Cách mạng Việt Nam từ
khi hình thành đến nay luôn gặp phải sự chống phá quyết liệt của
các thế lực thù địch. Trong môi trường hòa
bình, ổn định hiện nay, sự chống phá ấy thể hiện trên mọi mặt của
đời sống xã hội, sự phá hoại phi quân sự mà điển hình là chiến lược
“Diễn biến hòa bình”. Để thực hiện, các thế lực thù
địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước tăng cường
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; sử
dụng lợi ích vật chất để mua chuộc, móc nối cán bộ, đảng viên thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật; tăng cường sử
dụng các ứng dụng của mạng Internet, đã lập hàng nghìn trang web,
blog, trang Facebook, Fanpage, Youtube, hàng trăm cơ quan
báo chí, nhà xuất bản và các đài phát thanh, truyền hình có trụ
sở, máy chủ ở nước ngoài nhằm tuyên truyền, tác động tiêu cực
vào tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng
viên để xuyên tạc, vu khống tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong
nước, thông tin không đúng sự thật về những vụ việc “nóng” trong xã hội nhằm tạo sự hoài
nghi, gây mất lòng tin của cán bộ, đảng viên và
các tầng lớp nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bên cạnh đó, các thế lực
thù địch âm mưu tạo dựng lớp người, nhất là thế hệ trẻ có tư tưởng thân Mỹ và
phương Tây, ưa chuộng giá trị tư bản chủ nghĩa. Thực tế có một bộ phận giới
trẻ, học sinh, sinh viên có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, niềm tin, niềm tự hào vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ
nghĩa; có tư tưởng “sính ngoại”, đua đòi theo những trào lưu văn hóa
không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam...
Trong nội bộ, tình
hình tham nhũng, tiêu cực diễn ra phức tạp theo chiều hướng nghiêm trọng
hơn; đối tượng vi phạm thuộc nhiều thành phần, lĩnh vực, giữ chức vụ cao ở các cấp, các
ngành gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Một số cấp ủy, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng
mức đến công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chưa gương mẫu trong tu dưỡng và rèn luyện... dẫn đến công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh chưa thực sự hiệu quả.
Với âm mưu, hoạt
động của các thế lực thù địch cùng với tình hình thực tế trong
nội bộ, đồng thời dưới tác động của tình hình chính trị - kinh tế - xã hội trong
và ngoài nước, dự báo tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
cán bộ, đảng viên đang công tác trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thời
gian tới sẽ diễn biến phức tạp, khó lường, khó nhận diện hơn, tuy
nhiên các biểu hiện vẫn tập trung vào 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong
nội bộ như Nghị quyết số 04- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII đã chỉ ra.
Trong thời gian
tới, để góp phần đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi tình trạng cán bộ, đảng
viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cần chú trọng thực hiện các giải
pháp sau:
Một là, các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị
tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả
Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XIII và Kế hoạch số 03- KH/TW ngày 01/12/2021 của Bộ Chính
trị về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết
ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng
viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với thực hiện Kết
luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ
thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh”; Quy định số 101- QĐ/TW,
ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số
55/QĐ-TW, ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị; Quy định số
08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương; Chỉ
thị số 10/CT-TTg, ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử
lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân,
doanh nghiệp trong giải quyết công việc và các văn bản
khác liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
trong đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; để sớm nhận diện, đồng thời ngăn chặn, phòng
ngừa đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng
chính trị, suy thoái về đạo đức, lối sống, dẫn đến “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng gắn với giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng
viên. Lấy mức độ tuân thủ và chấp hành tốt các nguyên tắc tổ chức, sinh
hoạt đảng, ý thức tổ chức, kỷ luật, các quy chế, quy định
của Đảng, của cấp uỷ, chi bộ là tiêu chí
quan trọng để đánh giá lập trường, quan điểm, tư tưởng
chính trị của cán bộ, đảng viên. Đây là biện pháp rất quan trong trong việc chủ động
phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ hiện nay.
Hai là, tiếp tục tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng,
làm cho mọi cán bộ, đảng viên thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng; đây là điều kiện tiên quyết
trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy
lùi biểu hiện “tự diễn biến’, “tự chuyển hóa”. Vì mọi sự mơ hồ, xem
nhẹ chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, Cương lĩnh
của Đảng đều là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng
chính trị trong Đảng, trong xã hội. Hơn nữa,
nhận diện biểu hiện trên không khó, nó diễn ra ngay trong mỗi cán bộ, đảng
viên và tổ chức đảng; để phòng ngừa, ngăn chặn, các
cấp ủy đảng cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi cán bộ, đảng
viên thấm nhuần sâu sắc, kiên định hệ tư tưởng của giai cấp công nhân; quá trình tuyên
truyền, giáo dục, cần tiếp tục khẳng định bản chất cách mạng, khoa
học, giá trị của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Do vậy, mỗi
cán bộ, đảng viên cần phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình. Khi thấy những
hiện tượng tiêu cực, lạc hậu nảy sinh ở cơ quan, đơn vị mình, phải thể hiện rõ thái độ bất
bình, dũng cảm đấu tranh. Mọi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm hoặc nể
nang, né tránh đồng nghĩa với việc dung túng, bao che để
chúng có điều kiện nảy sinh, tồn tại và phát triển.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, nhất là trong
đấu tranh phòng, chống suy thoái về đạo đức, lối sống, suy thoái về
tư tưởng chính trị, những biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”; phát huy vai trò của các cơ quan
thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ quan tư pháp
để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng
phí, xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định
của pháp luật. Xử lý đồng bộ về kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính, xử lý hình sự đối với các sai phạm về kinh tế,
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức.
Bốn là, tiếp tục tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chỉ đạo chặt chẽ,
tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả
tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; người đứng
đầu phải nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát. Xử lý nghiêm đối
với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để cán bộ, đảng viên công chức,
viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực,
sai phạm.
Năm là, Các cơ quan báo chí tiếp tục thực hiện tốt công tác
tuyên truyền, cung cấp thông tin, định hướng tuyên truyền
về công tác phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; kịp thời đưa tin
phản ánh vụ việc tiêu cực, sai phạm, vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật. Quan
tâm, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng
phí có “bản lĩnh, liêm chính”, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay.
Trong
thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục sẽ có những diễn biến
phức tạp. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng
trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa cá nước lớn, xung
đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn,
làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Đại
dịch COVID-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động
tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, khu vực, trong đó có nước ta.
Ở
trong nước, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới;
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh;
phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát tiển kinh tế nhanh, bền
vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định
chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; giữ vững môi trường hòa
bình, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, chúng ta cũng
gặp không ít những khó khăn, thách thức nhất là tác động của suy thoái kinh tế,
tài chính, những tiêu cực và tệ nạn xã hội, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo,…
làm ảnh hưởng đến tư tưởng và đời sống của các tầng lớp nhân dân.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét