Những năm qua, tại Biển Đông xảy ra một số vụ việc phức tạp, có lúc diễn biến căng thẳng, trong đó có các hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền biển đảo như: Vụ việc tàu Viking 02 và tàu Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp năm 2011 và 2012; vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông năm 2014; sự kiện tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía Nam Biển Đông của Việt Nam (từ ngày 4/7/2019 đến ngày 24/10/2019); Hay ngày 07/8/2023, vụ xịt vòi rồng tàu Philippines… và nhiều nội dung xuyên tạc đường lối đối ngoại, chính sách quốc phòng và chủ trương giải quyết tranh chấp để bảo vệ chủ quyền biển, đảo; kích động, gây chia rẽ mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Philippies; Việt Nam - Trung Quốc,các hoạt động tập trận trên Biển Đông tại một số thời điểm…
Những sự việc này được các tổ
chức, đối tượng phản động triệt để khai thác, nhào nặn, biến tấu thành những
luận điệu xảo trá, vu cáo như “Việt Nam nhu nhược, hèn nhát”, “chính quyền Việt
Nam làm ngơ về Biển Đông”, trên trang
blog BBC Tiếng Việt tán phát bài “Biển Đông: Xịt vòi rồng tàu Philippines,
Trung Quốc muốn thử phản ứng, Việt Nam cần ứng phó như thế nào”; kích động, gây
chia rẽ mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Philippies; Việt Nam - Trung Quốc,… Không những thế, các thế
lực xấu còn vẽ ra “thuyết âm mưu” khi cho rằng Việt Nam cần phải liên minh quân
sự với những nước lớn có thực lực kinh tế, quốc phòng - an ninh mạnh thì mới đủ
sức bảo vệ chủ quyền biển, đảo quốc gia. Nhiều bài viết phê phán rằng, Việt Nam
thực hiện chính sách quốc phòng “bốn không” là “tự trói mình” vì tiềm lực kinh
tế, quốc phòng - an ninh Việt Nam hiện nay là quá yếu, không thể ba không, bốn
không mà xoay xở được; từ đó họ vẽ ra một viễn cảnh cần phải liên minh với Mỹ
thì Việt Nam mới giữ được chủ quyền biển, đảo và bảo vệ được lợi ích quốc gia -
dân tộc…
Như chúng ta đã biết Biển,
đảo là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, cấu thành chủ quyền quốc gia,
cửa ngõ giao lưu quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Bảo vệ biển, đảo chính là bảo vệ một phần
máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, giữ vững chủ quyền biển, đảo sẽ góp phần giữ
vững chủ quyền của đất nước. Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
là điều kiện, nội dung giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.
Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng xác định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”. Thực tế cho thấy, mỗi khi chủ quyền
và quyền chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên Biển Đông bị xâm phạm, lãnh đạo
Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết, kiên trì bằng
các biện pháp hòa bình, đó là thông qua các diễn đàn, các cuộc gặp gỡ trong các
lĩnh vực chính trị, ngoại giao...
Điều này đã được nêu rõ trong
các nghị quyết của Đảng và được chứng minh qua việc giải quyết vấn đề Biển Đông
của Việt Nam, với tinh thần thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình các tranh
chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS 1982); kiềm chế, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; thực
hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm
đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).
Còn luận điệu
“Biển Đông: Xịt vòi rồng tàu Philippines, Trung Quốc muốn thử phản ứng, Việt
Nam cần ứng phó như thế nào?” là sự kích động nằm trong âm mưu của chiến
lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động, thù địch nhằm
chia rẽ mối quan hệ giữa Việt Nam và Philippines. Hai nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Philippines được thiết lập ngoại giao vào ngày
12/7/1976 sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Cùng với việc mở rộng chính sách
đối ngoại của Việt Nam, quan hệ giữa hai nước đã ấm lên và phát triển không
ngừng trên nhiều lĩnh vực và trước thềm hội nghị APEC 2015 ở Manila, Chính phủ
hai nước đã ký kết thoả thuận nâng cấp mối quan hệ lên tầm đối tác chiến lược.
Đối với Trung Quốc, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, núi
liền núi, sông liền sông, có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn
hóa và thể chế chính trị, tình cảm hữu nghị giữa hai nước đã được
xây dựng qua nhiều thế hệ; đến nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
luôn coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác bình đẳng đôi bên
cùng có lợi. Cùng với đó, những năm gần đây, hai nước đã có những
đàm phán, ký kết và thỏa thuận là kiên trì giải quyết hòa bình
vấn đề Biển đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp
quốc về Luật Biển năm 1982 và tinh thần tuyên bố về cách ứng xử của
các bên ở Biển đông. Như vậy, luận điệu “Biển Đông: Xịt vòi rồng tàu
Philippines, Trung Quốc muốn thử phản ứng, Việt Nam cần ứng phó như thế
nào?" chính là sự khiêu khích, bởi quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước
ta về vấn đề Biển Đông đã rõ ràng, chứng tỏ họ không có tinh thần xây dựng
đất nước, mà thực chất là đang kích động bạo lực, kích động chiến
tranh và làm xấu đi quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước láng giềng.
Thời gian qua, Đảng và Nhà
nước ta đã chủ động, tích cực giải quyết từng bước những tồn tại về biên giới
lãnh thổ trên biển và đất liền với các nước liên quan nhằm thúc đẩy quan hệ hữu
nghị, hợp tác, góp phần củng cố hoà bình, an ninh khu vực, đồng thời tăng cường
thế và lực của đất nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Việt Nam đã ký nhiều văn bản với các nước liên quan đến biển, đảo. Bên cạnh đó, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động
khai thác, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển phù hợp với Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, phục vụ nhiệm vụ tập trung phát triển kinh
tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng tầm vị thế của
nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam chủ
trương không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống
nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt
Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực
trong quan hệ quốc tế. Chính sách quốc phòng của Việt Nam mang tính chất hòa
bình và tự vệ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất
đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; tích cực, chủ động
ngăn ngừa, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, thực hiện phương châm bảo vệ Tổ quốc từ
sớm, từ xa, sẵn sàng chống chiến tranh xâm lược. Chúng ta không đi với nước này
để chống lại nước kia; không thụ động chịu tác động hay sự lôi kéo của bất cứ
nước lớn nào, nhất là tránh việc trở thành con bài trong tay các nước lớn.
Chúng ta thực hiện đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi
trường hoà bình, ổn định cho phát triển.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét