất (ngày 16/8), chủ trì phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để thảo luận, cho ý kiến về kết
quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay; xác
định nhiệm vụ trọng tâm công tác những tháng cuối năm và thời gian tới, Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chỉ đạo: “Các cơ quan chức năng làm công tác
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng
thêm một số quy chế cần thiết khắc phục ngay tình trạng né tránh, nể nang, đùn
đẩy”.
Rõ
ràng, để đất nước phát triển nhanh, bền vững thì việc cấp thiết và quan trọng
là cần quyết tâm, quyết liệt, kiên trì chữa trị dứt điểm “căn bệnh” né tránh,
nể nang, đùn đẩy trách nhiệm bằng nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Trong
đó, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ rõ, đó là phải có những quy chế,
chính sách kịp thời, đúng đắn. Quy chế cần cụ thể, cá thể hóa quyền hạn, trách
nhiệm của tập thể, cá nhân trong từng khâu, tuyệt đối không để xảy ra việc đùn
đẩy, né tránh trách nhiệm.
Trường
hợp đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết
định những vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền thì phải kiểm điểm, xử lý trách
nhiệm tập thể, cá nhân liên quan theo đúng quy định. Bên cạnh đó, kịp thời rà
soát, thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức
năng lực yếu, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, thiếu trách nhiệm, để trì trệ
và không đáp ứng yêu cầu công việc. Ở chiều ngược lại, cần có chính sách khuyến
khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu
thực hiện nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Sinh
thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn và yêu cầu cán bộ, đảng viên phải hết
sức nêu cao tinh thần trách nhiệm trước nhiệm vụ, công việc được giao, dù là
việc lớn hay việc nhỏ, việc đơn giản hay phức tạp, nhiệm vụ bình thường hay
quan trọng, bí mật. Ðảng ta cũng đã ban hành nhiều quy định liên quan đến trách
nhiệm của cán bộ, đảng viên. Hơn lúc nào hết, các công bộc của Nhân dân cần
chấm dứt ngay việc đùn đẩy, nể nang, né tránh trách nhiệm, thay vào đó là tiên
phong, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo,
dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích
chung.
Khắc
phục “căn bệnh” né tránh, nể nang, đùn đẩy trách nhiệm, đồng nghĩa với việc xóa
bỏ được những cản trở để đất nước ta phát triển nhanh và bền vững.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét