Thứ Tư, 13 tháng 9, 2023

ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI CÁC QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Hiện nay, Báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh và lên án tình trạng đối xử với tù nhân nói chung và tù chính trị nói riêng: “Tù nhân ở Việt Nam thường phải nhận thức ăn có chất lượng thấp, điều kiện giam giữ chật chội. Thậm chí, có tù nhân không được chăm sóc y tế khi có bệnh. Giới chức nhà tù cũng không kiểm soát được tình trạng tù nhân đánh tù nhân… Các tù chính trị thường bị chuyển đi các trại giam xa gia đình, điển hình là ông Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực”. Đối với các quyền dân sự, chính trị, Báo cáo viết: “Hiến pháp và Luật cho phép quyền tự do biểu đạt bao gồm tự do báo chí, tuy nhiên, trên thực tế, Chính phủ không tôn trọng các quyền này và nhiều bộ luật còn vi phạm quyền tự do biểu đạt. Chính phủ tiếp tục sử dụng các điều khoản về an ninh mạng và chống bôi nhọ người khác để hạn chế quyền  tự do biểu đạt”... Trong Báo cáo trên, bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn nhấn mạnh Việt Nam đã hạn chế tự do internet, chặn các website tiếng Việt của Đài Á Châu Tự Do, VOA và BBC.

Những luận điệu trên là hoàn toàn sai trai và không đúng bản chất, về quyền công dân và quyền con người ở Việt Nam, không phủ nhận rằng trong mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa kiểu cũ - với Nhà nước chuyên chính vô sản, nền kinh tế quan liêu bao cấp, “ngăn sông cấm chợ”,… Việt Nam còn có những hạn chế nhất định về quyền con người. Thế nhưng, từ khi bước vào thời kỳ đổi mới (1986) đến nay, chế độ xã hội, Nhà nước ở Việt Nam đã có sự thay đổi cơ bản:   Hiến pháp 2013 đã giành cả một chương - Chương II quy định về chế độ chính trị  và quyền con người; trong đó, khẳng định: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Về quyền con người, Hiến pháp 2013 đã quy định đầy đủ các quyền con người, từ quyền dân sự, chính trị đến quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, v.v. Những quy định trong Hiến pháp 2013 hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và tương thích với các Công ước về quyền con người. Cần nói thêm rằng, cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, gia nhập hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người; đồng thời, cũng đã nội luật hóa các Công ước quốc tế về quyền con người trong hệ thống pháp luật quốc gia.

Quyền tự do ngôn luận, báo chí đã được quy định trong Luật Báo chí 2016. Điều 11 xác định rõ quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí…”. Các hành vi bị nghiêm cấm: “Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; Gây chiến tranh tâm lý. Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”, v.v.

Ở Việt Nam hiện nay, nhằm bảo đảm đầy đủ thông tin đa dạng, nhiều chiều của người dân đã được các cơ quan chức năng tôn trọng, tiếp sóng các hãng thông tấn, báo chí lớn của phương Tây, như: BBC, RFA, VOA, v. v. Về trường hợp Trương Duy Nhất bị các cơ quan chức năng bắt, xử lý hình sự thì sao? Câu trả lời rằng: đây là điều bình thường, xử lý đúng theo pháp luật Quốc gia. Còn chuyện bắt Trương Duy Nhất như thế nào thì thuộc quyền của cơ quan chức năng. Được biết Trương Duy Nhất đã bỏ trốn ra nước ngoài cho nên các cơ quan chức năng buộc phải sử dụng phương thức thích hợp. Nếu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và các nhà “dân chủ, nhân quyền” (cuội) nêu vấn đề trên thì hãy hỏi nhà cầm quyền Thái Lan vì sao họ lại cho phép Trương Duy Nhất nhập cảnh khi Y đã có lệnh truy nã của Nhà nước Việt Nam? Còn việc giam giữ, “chăm sóc” Blogger Trương Duy Nhất theo đúng quy định đối với những người vi phạm Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có những hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ.

DM K11

0 nhận xét:

Đăng nhận xét