Một trong
những chiêu bài thường được các thế lực thù địch, phản động sử dụng là đăng
tải, công bố các thông tin phiến diện, lệch lạc, thù địch, xuyên tạc về tình
hình tự do tôn giáo ở Việt Nam. Đấu tranh trên lĩnh vực này là nhiệm vụ thường
xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp cộng đồng trong nước và quốc tế nắm
rõ, nhận thức đúng đắn về tình hình tự do tôn giáo và pháp luật về tôn giáo ở
Việt Nam.
Các quan điểm sai trái, thù địch, điển hình là những
báo cáo phiến diện, lệch lạc, thiếu căn cứ khoa học lẫn pháp lý của Ủy ban Tự
do tôn giáo quốc tế Mỹ - USCIRF, thường lặp đi lặp lại điệp khúc rằng: tình
trạng vi phạm tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn ở Việt Nam; sự đàn áp của Chính phủ
tiếp tục là một thực tế khắc nghiệt đối với các nhóm tôn giáo độc lập chưa đăng
ký. Các thế lực phản động, thù địch thường lập luận một cách vô căn cứ về quyền
tự do tôn giáo được ghi nhận trong luật pháp về tôn giáo của Việt Nam, xuyên
tạc rằng các quy định về quyền tự do tôn giáo trong pháp luật Việt Nam là “hạn
chế về bản chất”, “đi ngược lại với các tiêu chuẩn
nhân quyền quốc tế và vi phạm một cách có hệ thống tự do tín
ngưỡng”.
Cần phải khẳng định rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo trong luật pháp ở Việt Nam được xây dựng dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin - một học thuyết khoa học, đúng đắn về tự do tôn giáo khi đặt nó
trong quyền con người (nhân quyền) - như C.
Mác đã khẳng định: “Tự do tín ngưỡng là quyền thực hành bất cứ tín ngưỡng
nào,... quyền được mộ đạo, được mộ đạo theo bất luận kiểu nào,
được hành đạo theo tôn giáo riêng của mình. Đặc quyền tín ngưỡng là
một quyền phổ biến của con người”. Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tự do tín
ngưỡng là một quyền lợi căn bản của nhân dân ta”.
Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được
Đảng, Nhà nước ta khẳng định, được pháp luật
thừa nhận và thực thi trong thực tế. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã mở
rộng nội hàm khái niệm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
thay cụm từ “mọi công dân” (quyền công dân) (Hiến pháp
năm 1992), bằng cụm từ “mọi người” (nhân quyền, quyền con
người). Điều 24, Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “1. Mọi người có quyền tự do
tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được mở rộng cho cả
những “người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi
hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc”, và “người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam” (Điều 8).
Quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam luôn được thực hiện trong thực tiễn, được
pháp luật bảo hộ và được chính quyền tạo điều kiện. Thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo không ngừng gia
tăng, sinh hoạt đời sống tâm linh, tôn giáo diễn ra sôi động. Theo số liệu của
Ban Tôn giáo Chính phủ, số lượng tín đồ, chức sắc tôn giáo không ngừng tăng
lên. Năm 1997, cả nước có trên 15 triệu tín đồ, chiếm hơn 20% dân số; đến năm
2021, số tín đồ của 41 tổ chức tôn giáo đã được công nhận tăng lên 26,59 triệu
người, chiếm trên 27% dân số. Bên cạnh đó có hơn 200 nghìn người thuộc 70 nhóm
Tin lành tư gia và trên 30 nghìn người thuộc hơn 60 hiện tượng tôn giáo mới
(“đạo lạ”), chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Ngoài ra, đại đa số
người Việt Nam có đời sống tâm linh, theo tín ngưỡng đa thần truyền thống.
Trước các luận điệu sai trái, xuyên
tạc của thế lực thù địch mỗi quân nhân cần tích cực đấu tranh, phản bác các
quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng ta trên lĩnh vực tôn giáo, dân tộc có hiệu quả, góp phần làm cho xã
hội và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn luật pháp về tự do tôn giáo và tình hình
tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tăng cường công tác tuyền truyền, phổ biến về luật
pháp về tự do tôn giáo và tình hình tự do tôn giáo ở nước ta cho cán bộ, chiến
sĩ trong quân đội, toàn dân và cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn. Quán triệt, nâng
cao nhận thức mọi mặt, về quan điểm, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn
giáo. Nghiêm túc chấp hành chính sách, pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;
Nâng cao chất lượng của công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trên phương diện tín
ngưỡng, tôn giáo. Đi đôi với đấu tranh phản bác các luận điểm sai trái, thù
địch cần phải tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận của Đảng về tôn
giáo ngày càng sâu sắc hơn, đáp ứng với yêu cầu của cách mạng trong tình hình
mới.
Có thể nói, Đảng, Nhà nước Việt Nam
đã và đang nỗ lực nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo cho mọi người dân. Tuy
nhiên, các thế lực thù địch và một số phẩn tử phản động trong tôn giáo đang cố
tình phớt lờ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta, phớt lờ những thành tựu về
tự do tôn giáo ở Việt Nam. Họ đã và đang lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá
Đảng, Nhà nước, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. gây sức ép, “mặc
cả” Việt Nam đánh đổi các vấn đề về chính trị và lợi ích kinh tế trong quan hệ
quốc tế và từng bước cải cách Việt Nam theo hướng tự do, dân chủ theo kiểu
phương Tây, từ đó chuyển hóa chế độ chính trị của Việt Nam hoặc có thể tạo cớ
công khai can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Do đó, mỗi quân nhân cần
tỉnh táo nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; thực hiện tốt
chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín
ngưỡng, tạo sự ổn định để phát triển đất nước theo mục tiêu mà dân tộc ta đã
lựa chọn.
NT11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét