Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm
việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao
vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước, với nhiệm vụ cực kỳ
trọng đại là nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng
nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân
chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Để phát triển nền giáo dục nước nhà, Bác Hồ luôn đề cao
sứ mệnh của người thầy giáo. Người viết: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo
những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản?. Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang
nhất…, những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh… Nếu không có thầy
giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được?
Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang”.
Ðể làm tròn sứ mệnh vẻ vang ấy, người thầy giáo phải có
phẩm chất tốt. Bác nhắc nhở: “Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn
hóa, chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải
có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”.
Trong bức thư cuối cùng Bác gửi cho ngành Giáo dục, ngày
15/10/1968, Bác Hồ nhắc lại các thầy, cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh
viên 3 điểm sau:
Thứ nhất, thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần
yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công
nông, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao
cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với đồng bào Miền Nam anh hùng;
Thứ hai, dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua
dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt,
phải phấn đấu nâng cao chất lượng vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải
quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa,
đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật;
Thứ ba, các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức
và quản lý đời sống vật chất và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn,
tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an toàn. Đề cao sứ mệnh của thầy cô giáo, trong
thư Bác viết: “Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ
vang”.
Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Bác,
của Đảng và Nhà nước ta đã và đang hết sức coi trọng sự nghiệp giáo dục. Năm
1982, đã lấy ngày 20/11 hàng năm làm "Ngày Nhà giáo Việt Nam", thông
qua nhiều chính sách nhằm hỗ trợ, quan tâm và tạo điều kiện cho đông đảo đội
ngũ thầy giáo, cô giáo được đào tạo chính quy, nâng cao chất lượng đời sống để
các thầy giáo, cô giáo yên tâm công tác.
|
|
0 nhận xét:
Đăng nhận xét