Thứ Hai, 9 tháng 10, 2023

THÀNH QUẢ TRONG XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÀ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo công cuộc đổi mới đất hơn 35 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, sức mạnh quốc gia và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao. Thế nhưng, với âm mưu đen tối, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị vẫn tìm trăm phương ngàn kế để phá hoại sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc ta, chúng rêu rao rằng: “Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu”. Đây là luận điệu phiến diện, không phản ánh đúng thực tế ở Việt Nam, mục đích của thế lực thù đich nhằm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và những thành quả mà chủ nghĩa xã hội mang lại cho nhân dân Việt Nam.

Đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu của cách mạng Việt Nam. Lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam không phải là quyết định mang tính cá nhân hay nhất thời, mà là sự tổng hợp các điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong nước và quốc tế, trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn phát triển đất nước; đó là một quá trình lâu dài và bền bỉ, trải muôn vàn thử thách với những giai đoạn hết sức cam go đối với vận mệnh của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Thực tế, ngay từ khi khởi xướng công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định dứt khoát, đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp. Điều này được Tổng Bí thư, Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.

Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là không thể phủ nhận. Hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, từ một đất nước cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội lạc hậu, trình độ thấp, đến nay, quy mô GDP (năm 2022) ước đạt 9,513 triệu tỷ đồng, tương đương 409 tỷ USD (tăng hơn 10 lần so với năm 2000), GDP bình quân đầu người đạt 95,6 triệu đồng/người, tương đương 4.110 USD, tăng 393 USD so với năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 371,30 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 35,14 tỷ USD so với năm 2021. Trong giai đoạn 1986 - 2022, Việt Nam lọt top 5 nước có quy mô kinh tế tăng nhiều nhất thế giới.

Đối với công tác xóa đói, giảm nghèo được xác định là mục tiêu xuyên suốt, quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Theo báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (giai đoạn 2016 - 2020), nguồn lực từ ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực toàn xã hội để thực hiện Chương trình giảm nghèo ước khoảng 120 nghìn tỷ đồng; hơn 13 nghìn dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả với trên 2,2 triệu hộ hưởng lợi; 5.500 lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2022 là 4,03%, giảm 1,17%, đạt chỉ tiêu của Chương trình do Quốc hội, Chính phủ giao (từ 1-1,5%). Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 là 21,02%, giảm 4,89%. Tỷ lệ hộ nghèo trên 74 huyện nghèo là 38,62% (giảm 6,35%) đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao (4%), 22/74 huyện nghèo đang được hỗ trợ đầu tư để bảo đảm mục tiêu “30% huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo” vào cuối năm 2025.

Cũng phải khẳng định thêm rằng, Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản. Điều đáng chú ý là Việt Nam đã giảm nghèo theo cách công bằng nhất có thể, đặc biệt là khi so sánh với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Đó là một dấu ấn của việc Việt Nam trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Khẳng định điều này, bà Caitlin Wiesen - Quyền Điều phối viên Thường trú LHQ, Trưởng đại diện Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam đã thực sự đi đầu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo”.

Từ những vấn đề trên cho thấy, việc lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là hoàn toàn đúng đắn và ngày càng được nhận thức sáng rõ hơn về bước đi, hình thức, biện pháp thực hiện. Đặc biệt, những thành tựu có được chính là sự kiên trì, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những thành tựu to lớn trên là không thể phủ nhận, đồng thời là minh chứng rõ nét nhất phản bác luận điệu sai trái của các thế lực thù đichnkhi cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam chỉ đem lại nghèo đói và lạc hậu”. Vì vậy mỗi công dân cần phải nhìn nhận khách quan, toàn diện, cảnh giác và đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch./.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét