Việt Nam hiện có hàng trăm loại mạng
xã hội khác nhau. Hầu hết các mạng xã hội lớn tại Việt Nam đều là các mạng xã hội
của các công ty nước ngoài, cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào nước ta.
Facebook vẫn là mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam, tiếp đến là
Zalo, Youtube, Facebook Messenger, TikTok, Instagram, Mocha, Google, LINE,
Flickr, Pinterest. Lợi dụng internet và mạng xã hội, các thế lực thù địch đã lập
hàng nghìn trang web, blog, hàng trăm loại báo chí, nhà xuất bản và các đài
phát thanh truyền hình có chương trình tiếng Việt (như “Tiếng nói thống nhất
dân chủ”, “Hồn Việt”, tổ chức nhiều cuộc hội thảo, tọa đàm, làm việc trực tiếp
với các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước… để xuyên tạc, nói xấu
chế độ. Chúng núp dưới chiêu bài “nhân quyền”, “dân chủ”, “dân oan”, “dân tộc”,
“tôn giáo”, “chủ quyền lãnh thổ”, cổ xúy đa nguyên, đa đảng... để xúi giục,
kích động, gây nghi ngờ, tâm lý bất mãn, bức xúc trong dân chúng. Đặc biệt gân
đây lợi dụng dịp tổ chức công đoàn các cấp tổ chức đại hội, tiến tới Đại hội
Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, các thế lực thù địch, phản động, bất
mãn gia tăng chống phá với các luận điệu như: “Công đoàn Việt Nam chỉ là bù
nhìn”; “chỉ có công đoàn độc lập mới bảo vệ quyền lợi cho người lao động...
Chúng ta
có thể thấy các lý do các thế lực thù địch, phản động vẽ ra là hết sức thâm
độc, nham hiểm. Đây thực chất là âm mưu nhằm hạ thấp vai trò của công đoàn,
từng bước hình thành một tổ chức đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam. Nếu những
người công nhân, lao động không tỉnh táo, thiếu bản lĩnh, sẽ dẫn đến mắc mưu kẻ
xấu, bị lôi kéo, dụ dỗ, kích động chống phá Đảng, Nhà nước.
Theo Hiến pháp năm 2013, Điều
25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông
tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy
định”. Như vậy, Nhà nước ta ghi nhận và cho phép quyền tự do lập hội của công
dân, nhưng việc lập hội phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật,
được Nhà nước Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, cái gọi là “công đoàn độc lập” hay
“nghiệp đoàn độc lập” do chúng tự khởi xướng hoàn toàn bất hợp pháp, trái với
quy định pháp luật và không được Nhà nước Việt Nam thừa nhận;
Nhưng các thế lực thù địch
không nghĩ như vậy bề ngoài thì chúng tuyên bố “không làm chính trị”, “bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho người lao động”, nhưng lại câu kết với các tổ chức
chống phá Nhà nước Việt Nam như: Nghiệp đoàn FO, Lao động Việt, Nhóm bạn công
nhân (thuộc Việt Tân), Luật khoa tạp chí, Hội nhà báo độc lập... Điều đó chứng
tỏ các tổ chức này hoàn toàn không đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động và công nhân. Có thể thấy rõ: trong những thời điểm khó khăn đại
dịch covid - 19, hay trong giai đoạn phục hồi kinh tế, đời sống công nhân,
người lao động bị ảnh hưởng nặng nề thì “tổ chức” này ở đâu? đã giúp đỡ được
gì? hay chỉ giỏi “khua môi múa mép”. Cho nên, những lời “đường mật”, nghe “bùi
tai” của “công đoàn độc lập” thực chất của chúng nhằm dụ dỗ, lôi kéo công nhân
và người lao động Việt Nam tham gia công đoàn độc lập để chống đối lại chính
quyền và nhà nước ta.
Như chúng ta đã biết tổ chức
Công đoàn Việt Nam đã được hiến định trong Hiến pháp, Luật Công đoàn Việt Nam
và ngày càng thực hiện đầy đủ, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho
người lao động. Đặc biệt, từ đề xuất của Công đoàn Việt Nam, Chính phủ đã ban hành
Nghị quyết số 68 nhằm hạn chế tác động của đại dịch Covid - 19. Sau hơn một năm
triển khai thực hiện Nghị quyết đã hỗ trợ cho gần 36,5 triệu người lao động,
người dân, 394.000 đơn vị sử dụng lao động và 500.000 hộ kinh doanh với tổng số
tiền là 45.600 tỷ đồng; Chính phủ đã ban hành Nghị định tăng lương tối thiểu
vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Công đoàn Việt Nam
còn tham mưu, đề xuất với Đảng và Chính phủ về Đề án đầu tư xây dựng các thiết
chế công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và tổ chức đầu tư, xây dựng
các thiết chế tại những địa phương có nhiều bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi vui
chơi, giải trí của công nhân. Một số công đoàn cơ sở căn cứ vào nguồn lực hiện
có, tự quyết định mức chi chăm lo cho đoàn viên, người lao động.
Từ khi
ra đời đến nay, Công đoàn Việt Nam luôn tỏ rõ là một tổ chức có vai trò chính
trị quan trọng, uy tín, ngày càng nâng cao hiệu quả rõ rệt trong bảo vệ quyền
lợi của công nhân, người lao động. Còn cái gọi là tổ chức “công đoàn độc lập”
không thể đại diện cho quyền, lợi ích của người lao động mà các thế lực đưa ra
là không thực tế, trái với pháp luật. Vì vậy bản thân mỗi chúng ta cần có nhận
thức đúng đắn, tích cực đấu tranh phản bác làm thất bại âm mưu của chúng .
VK11
0 nhận xét:
Đăng nhận xét