Hiện nay, đấu tranh chống
tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta phát động, lãnh đạo thực sự “đã trở thành phong
trào, xu thế không thể đảo ngược”, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước. Thế nhưng các thế lực thù địch
lại tuyên truyền xuyên tạc, bôi nhọ công tác phòng chống tham nhũng của Đảng
ta, cụ thể các bài viết như “Luật phòng, chống tham nhũng kém hiệu quả” chúng cho
rằng: chuyện “củi - lò” là những “đổi chác quyền lực”; chuyện “củi - lò” nên là
việc của nội bộ Đảng, bởi nó không đại diện cho hệ thống luật pháp quốc gia... Đây
là chiêu trò, thủ đoạn hết sức thâm độc và hoàn toàn sai trái, không đúng với
bản chất của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhằm làm giảm sút uy
tín của Đảng, phủ nhận công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta
lãnh đạo.
Có
thể khẳng định, tham nhũng là một hiện tượng xấu cho xã hội, nó gây thiệt hại
lớn cho nền kinh tế của đất nước. Nó làm suy thoái đạo đức, lối sống của không
ít cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước. Tham nhũng còn làm cho bộ máy nhà
nước hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, thậm chí làm mục ruỗng bộ máy nhà nước,
đe dọa sự tồn vong của đất nước, của chế độ. Tham nhũng gây mất niềm tin của
nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, Đảng ta khẳng định
tham nhũng là: “quốc nạn”, là “giặc nội xâm”, là 1 trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của
Đảng và chế độ. Chủ trương đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng là đòi
hỏi tất yếu của sự nghiệp cách mạng. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam là vì lợi ích của quốc gia, dân tộc chứ không phải do ý muốn chủ quan, vì
lợi ích của cá nhân ai, hay nhóm người, tổ chức nào.
Tại Đại hội
XIII, khi xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm 2021 - 2025, Đảng ta tiếp tục khẳng định quyết tâm và đề ra nhiều chủ
trương, giải pháp căn bản, quyết liệt đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, trong đó nhấn mạnh: “Triển khai đồng bộ có hiệu quả quy định của pháp
luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng,
bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt nghiêm minh có hiệu quả cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng”. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ và “đã trở thành phong trào, xu thế”,
xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra; từ vị thế, uy tín của Đảng
trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng; từ đòi hỏi Đảng ta phải không ngừng
trong sạch, vững mạnh, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đến bến bờ
vinh quang. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực không phải làm cho nội
bộ mất đoàn kết, đấu đá “phe cánh”, mà là góp phần quan trọng vào việc thực
hiện thắng lợi Cương lĩnh, Điều lệ của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức đảng; tăng cường đoàn kết, gắn bó máu thịt giữa Đảng với
nhân dân; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; giữ vững ổn định chính trị,
trật tự, an toàn xã hội; xây dựng, phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc; giữ vững, củng cố niềm tin vững chắc của cán bộ, đảng viên, các
tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng là công việc khó khăn, phức tạp và lâu dài. Kết
quả đạt được trong thời gian “Từ năm 2012 đến nay, đã xử lý kỷ luật 2.740 tổ
chức đảng và hơn 167.000 cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 190 cán bộ diện
Trung ương quản lý. Những con số nếu trên đã cho thấy quyết tâm chính trị và
hành động quyết liệt của Đảng và Nhà nước trong phát hiện, xử lý tham nhũng,
tiêu cực; sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng
thời gian tới sẽ tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt hơn nữa; tham
nhũng nhất định sẽ được ngăn chặn và từng bước đẩy lùi; góp phần xây dựng Đảng
ta, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
cách mạng và niềm mong đợi của nhân dân.
Như vậy,
chúng ta có thể tin tưởng rằng, dưới sự dẫn dắt của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, dù trên bình diện lý luận hay thực tế đều cho thấy Đảng,
Nhà nước ta luôn thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng,
tiếp tay cho các hành vi tham nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống
tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh loại trừ những cán bộ, đảng viên
thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, tham nhũng và loại
trừ tệ nạn này ra khỏi đời sống xã hội, không để tham nhũng cản trở công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Điều đó khẳng định rằng luận điệu xuyên
tạc của các thế lực đưa ra là hoàn toàn sai trái và bịa đặt nhằm vu khống,
xuyên tạc, phủ nhận thành tựu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hạ thấp
uy tín của đảng, nhà nước ta để thực hiện mục đích, ý đồ xấu. Bởi công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng là việc thực thi pháp luật, đại diện và thể hiện
sự nghiêm minh hệ thống luật pháp quốc gia... Do vậy, mọi người cần tỉnh táo,
cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận
thành quả công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của Đảng, nhà nước ta.
LĐ11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét