Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2023

PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC


Mới đây trên một số trang mạng đã phê phán quan điểm phật giáo Việt Nam ngày càng có xu hướng mê tín như trên trang “Luatkhoa”, Văn Tâm có bài viết “Vì sao Phật giáo Việt Nam có xu hướng ngày càng mê tín”, trong đó, Văn Tâm cho rằng “Cuốn theo vòng xoáy ràng buộc lợi ích”, “tín ngưỡng dân gian trỗi dậy”, “Phật giáo thành công cụ chính trị”. Đây là quan điểm hoàn toàn sai trái, phi thực tế ở Việt Nam, nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ từ thế kỷ thứ VI trước công nguyên, trong điều kiện xã hội phân chia theo chế độ đẳng cấp bất bình đẳng. Đạo Phật ra đời là sự kế thừa, tiếp nối các trào lưu tôn giáo, triết học nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại và được coi là một trong những học thuyết xã hội chống lại sự bất công trong xã hội đương thời.

Tư tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể hiện là một tôn giáo tiến bộ khi không có thái độ phân biệt đẳng cấp. Đức Phật đã từng nói: Không có đẳng cấp trong dòng máu cùng đỏ như nhau, không có đẳng cấp trong giọt nước mát cùng mặn. Ngoài ra, đạo Phật cũng thể hiện tinh thần đoàn kết và không phân biệt giữa người tu hành và tín đồ, quan điểm của đạo Phật là Tứ chúng đồng tu, đó là Tăng, Ni, Phật tử nam và Phật tử nữ đều cùng được tu và nếu ai có quyết tâm đều có thể thành tựu như Đức Phật.

Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương không có hệ thống tổ chức thế giới và hệ thống giáo quyền. Điều này xuất phát từ lý do Đức Phật hiểu rõ sự ham muốn quyền lực của con người, do đó Đức Phật chủ trương không giao giáo quyền quản lý cho ai mà chỉ hướng dẫn đệ tử nương vào giáo lý, giáo luật để duy trì và tồn tại theo hệ thống sơn môn (như dòng họ thế tục ngoài đời).

Thực tế cho thấy, khi nhận thức còn thấp kém, thiếu tri thức khoa học, nhiều người sẽ mặc định về sự tồn tại của thế giới thần linh, ma quỷ, cõi âm theo tư duy của họ. Đó thực chất là sự phản ánh sự thực cõi trần cộng thêm trí tưởng tượng và suy diễn. Vì vậy, mới có chuyện bi hài như mặc cả, hối lộ thánh thần, nhét tiền vào tay tượng Phật, đốt vàng mã nghi ngút, với tư duy trần sao âm vậy, càng nhiều lễ vật, thần linh càng phù hộ nhiều. Nhiều người Việt thiếu tư duy phản biện, rất nhẹ dạ cả tin, dễ dàng tin vào những chuyện đồn thổi nhảm nhí mà không cần kiểm chứng, suy nghĩ.

Khi người ta thiếu niềm tin, cảm thấy bất an trong một xã hội nhiều biến cố, thay đổi bất thường, người ta tìm đến thế giới siêu nhiên, cầu mong sự phù hộ, che chở. Khi người ta không còn tự tin, sẽ tìm đến thần linh, mong có được phép màu đem lại những điều mà bằng khả năng thực tế, khó hoặc không thể đạt được như giàu có, khỏe mạnh, thành đạt, hạnh phúc.

Do đó chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan dó là: Tín ngưỡng là niềm tin, đức tin vào những điều thiêng liêng đem lại sức mạnh tinh thần cho con người. Còn mê tín là tin mù quáng, mê muội, nhảm nhí gắn liền với sự sùng bái, lệ thuộc thái quá, tác động tiêu cực đến xã hội.

Vì vậy, cần tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng ngừa mê tín dị đoan, loại bỏ hủ tục lạc hậu, văn hóa phẩm đồi trụy trái với thuần phong mỹ tục; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống và thực hiện nếp sống văn minh trong đời sống xã hội.

Như vậy, dù trên bình diện lý luận hay thực tế đều cho thấy Phật giáo là một tôn giáo, một thành tố văn hóa có ảnh hưởng đậm nét đến các thành tố khác của văn hóa Việt Nam. Nó giúp con người sống hướng thiện, sống tốt hơn. Vì vậy, mọi người cần tỉnh táo, đề cao cảnh giác, đấu tranh phản bác mọi quan điểm sai trái, thù địch, phản động, đó cũng là phương cách đế bảo vệ chính mình, bảo vệ xã hội và chính là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo hiện nay./.

TT11

0 nhận xét:

Đăng nhận xét