Những
đánh giá phiến diện của USCIRF về tình hình tự do tôn
giáo Việt Nam là thiếu khách quan, sai lệch về tình hình tôn giáo Việt Nam. USCIRF
là cơ quan tham vấn độc lập do Quốc hội Mỹ thành lập và là cánh tay nối dài của
Bộ Ngoại giao Mỹ nhằm phục vụ cho việc “cải thiện nhân quyền” ở các nước mà Mỹ
cho là “cần quan tâm đặc biệt”. Từ năm 2012 đến nay, Việt Nam liên tục bị
USCIRF đề nghị đưa vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt-CPC” bất chấp
những thành tựu về đảm bảo các các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng mà Việt Nam
đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo đó Việt Nam sẽ phải chịu một số chế
tài do Mỹ đặt ra về kinh tế, chính trị, giáo dục.
Ủy ban Tự do
tôn giáo quốc tế Mỹ (USCIRF), đã đưa ra các nhận định thiếu khách quan, sai
lệch về tình hình tôn giáo Việt Nam vào đầu tháng 5/2023, tiếp tục “kết luận và
khuyến nghị” Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm
đặc biệt - CPC”. Lợi dụng việc này, các trang mạng phản động đã đăng tải nhiều
bài viết tuyên truyền, hướng lái dư luận có cái nhìn thiếu thiện chí, sai lệch
về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Các bài viết đã đưa ra những
căn cứ thiếu khách quan nói tình trạng vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam là “nghiêm
trọng, có hệ thống và đang tiếp diễn”. Những tổ chức, cá nhân theo tôn giáo mà
USCIRF cho rằng chính quyền Việt Nam “tăng cường kiểm soát và đàn áp”, “sách
nhiễu, bức hại”, “ép buộc”, “tước đoạt tài sản”, “kiên quyết loại trừ, xóa sổ”
là những tổ chức, nhóm tôn giáo “độc lập” như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống
nhất, Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Cao Đài Chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo độc
lập, đạo Dương Văn Mình, Pháp Luân Công, đạo Hà Mòn, Hội thánh Đức Chúa Trời… Qua
đó, cho thấy sự can thiệp trắng trợn của USCIRF vào công việc nội bộ của Việt
Nam.
Như chúng ta biết Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, đa tôn giáo,
trong đó có 6 tôn giáo lớn, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Cao
Đài, Hòa Hảo,
theo khoản 7, Điều 2, Hiến chương Liên hợp quốc: “Tổ chức Liên hợp quốc không
có quyền can thiệp vào công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất kỳ
quốc gia nào”. Nghĩa vụ không can thiệp vào công việc của quốc gia khác cũng
đặt ra cho tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế. Công việc thuộc thẩm quyền nội bộ của quốc gia là các phương diện hoạt
động chủ yếu của nhà nước dựa trên cơ sở của chủ quyền quốc gia, bao gồm toàn
bộ những hoạt động mang tính chất đối nội, đối ngoại của quốc gia và được tiến
hành phù hợp với luật quốc gia cũng như luật quốc tế, trong đó có việc quản lý
điều hành hoạt động của xã hội tuân theo quy định của pháp luật quốc gia.
Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nôi bộ có nhiều nội dung: Cấm can
thiệp vũ trang và các hình thức can thiệp hoặc đe doạ can thiệp khác nhằm chống
lại chủ quyền, nền tảng chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của quốc gia; Cấm
dùng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biên pháp khác để bắt buộc quốc
gia khác phụ thuộc vào mình; Cấm tổ chức, khuyến khích các phần tử phá hoại
hoặc khủng bố nhằm lạt đổ chính quyền của quốc gia khác; Cấm can thiệp vào cuộc
đấu tranh nội bộ ở quốc gia khác; Tôn trọng quyền của mỗi quốc gia tự lựa chọn
cho mình chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá phù hợp với nguyện vọng
của dân tộc.
Luật Tín ngưỡng tôn giáo có hiệu
lực ngày 01 tháng 01 năm 2018 và Nghị định 162/2017/NĐ-CP đã khẳng định: “Nhà
nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm
để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật… Căn cứ vào các quy định trên, việc pháp
luật Việt Nam xử lý các đối tượng có hành vi chống phá Nhà nước là công việc
nội bộ của Việt Nam, không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp. Hơn nữa, tôn
vinh, tuyên truyền những kẻ “Việt gian”, “giáo gian”, phản nước, hại dân, vi
phạm pháp luật là hành vi trơ trẽn, bỉ ổi, xâm phạm nghiêm trọng vào công việc
nội bộ của Việt Nam, đáng bị lên án.
Những thông tin USCIRF sử dụng trong báo cáo đều không có nguồn gốc, chủ
yếu là những thông tin xuyên tạc, sai sự thật, được thu thập từ các tổ chức, cá
nhân người Việt Nam ở nước ngoài có tư tưởng thù hận, nuối tiếc chế độ cũ, ra
sức chống phá Nhà nước Việt Nam. Đây cũng là những kẻ mà các thế lực thù địch
cho là đại diện những “tổ chức tôn giáo độc lập”, vu khống Đảng, Nhà nước ta
phân biệt, đối xử, luôn “đàn áp”. Những tổ chức này thường có những hoạt động
chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ, câu kết chặt chẽ với các thế lực phản động ở
nước ngoài tán phát các tài liệu phản động, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để
tập hợp lực lượng chống đối, gây rối, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã
hội nói chung, sinh hoạt, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo
nói riêng. Chúng không làm gì cho đất nước, không làm cho người dân được bình
an, hạnh phúc mà chỉ làm những việc trái với luân thường đạo lý, truyền thống
văn hóa dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phá hoại
sức khỏe, sự nghiệp, tiền tài của biết bao gia đình. Ở Việt Nam cũng như bất cứ
quốc gia nào trên thế giới, công dân phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật. Chức
sắc, tín đồ các tôn giáo là công dân Việt Nam nếu có những hành động cản trở
công cuộc đổi mới, chống phá Đảng, Nhà nước và cuộc sống bình thường của người
dân đều bị xử lý theo pháp luật. Các cá nhân, tổ chức trên bị xử lý vì vi phạm
pháp luật, không phải vì họ theo tôn giáo này hay tôn giáo khác.
Trước những nội
dung báo cáo thiếu khách quan của “USCIRF đề nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam
vào danh sách CPC” đã tuyên truyền cho cái gọi là “khuyến nghị” của USCIRF đưa
Việt Nam vào danh sách CPC, thực chất là âm mưu thâm độc của các thế lực thù
địch, phản động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
Trước những luận điệu trên mỗi cán bộ, quân nhân cần nhận thức đúng đắn những
chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và công tác tôn giáo, từ đó phát
hiện, đấu tranh vạch trần những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc của các thế lực thù
địch.
NT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét