Trong
thời gian ngần đây các thế lực thù địch, xét lại, cơ hội chính trị đã cố tình
bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử nhằm tuyên truyền sai lệch, làm
cho một bộ phận quần chúng thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc, nhất là giới trẻ,
hoài nghi, phai nhạt niềm tin đối với Đảng, chia rẽ Đảng với Nhân dân, làm
suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam. Trên đài VOA, RFA, RFI, BBC cũng như một số trang mạng
YouTube, Twitter, Facebook của các tổ chức Việt Tân, Triều đại Việt, Tiếng dân,
KTV, Tivi tuần san, TV24, Góc nhìn W.C, N10TV… thông qua các hình thức bình luận
theo chuyên đề, kể chuyện lịch sử, hội luận để xuyên tạc các sự kiện lịch sử
dân tộc, ho rằng “Tuyên ngôn của Việt Nam là sao chép” là nhằm xuyên tạc giá trị,
ý nghĩa lịch sử nhân văn và thời đại của Tuyên ngôn, từ đó
hòng hạ thấp vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh và phủ nhận thành quả cách mạng của
Đảng và Nhân dân Việt Nam.
Cách đây 78 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta từ Bắc
chí Nam nhất tề đứng lên tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền, chấm dứt
kiếp nô lệ, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc và đi lên CNXH. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập
vào ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), tuyên bố với quốc dân và
thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một
nước tự do độc lập”.
Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc ngày 2/9/1945 không chỉ khai
sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc Việt Nam bước vào một kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội mà còn có ý nghĩa thời
đại sâu sắc, bởi tư tưởng về quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi người
dân gắn với quyền bình đẳng thiêng liêng giữa các dân tộc; tinh thần và ý chí đấu
tranh cho độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam trong hành trình giành lại quyền
tự do, độc lập.
Khẳng định về quyền con người và
quyền của mỗi dân tộc là chính đáng, mở đầu Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã thể hiện tầm tư duy sâu sắc, vượt gộp khi trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập
của nước Mỹ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp
năm 1791 rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống,
quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng
về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Với lập
luận này, Người đi đến khẳng định: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả
các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do” và “Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”.
Và vì thế, mỗi người dân Việt Nam và dân tộc Việt Nam đều có những quyền chính
đáng ấy; không ai có thể tước đoạt được; và nếu bị tước đoạt, cả dân tộc sẽ
kiên cường, đoàn kết, kiên trì chiến đấu để giành lại và quyết tâm bảo vệ.
Tiếp
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo thực dân Pháp: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn
thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp
bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính
nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào… Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc
thống nhất nước nhà, để ngăn cản dân ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn
trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi... Chúng
ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn,
đề làm cho nòi giống ta suy nhược...Chúng bóc lột dân ta đến xương tủy... Chúng
đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý... Chúng không cho các nhà tư sản ta được giầu
lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn”. Không chỉ dừng ở
đó, mùa thu năm 1940, khi phát xít Nhật đến Đông Dương, thực dân Pháp lại quỳ gối
đầu hàng và “thế là chẳng những chúng không "bảo hộ" được ta, trái lại,
trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật”, khiến cho nhân dân ta càng
thêm cực khổ, khiến cho “hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.
Lịch sử cho thấy, quyền tự do và
bình đẳng là lý tưởng nhân văn của xã hội loài người từ khi có giai cấp. Đấu
tranh cho quyền tự do, bình đẳng của con người nói riêng, của mỗi dân tộc nói
riêng là mục tiêu nhân văn, là lý tưởng của nhân loại tiến bộ. Như vậy tất cả mọi
dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình”. Bởi vậy, có thể
nói Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 không chỉ là tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt
Nam mà còn là tuyên ngôn về quyền con người, quyền của các dân tộc thuộc địa
trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.
Tuyên ngôn Độc lập không chỉ kết
tinh các giá trị truyền thống anh hùng, bất khuất, tinh thần và ý chí đấu tranh
cho một nước Việt Nam độc lập, tự do mà còn khẳng định cách mạng Việt Nam là một
bộ phận của phong trào cách mạng thế giới; Tuyên ngôn Độc lập cũng khẳng định
rõ vai trò, sức mạnh của khối toàn dân đoàn kết trong cuộc đấu tranh vì độc lập,
tự do. Trong hành trình gian khó ấy, có Đảng lãnh đạo, với một đường lối cách mạng
đúng đắn, sáng tạo, với sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tranh thủ và phát huy sức
mạnh dân tộc và thời đại, dân tộc ta đã thủ tiêu toàn bộ chế độ thực dân, phong
kiến, “lấy lại tên trên bản đồ thế giới”.
74 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, đặc biệt là sau hơn 30 năm đất nước đổi mới, mỗi người dân Việt Nam càng thấy thấm thía hơn giá trị của độc lập, tự do; ý nghĩa lớn lao và sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và quyền của mỗi dân tộc. Đó cũng là mục tiêu, lý tưởng mà mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều hướng đến. Những thành tựu to lớn mà chúng ta đạt được cho thấy và khẳng định rằng, bất chấp mọi sự xuyên tạc, phủ nhận bằng nhiều thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động cả ở trong và ngoài nước, thì thành quả của Cách mạng Tháng Tám vẫn được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bảo vệ vững chắc và những giá trị bất diệt, những bài học kinh nghiệm quý báu của cuộc cách mạng này vẫn đồng hành, soi sáng và được vận dụng, phát huy mạnh mẽ, sáng tạo trong tiến trình đổi mới, phát triển đất nước. “Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay” là minh chứng sống động, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả và tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám vĩ đại./.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét