Quyền tiếp cận thông tin là một trong các quyền cơ bản của con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự năm 1966 mà Việt Nam là thành tiếp cận thông tin viên. Quyền tiếp cận thông tin liên tục được khẳng định trong nhiều điều ước quốc tế khác như Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Tuyên bố Rio về môi trường và phát triển, Công ước UNECE về Quyền tiếp cận thông tin môi trường.
Ở nước ta, để đảm bảo quyền được thông tin, Đảng ta đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua Đại hội VII năm 1991. Điều 69 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 sau đó ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật”. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước và quyền con người nói chung, quyền tiếp cận thông tin nói riêng có mối quan hệ tác động qua lại rất mật thiết. Thế nhưng thời gian vừa qua, các thế lực thù địch, phản động đã cố tình bóp méo, xuyên tạc sự thật về việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tiếp cận thông tin nói riêng ở Việt Nam. Trên một số trang mạng thiếu thiện chí có kẻ cho rằng Việt Nam “bóp nghẹt”, “bưng bít” thông tin; “cản trở các quyền tự do biểu đạt, chính kiến và ngôn luận"... của người dân. Thậm chí trên trang mạng của RFA còn hồ đồ phán rằng: “bưng bít thông tin là nguyên tắc của Chính phủ Việt Nam...”Cần khẳng định ngay rằng
giọng điệu trên là bịa đặt vô căn cứ, trắng trợn xuyên tạc việc bảo đảm các
quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền được thông tin ở Việt Nam nói riêng.
Hành động ấy lộ rõ ý đồ, động cơ chính trị không trong sáng đối với Việt Nam.
Sự thật bảo đảm quyền được thông tin của người dân ở Việt Nam đã bác bỏ hoàn
toàn những luận điệu sai trái ấy.
Chủ
trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là khuyến khích, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để người dân được thông tin; khai thác, sử dụng internet để tiếp cận
thông tin nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội, hỗ trợ cải
cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và thực hiện các quyền tự do cơ
bản của nhân dân. Theo tinh thần ấy, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về
bảo đảm quyền được thông tin của người dân. Những thành tựu ấy trước hết được
thể hiện ở việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Quốc hội nước Cộng
hòa XHCN Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều văn bản luật nhằm bảo đảm
tốt hơn quyền được thông tin của người dân, trong đó có những luật, nghị định
như: Luật Báo chí 2016; Luật Tiếp cận thông tin 2016; Luật An ninh mạng 2018;
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và
thông tin trên mạng”... Tất cả những văn bản luật ấy đều tuân thủ nguyên tắc
pháp quyền xã hội chủ nghĩa, theo đúng Hiến pháp năm 2013, vừa bảo đảm quyền
tiếp nhận thông tin, vừa bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong bảo vệ bí
mật Nhà nước, chống việc lộ, lọt bí mật thông tin.
Nghị định số 72/2013/NĐ-CP
xác định chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tạo điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế, tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân ở các vùng khó khăn có
thể sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng vào việc tìm kiếm và tiếp
cận thông tin. Trước sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng điện tử, vấn đề
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một nhiệm vụ quan trọng, tất
yếu. Luật An ninh mạng xác định nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước ta, đồng
thời tôn trọng và bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền được tiếp cận
thông tin. Đối với các trang mạng đang hoạt động tại Việt Nam, Luật An ninh
mạng cũng có các quy định rất rõ ràng, cụ thể. Bảo đảm an ninh thông tin trên
không gian mạng theo Luật An ninh mạng dựa trên thông lệ quốc tế không cản trở
quyền được thông tin của người dân và cũng không cản trở hoạt động của các
doanh nghiệp mạng đang triển khai dịch vụ ở Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ
trong Báo cáo quốc gia về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ
chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc công bố tại hội thảo tổ chức ngày 3-12-2018. Theo đó, Việt Nam đang là một
trong những nước có tốc độ phát triển internet nhanh nhất thế giới, với trên 50
triệu người dùng internet...
Chính phủ Việt Nam đã triển
khai hệ thống tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp thông
qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, xây dựng và công bố công khai hằng năm
Chỉ số cải cách hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước và Chỉ số hài
lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Trong
điều kiện cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy
ban quốc gia, đẩy nhanh tiến độ xây dựng “Chính phủ điện tử”; cổng thông tin
điện tử của các cơ quan Nhà nước, nhằm cung cấp dịch vụ công trực tuyến, để cán
bộ, cơ quan, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân; để người dân thông qua
mạng internet có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, gửi ý kiến tới Đảng, chính
quyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận phản ánh thông tin, kiến nghị
của người dân. Thực tế cho thấy số người dùng internet, mạng xã hội để bày tỏ
chính kiến, tổ chức các diễn đàn thảo luận, phản biện chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, gửi các góp ý, kiến nghị đến các cơ quan chức năng ở Việt
Nam ngày càng tăng. Nhiều thông tin từ mạng xã hội đã được các cơ quan chức
năng, các cấp chính quyền kiểm tra, xác minh và xử lý kịp thời.
Sự phát triển nhanh của các
phương tiện thông tin đại chúng và internet cho thấy quyền tự do ngôn luận, tự
do thông tin ở Việt Nam đã có bước cải thiện, phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên,
cũng như mọi quốc gia trên thế giới, luật pháp Việt Nam quy định hạn chế quyền
tự do ngôn luận, quyền được thông tin và tiếp cận thông tin trong một số trường
hợp, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhằm tôn
trọng các quyền hợp pháp và chính đáng, uy tín, danh dự của người khác; nhằm
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, sức khỏe cộng đồng và đạo đức
của xã hội. Những trường hợp mà một vài trang mạng dẫn ra để nói rằng Việt Nam
vi phạm quyền tự do thông tin, thực chất họ đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Cũng
như mọi quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam mọi hành vi cản trở, đe dọa đến
quyền được thông tin, quyền tự do tiếp cận thông tin; lợi dụng quyền tự do ngôn
luận, tự do thông tin để xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng
của tổ chức, cá nhân; gây tổn hại đến uy tín, danh dự của người khác; xâm phạm
an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức và sức khỏe cộng đồng... tùy
vào tính chất, mức độ đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét